Bệnh gút mạn tính: chớ nên xem thường!

Bệnh gút mạn tính sẽ phát bệnh bất ngờ sau thời gian dài ủ bệnh nếu người bệnh chủ quan. Kèm theo đó, bệnh gút mãn tính có thể xảy ra các biến chứng và tiềm ẩn nguy cơ tử vong nếu không kịp thời chữa trị. 

Gút mạn tính
Gút mạn tính có tỷ lệ mắc bệnh cao ở nam giới, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Rất nhiều người vẫn còn nhập nhằng giữa hai khái niệm “bệnh gút” và “bệnh gút mạn tính”. Thế nhưng cần làm rõ hơn về hai khái niệm này như sau:

Bệnh gout còn được biết với tên gọi là thống phong, là một dạng viêm khớp gây ra các cơn đau đột ngột. Khi thực hiện các xét nghiệm, các chuyên gia đã nhận thấy sự tăng trưởng đột ngột của acid uric ở các bệnh nhân mắc bệnh gút. Kèm theo là sự quá tải trong việc đào thải acid uric ra ngoài bằng đường tiểu, dẫn đến sự lắng đọng acid uric tại các khớp, từ đó gây đau nhức viêm sưng.

Các cơn đau xuất hiện khá bất ngờ, có thể là bởi những nguyên nhân liên quan đến chuyện ăn uống, vận động, còn được gọi là cơn đau gút cấp. Người bệnh có thể nhờ bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau để làm giảm nhanh chứng đau nhức này. Các cơn đau sẽ biến mất sau một khoảng thời gian nhất định tuy nhiên sẽ quay trở lại nếu người bệnh không tiến hành điều trị.

Xem thêm: 12+ cách chữa bệnh gút tại nhà đơn giản, hiệu quả (gout)

Bệnh gút mạn tính là gì?

Nếu bệnh gút thông thường luôn khiến bệnh nhân phải chịu đựng những đau đớn và khó chịu mà nó đem lại trong cuộc sống hàng ngày. Thì bệnh gút mạn tính lại còn nguy hiểm hơn gấp bội không chỉ bởi những biến chứng mà nó gây ra mà hàng ngày càng có nhiều trường hợp được ghi nhận bị gút mạn tính nhưng vẫn chưa nắm rõ những điều cần biết về chứng bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay, các nhà khoa học đã tạm phân loại nguyên nhân gây ra gút mạn tính thành 2 loại:

Gút cấp tính kéo dài: các cơn đau gút cấp sau khi biến mất sẽ vẫn làm lắng đọng acid uric trong âm thầm. Đến lúc thích hợp, gút sẽ bộc phát và tạo thành gút mạn tính.

Bệnh gút mạn tính
Gút mạn tính thường xuất hiện ở khuỷu tay, khớp tay, khớp chân, cổ chân,…

Cơ thể bị tác động bởi các yếu tố khác: 

  • Trục trặc về gen, yếu tố di truyền
  • Sự rối loạn chuyển hóa glucid – protid – lipid tự nhiên của cơ thể, còn được biết đến với tên gọi Hội chứng X
  • Khẩu phần ăn giàu đạm ít khoáng và vitamin, ít vận động
  • Mắc các bệnh về đường tiết niệu, đái tháo đường, viêm khớp,…

Triệu chứng gút mạn tính

Khác với gút cấp tính có thời gian bộc phát nhanh. Thời gian từ lúc bắt đầu mắc bệnh đến khi phát bệnh của bệnh gút mạn tính thường mất nhiều thời gian. Các triệu chứng khởi phát của gút mạn tính rất khó để nhận biết bằng mắt thường, chỉ có thể trải qua các xét nghiệm, thăm khám chuyên môn thì mới xác định chính xác được.

  • Thời gian ủ bệnh: sau vài tháng, thậm chí là 10-20 năm sau cơn gút cấp, bệnh gút mạn tính mới đột ngột bùng phát dữ dội. Lúc này tình trạng bệnh đã rất nguy hiểm và khó khăn để chữa trị dứt điểm.
  • Những cơn đau: tương tự như bệnh gút cấp, các cơn đau thường xuyên quay trở lại nhưng với tần suất dày đặc hơn, mức độ đau đớn nhiều hơn dù đã dùng thuốc.
  • Nổi cục tophi: các cục tophi sẽ xuất hiện tại những vùng nhìn thấy bằng mắt thường (xung quanh khớp, khuỷu tay, ngón chân, cổ chân, ngón tay,…) hoặc những vùng không thể nhìn thấy bằng mắt thường (nhu mô thận, sỏi tiết niệu,…)
  • Khớp biến dạng: kèm theo nổi tophi chính là nguy cơ bị biến dạng khớp, mất khả năng điều khiển chi, nhiễm trùng, lở loét,…
  • Hàm lượng acid uric trong máu: acid uric tăng mạnh ở mức 70mg/l (416,5 ammol/l) gây kết tủa tinh thể hình kim tại màng hoạt dịch, đầu xương sụn. Đây cũng là nguyên nhân tạo thành cục tophi.
  • Hình ảnh xương: khi chụp X-quang, kết quả sẽ cho thấy sự khuyết xương hình hốc ở các đầu xương hoặc khuyết đầu ở sụn khớp, vỏ xương. Một số trường hợp mức độ nặng có thể thấy được hình ảnh gai xương thoái hóa.

Như vậy, khi xuất hiện những cơn đau, đặc biệt là đau nhức sau khi ăn no hoặc sau khi uống rượu bia, đau khi đang ngủ,… đều phải hết sức cẩn trọng. Đó có thể là những cảnh báo đầu tiên về căn bệnh gút mạn tính. Người bệnh nên sắp xếp thời gian để gặp bác sĩ nhằm tiến hành thăm khám, chẩn trị nhanh chóng.

Các biến chứng của bệnh gút mạn tính

Như đã nói, gút mạn tính là một trong những nguy cơ tiềm ẩn tạo nên nhiều biến chứng cho cơ thể. Gồm có

  • Biến chứng về thận: sự lắng đọng acid uric này bên cạnh việc bao quanh mô sụn gây tổn thương thì tiếp tục lắng đọng trong thận. Từ đó gây ra sỏi thận, viêm thận và làm suy thận cấp, làm giảm khả năng lọc máu gây ra các tổn thương vĩnh viễn đến thận.
  • Biến chứng xương khớp: sự xuất hiện các hạt tophi của bệnh gút mạn tính chắc chắn sẽ khiến các mô khớp bị dị dạng, thoái hóa. Hơn nữa những cơn đau nhức, sưng đỏ do gút mạn tính gây ra sẽ tạo nên những ảnh hưởng xấu đến khả năng vận động, tinh thần lẫn sức khỏe của bệnh nhân.
  • Biến chứng tim mạch: gút mạn tính sẽ gây ra nguy cơ đột quỵ, suy tim, viêm cơ tim rất cao. Bởi acid uric vẫn có thể lắng đọng tại đây và hình thành các hạt tophi gây viêm đau, tắc nghẽn máu lưu thông.
  • Biến chứng thần kinh: bên cạnh việc thường xuyên chịu đựng cơn đau và cảm giác hoạt động khó khăn, bệnh gút mãn tính còn khiến hệ thần kinh của người bệnh mất kiểm soát cơ thể, thậm chí là bại liệt, tàn phế.
tophi gút mạn tính
Các hạt tophi có kích thước to nhỏ không đều nhau, xuất hiện dưới da và gây ra đau nhức dữ dội

Phương pháp chữa trị gút mạn tính

Khi đã chuyển thành giai đoạn bệnh gút mạn tính, người bệnh cần biết rằng việc điều trị sẽ tốn kém, nguy hiểm và kéo dài hơn rất nhiều so với gút thông thường. Hầu như bệnh nhân phải luôn được theo dõi bởi các bác sĩ chuyên môn để đảm bảo.

Để chữa trị bệnh gút mạn tính, các bác sĩ sẽ thực hiện đầy đủ các xét nghiệm từ siêu âm, thử máu, chụp X-quang đến kiểm tra tiền sử bệnh để đưa ra phác đồ phù hợp nhất.

  • Dùng thuốc giảm đau: sử dụng thuốc kháng viêm không steroid để giảm đau hoặc chỉ định dùng colchicine, corticosteroid,…
  • Dùng thuốc điều tiết acid uric: sử dụng các loại  như allopurinol hoặc probenecid để làm giảm nồng độ acid uric, làm chậm quá trình kết tủa tinh thể.
  • Phẫu thuật: trong trường hợp các hạt tophi gây ảnh hưởng đến vận động, thẩm mỹ hoặc gây viêm loét, hoại tử và tạo thành bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, thận,… thì buộc lòng phải phẫu thuật loại bỏ.
  • Kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt: các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng sẽ hướng dẫn người bệnh áp dụng chế độ ăn lẫn rèn luyện chuyên biệt dành cho người bị bệnh gút để cải thiện tình trạng bệnh lý.

Việc chữa trị bệnh gút mạn tính luôn phải kiên trì và tuân theo mọi hướng dẫn của bác sĩ thì mới có thể đem lại hiệu quả. Hơn nữa, bệnh gút mạn tính luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, rất khó để chữa dứt điểm. Vì vậy việc theo dõi và tái khám định kỳ thường xuyên theo lịch hẹn cũng là điều bắt buộc người bệnh cần nhớ.

Thuocdantoc không đưa ra bất kì lời khuyên, chẩn đoán y khoa nào thay thế cho việc chữa trị cụ thể tại bệnh viện, cơ sở y tế chuyên môn. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ, chuyên gia để kiểm tra về tình trạng bệnh lý cá nhân. 

Có thể bạn quan tâm

làm giảm axit uric trong máu

Những cách làm giảm lượng Axit Uric trong máu cho người bị Gout

Gout là bệnh viêm khớp mãn tính gây ra các triệu chứng nặng nề. Cách duy nhất để kiểm soát cơn đau do bệnh là giảm lượng axit uric có...

Chữa bệnh Gout bằng cải bẹ xanh có tốt không?

Chữa bệnh gout bằng cải bẹ xanh là phương pháp dân gian được nhiều bệnh nhân áp dụng trong thời...

Ăn gì để phòng ngừa bệnh Gout

Ăn gì để phòng ngừa bệnh Gout? không phải ai cũng biết

Dù gout hiện nay là căn bệnh phổ biến nhưng không phải ai cũng biết ăn gì để phòng ngừa...

bệnh gút giai đoạn cuối

Dấu hiệu nhận biết bệnh gút giai đoạn cuối và hướng điều trị

Đau nhức khớp, xuất hiện hạt tophi, khớp biến dạng là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh gút giai...

15 cách chữa bệnh gút tại nhà đơn giản, hiệu quả (gout)

Nhiều cách chữa bệnh gút tại nhà có tác dụng tích cực trong việc làm giảm axit uric, chống sưng...

Bài thuốc chữa bệnh gout bằng đậu xanh có tác dụng gì?

Bài thuốc chữa bệnh gout bằng đậu xanh là phương pháp dân gian được ông bà lưu truyền từ ngày...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *