Bệnh nhân bị gout cấp và mãn tính lâu năm phải đối mặt với tình trạng đau nhức, sưng tấy các khớp chữa nhiều cách không khỏi nên xem ngay phác đồ hoàn chỉnh từ Y học cổ truyền này.

Ăn nhiều đạm bị gout – Vậy ăn bao nhiêu đủ, ăn gì thay?

Gout là một trong những bệnh viêm khớp mãn tính và khó chữa trị khỏi hoàn toàn. Người bệnh chỉ có thể kiểm soát bệnh bằng cách sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và xây dựng chế độ kiêng cữ phù hợp để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh lý. Một trong những vấn đề đang được nhiều người bệnh quan tâm hiện nay là ăn đạm nhiều sẽ khiến bệnh gút càng trở nên nghiêm trọng, nhưng chất đạm là một trong những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Vấn đề đang được đặt ra là người bị gút nên ăn bao nhiêu lượng đạm là đủ và nên ăn gì để thay thế. Thắc mắc này sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây.

ăn nhiều đạm bị bệnh gút
Thực hư về việc ăn nhiều đạm bị bệnh gút – Chuyên gia nói gì

Ăn nhiều đạm bị bệnh gout là có thật

Chất đạm hay còn được biết đến là protein – đây là một chất hữu cơ thiết yếu cho cơ thể. Trong cơ thể, chất đạm đóng vai trò khá quan trọng trong việc cung cấp năng lượng, xây dựng và phục hồi các tế bào bị hư hao. Bên cạnh đó, chất đạm còn ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp vitamin và các dưỡng chất khác, đặc biệt là trong việc cấu tạo nhiễm sắc thể và di truyền gen.

Tuy nhiên, không hẳn là ăn nhiều là tốt cho sức khỏe, đặc biệt là các đối tượng mắc bệnh gút. Bởi gout là một loại viêm khớp mãn tính, gây sưng và đau khớp, chủ yếu là các khớp ngón tay, ngón chân. Một trong những nguyên nhân gây nên bệnh gút là do làm lượng axit uric có trong máu tăng cao khiến cho các tinh thể dư thừa không được đào thải ra ngoài lắng đọng tại các khớp và gây viêm. Cơ chế khiến cho nồng độ axit uric trong máu tăng là do cơ thể hấp thụ quá nhiều thực phẩm chứa nhiều hàm lượng protein có nhân purine.

Đối với cơ thể bình thường, những thực phẩm giàu chất đạm không gây hại cho sức khỏe nhưng với người mắc bệnh gút thì hoàn toàn ngược lại. Bởi vì cơ thể người mắc bệnh gút không có khả năng loại bỏ hàm lượng axit uric hiệu quả nên việc hấp thụ lượng chất đạm quá nhiều sẽ làm tích trữ trong máu, từ đó hình thành bệnh gút.

Một số thực phẩm chứa làm lượng chất đạm cao và không tốt cho người mắc bệnh gút như:

  • Nội tạng động vật: gan, tim, thận,…;
  • Một số loại thịt đỏ như: thịt bê, thịt nai,…;
  • Một số loại cá biển như: cá hồi, cá ngừ, cá cơm, cá trích,…;
  • Hải sản: cua, tôm, sò điệp, ốc,…;
  • Bia, rượu.

Ngoài ra, các thực phẩm có chứa bột tinh chất như bánh ngọt, bánh quy, bánh mì trắng cũng cần tốt cho sức khỏe người bị gút.

ăn nhiều chất đạm không tốt cho người bị bệnh gút
Một số loại thịt đỏ chứa nhiều chất đạm không tốt cho người mắc bệnh gút

Bị bệnh gút nên ăn bao nhiêu lượng đạm là đủ?

Như vừa được đề cập, các thực phẩm chứa nhiều chất đạm được đánh giá là không tốt cho sức khỏe người bị gút và cần được liệt vào danh sách các thực phẩm cần kiêng cữ. Tuy nhiên, chất đạm là một trong những dưỡng chất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mọi lứa tuổi. Nếu thiếu hàm lượng này, hoạt động của cơ thể bị suy giảm, dễ mệt mỏi, khó tập trung, đặc biệt là người cao tuổi.

Do đó, người bệnh gút không thể loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm chứa chất đạm trong bữa ăn hằng ngày nhưng chỉ được dung nạp với liều lượng vừa đủ và không vượt quá lượng đạm thiết yếu của cơ thể,

Theo lời khuyên của các chuyên gia, người bị gút chỉ được dung nạp vào cho cơ thể 1gr/ kg trọng lượng/ ngày. Điều này đồng nghĩa với việc, đối tượng nặng 70kg chỉ được ăn 70gr chất đạm mỗi ngày. Tốt nhất, bạn nên tham khảo thêm ý kiến tham vấn từ bác sĩ chuyên khoa để biết chính xác liều lượng sử dụng và phòng ngừa một số hệ lụy xấu có thể xảy ra.

người bệnh gút ăn bao nhiêu lượng đạm mỗi ngày?
Người bệnh gút ăn bao nhiêu lượng đạm mỗi ngày? – Ăn 1gr/ kg trọng lượng cơ thể/ ngày

Nếu không được ăn thực phẩm chứa nhiều chất đạm, người bệnh gút nên ăn gì thay?

Phần lớn, các thực phẩm đều chứa hàm lượng protein cũng như fructose nhưng không phải thực phẩm nào cũng chứa hàm lượng này dồi dào. Các đối tượng mắc bệnh gút có thể sử dụng một số thực phẩm có hàm lượng protein thấp để không làm ảnh hưởng đến quá trình cải thiện bệnh lý cũng như ngăn ngừa bệnh tình chuyển biến nghiêm trọng.

Một số thực phẩm chứa ít chất đạm được chuyên gia khuyên người bị bệnh gút nên dùng và luân phiên thay đổi trong thực đơn hằng ngày như:

  • Các loại trái cây tươi, đặc biệt là quả anh đào, việt quất, chuối, dứa, dưa hấu,…;
  • Các loại rau xanh, củ quả tươi như: rau mồng tơi, rau dền, đậu Hà Lan, cà rốt, khoai tây, nấm, cà tím,…;
  • Một loại loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt như: đậu nành, lúa mạch, gạo lứt, yến mạch,…;
  • Các loại trứng gia cầm như: trứng gà, trứng vịt, trứng cút,… Tuy nhiên, chỉ ăn với liều lượng vừa đủ và tuyệt đối không nên ăn trứng vịt lộn;
  • Sữa và chế phẩm từ sữa như: phô mai, sữa chua, sữa tươi, sữa tách béo,…
người bị gút nên ăn gì để thay chế thực phẩm giàu chất đạm?
Người bị gút nên ăn gì để thay chế thực phẩm giàu chất đạm? – Ăn trứng gà, quả việt quất, các chế phẩm từ sữa,…

Trên đây là những lời giải đáp chi tiết liên quan đến vấn đề giữa bệnh gút và việc ăn nhiều chất đạm. Tóm lại, người bệnh gút cần hạn chế tối đa việc dung nạp cho cơ thể các thực phẩm giàu chất đạm. Người bệnh gút có thể ăn các thực phẩm chứa chất đạm nhưng chỉ được ăn với liều lượng vừa đủ để không làm ảnh hưởng đến quá trình cải thiện bệnh lý. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh lối sinh hoạt phù hợp để giảm nguy cơ bệnh chuyển nặng.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa

Thông tin hữu ích cho bạn đọc:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Nhận biết những giai đoạn của bệnh Gout

Gout là một dạng viêm khớp gây ra bởi lượng axit uric trong cơ thể dư thừa quá nhiều tích...

bữa sáng cho người bị gout

Tự làm bữa sáng hoàn hảo cho người bị Gout

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Đặc biệt với...

Chữa bệnh Gout bằng cải bẹ xanh có tốt không?

Chữa bệnh gout bằng cải bẹ xanh là phương pháp dân gian được nhiều bệnh nhân áp dụng trong thời...

chỉ số acid uric trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa của chỉ số Acid Uric trong xét nghiệm máu và hướng điều trị

Chỉ số Acid Uric trong máu phản ánh những vấn đề sức khỏe trong cơ thể. Dựa vào chỉ số...

nước uống giảm cơn đau gout

Những loại đồ uống tốt cho người bị Gout

Bên cạnh khẩu phần ăn hằng ngày, người bệnh cũng nên chú ý đến những loại đồ uống tốt cho...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.