Người bị bệnh Gout nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đối với bệnh Gout thì chế độ ăn uống được chứng minh là có một vai trò quan trọng trong điều trị. Vì vậy, nắm bắt được người bị bệnh Gout nên ăn gì sẽ là một việc vô cùng cần thiết.

Gout là một căn bệnh về xương khớp rất phổ biến ở người cao tuổi, nó đã ảnh hưởng đến khoảng 8.3 triệu người (chỉ tính riêng ở Mỹ). Bệnh nhân Gout sẽ phải chịu những cơn đau, sưng viêm khớp đột ngột với mức độ nghiêm trọng tăng theo thời gian. Nhưng may mắn là chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh thông qua điều trị và chế độ ăn uống hàng ngày.

người bị Gout nên ăn gì
Những loại thực phẩm nào mà bệnh nhân Gout nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày?

I/ Ảnh hưởng của thực phẩm đến bệnh Gout

Thực tế đã chứng minh nếu như chúng ta bị Gout, thì một số loại thực phẩm sẽ có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hồi phục bệnh. Nguyên nhân là vì thực phẩm có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ acid uric (tùy thuộc vào hàm lượng purine), hoặc ngược lại làm tăng acid uric.

Đối với cơ thể khỏe mạnh thì thực phẩm chứa nhiều purine không gây ra vấn đề gì, nhưng với bệnh nhân Gout thì ngược lại. Khi mắc phải căn bệnh này, bạn sẽ không còn có thể loại bỏ acid uric như người bình thường được, khiến cho lượng acid này tích tụ. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh Gout.

Theo đó, nhiều cuộc nghiên cứu đã cho thấy, việc hạn chế ăn các loại thực phẩm có hàm lượng purine cao kết hợp với dùng thuốc đúng liều sẽ có thể ngăn ngừa các cơn Gout tái phát. Trong đó, các loại thịt nội tạng, thịt đỏ, hải sản, rượu bia chứa lượng purine từ trung bình đến cao và sẽ “kích hoạt” sự tấn công của bệnh.

Một trường hợp ngoại lệ, đồ uống có đường (fructose) cũng sẽ làm tăng nồng độ acid uric mặc dù chúng không hề giàu purine. Cụ thể, một nghiên cứu trên 125.000 tình nguyện viên đã cho thấy: Những người tiêu thụ nhiều thực phẩm có chứa fructose nhất sẽ có nguy cơ mắc bệnh Gout cao hơn người khác đến 62%.

Tìm hiểu thêm: Chỉ số Axit Uric cao bao nhiêu thì bị Gout?

II/ Người bị bệnh Gout nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?

Nên ăn gì khi bị Gout là một trong những câu hỏi nhận được sự quan tâm nhiều nhất của bệnh nhân. Tuy rằng phần lớn các thực phẩm đều có chứa purine hoặc fructose, nhưng cũng có một số món chứa hàm lượng 2 chất này từ thấp đến rất thấp mà người bệnh có thể thoải mái dùng.

1/ Những loại thực phẩm bệnh nhân Gout nên ăn

Dưới đây là danh sách các thực phẩm, thức ăn mà phần lớn người bị Gout được khuyến cáo bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày, bạn có thể tham khảo:

  • Rau xanh

Không chỉ tốt cho bệnh nhân Gout, tất cả các loại rau xanh đều tốt cho sức khỏe. Hãy ưu tiên chọn những loại rau có màu xanh đậm như súp lơ, rau bina…và tăng cường chúng trong thực đơn hàng ngày. Và nếu như bạn không phải là một người thích ăn rau, có thể xay chúng ra và uống như một loại nước ép.

Mỗi ngày uống 1 ly rau bina (rau chân vịt) kết hợp với cần tây, súp lơ sẽ rất tốt cho việc điều trị bệnh Gout. Bên cạnh nước ép, bạn cũng có thể dùng các loại rau này trong bữa ăn hàng ngày bằng cách hấp và trộn salad là tốt nhất.

bị Gout nên ăn thực phẩm gì
Rau xanh rất tốt cho quá trình hồi phục của bệnh nhân Gout.
  • Trái cây

Tất cả các loại hoa quả đều mang đến những lợi ích thiết thực đến sức khỏe. Tuy có không ít loại có vị ngọt, giàu đường nhưng nhìn chung chúng đều có chứa hàm lượng các vitamin rất cao. Bệnh nhân Gout nên chọn ăn những loại trái cây ít ngọt như chuối, táo…và đặc biệt là anh đào (cherry).

Trong quả anh đào có chứa nhiều Vitamin, không những tốt cho da mà còn có thể ngăn chặn quá trình cơ thể hấp thụ acid uric. Ưu tiên lựa chọn những thực phẩm có chứa nhiều vitamin C sẽ giúp cho nồng độ acid uric trong máu người bệnh giảm xuống đáng kể. Các loại trái cây giàu vitamin C bao gồm cam, chanh, quýt v.v…và lượng vitamin cần thiết hàng ngày dành cho bệnh nhân là 500mg.

  • Các loại đậu

Đậu lăng, đậu nành, đậu đen…tất cả các loại đều tốt cho cơ thể và hỗ trợ điều trị bệnh cho người đang bị Gout. Tuy nằm trong nhóm lương thực nhưng họ đậu lại vừa có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể, vừa thực hiện nhiệm vụ giảm cân rất tốt. Chính vì vậy mà người bị Gout nên cân nhắc về việc bổ sung đậu vào khẩu phần ăn chính.

  • Cá biển

Một số loại hải sản như cá cơm, thủy hải sản có vỏ, cá mòi v.v…có hàm lượng purine rất cao, người bị bệnh Gout cần kiêng ăn chúng. Tuy nhiên, vì lợi ích sức khỏe tổng thể của cơ thể thì bệnh nhân có thể ăn cá biển mà đặc biệt là cá hồi ở một lượng nhỏ với kiểu chế biến ít dầu mỡ (tốt nhất là hấp cách thủy) hoặc ăn sống.

Ngoài ra, bệnh nhân nên tăng cường ăn các loại ngũ cốc, chế phẩm từ sữa, trứng, trà xanh, trà thảo mộc và dùng dầu thực vật trong chế biến thức ăn.

Bạn cần biếtBị bệnh gout ăn được thịt gì và lưu ý khi chế biến

2/ Người bị Gout nên ăn như thế nào cho đúng cách?

Gout là một bệnh có khả năng tái phát rất cao và ngày càng có xu hướng trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh. Nếu không may bị bệnh, bạn cũng đừng quá lo lắng mà ảnh hưởng xấu đến tâm lí, bởi nếu biết ăn đúng cách thì bệnh của bạn sẽ mau chóng được đẩy lùi.

Như vậy, bệnh nhân Gout cần bổ sung nhiều hơn mức bình thường các thực phẩm đã được liệt kê ở mục trên, đồng thời hạn chế tiêu thụ các loại thịt đỏ cùng các thực phẩm có nhiều dầu mỡ, nhiều muối. Tuy nhiên, để có thể giúp cơ thể nhận được đủ lượng năng lượng cần thiết thì người bệnh có thể dùng thịt gà, thịt heo, cá hồi (tươi hoặc đóng hộp) vài lần/ tuần ở lượng được bác sĩ cho phép.

3/ Thực đơn mẫu cho người bị Gout

Nếu bạn gặp rắc rối trong việc xây dựng thực đơn hàng ngày cho người bị Gout, thì dưới đây sẽ là những gợi ý tuyệt vời dành cho bạn:

  • Bữa sáng: Ngũ cốc nguyên hạt ăn kèm với sữa tươi tách béo, 1 cốc dâu tây tươi.
  • Bữa trưa: Thịt ức gà nướng cuộn với ngũ cốc nguyên hạt, salad rau xanh với giấm Balsamic và dầu oliu, sữa ít béo.
  • Bữa xế: Anh đào tươi (1 chén), nước.
  • Bữa tối: Cá hồi nướng (3 miếng), đậu xanh hấp, mì ống trộn dầu oliu và hạt tiêu, sữa chua ít béo, trà thảo mộc.

Từ thực đơn mẫu trên, bạn có thể tự xây dựng cho mình các thực đơn tương tự trong quá trình điều trị Gout và ngăn ngừa tái phát. Song song với đó, bạn cần kết hợp với tập thể dục thường xuyên để tăng sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ làm lành xương khớp.

Trên đây là những thông tin xoay quanh việc người bị Gout nên ăn gì để có thể hỗ trợ điều trị bệnh. Bệnh nhân có thể tham khảo nhưng nên hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn, cũng như hiệu quả chữa trị. Lưu ý, Thuocdantoc.vn luôn không đưa ra lời khuyên về điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Người bệnh gút có ăn được lạc không, ăn bao nhiêu?

Các đối tượng bị bệnh gút cần tránh sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng Purin cao bởi...

Những điều cần biết về nước chè cho người bệnh gút

Nước chè và bệnh Gout: những điều không phải ai cũng biết

Bệnh gút xảy ra khi lượng axit uric trong cơ thể dư thừa quá nhiều gây tích tụ và lắng...

Cây dây leo cao gắm trong tự nhiên được dùng để chế biến thành cao gắm điều trị bệnh gout.

Tìm hiểu cách chữa bệnh gout bằng cao gắm

Cao gắm là một bài thuốc chữa bệnh gout của người Tày. Sản phẩm được chế biến từ thân và...

Bệnh gút có ăn được hải sản không? (tôm, cua, mực, hàu, ốc…)

Chế độ ăn uống của người bệnh gút đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình dưỡng bệnh và...

yoga trị bệnh gout

5 bài tập Yoga hỗ trợ và điều trị bệnh Gout

Yoga là bộ môn đòi hỏi người thực hiện phải kết hợp những động tác vật lý cùng với việc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *