Thuốc Colchicine: tác dụng, chống chỉ định, cách sử dụng
Colchicine là một loại thuốc được sử dụng để điều trị gout cấp tính phổ biến hiện nay. Để sử dụng colchicine trong quá trình chữa trị, người bệnh cần phải được cấp phép và sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Các thông tin về thuốc Colchicine
Tên biệt dược: Colchicine, Colchicin 1mg, Goutnil Tablets
Hoạt chất: Colchicine
Phân nhóm: thuốc điều trị xương khớp
Dạng bào chế: thuốc viên dạng uống
Tác dụng của Colchicine trong việc điều trị gout
Các cơn gout cấp có thể gây ra chứng đau nhức bộc phát, kèm theo là các khớp bị sưng tấy, xơ cứng, biến dạng. Khi đó nồng độ acid uric trong máu tăng quá cao, dẫn đến hình thành tinh thể muối urat tích tụ trong các mô sụn bao quanh khớp. Và người bệnh buộc lòng phải sử dụng đến thuốc để giảm đau và ngăn ngừa lắng đọng acid uric.
Colchicine có thể giúp cơ thể giảm thiểu được những tình trạng trên.
Tác dụng của Colchicine là:
- Giảm sưng viêm khớp.
- Ngăn cản quá trình tích tụ acid uric gây đau nhức xương khớp. Nhưng colchicine không có tác dụng đào thải acid uric qua đường nước tiểu
- Chuyển hóa tế bào bạch cầu, làm giảm sự di chuyển của bạch cầu để ức chế các phản ứng viêm nhiễm.
- Đem lại tác dụng chống phân bào, ức chế giai đoạn giữa và sau của quá trình phân chia tế bào, từ đó hạn chế hình thành tinh thể urat.
- Làm tăng sức bền của mao mạch
- Phân hủy lympho, kích thích tuyến thượng thận
Công dụng khác của Colchicine: Ngăn chặn các cơn đau cấp tính từ một số căn bệnh di truyền như sốt Địa Trung Hải gia đình hoặc dùng để làm giảm sưng viêm màng ngoài tim.
Dược động học
Colchicine thường được sử dụng dưới dạng thuốc viên uống. Sau đi qua ruột gan sẽ tác động đến niêm mạc ruột, thận, gan, tụy (không bao gồm cơ tim, cơ vân và phổi).
Colchicine sẽ thải qua phần lớn là phân (hoặc nước tiểu nhưng ít hơn). Khi hàm lượng Colchicine mỗi ngày vượt quá 1mg có thể dẫn đến sự tích tụ gây ngộ độc thuốc.
Cách sử dụng thuốc colchicine
Tuyệt đối phải sử dụng colchicine theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Các liều dùng có thể khác nhau phụ thuộc vào tình trạng và mức độ của cơ thể.
Thuốc sẽ phát huy tác dụng tốt nhất trong trường hợp cơn đau mới xuất hiện (cụ thể là các đợt gout cấp). Thời gian phối hợp dùng colchicine là từ 1 đến 6 tháng.
Điều trị gout cấp ở người lớn
- Ngày thứ nhất: 3 viên Colchicin 1mg x 3 viên x 3 lần/ ngày.
- Ngày thứ hai và thứ ba: 2 viên Colchicin 1mg x 2 viên x trưa/tối
- Ngày thứ tư đến ngày thứ 7: 1 viên Colchicin 1mg x 1 viên x tối/ngày
Điều trị gout cấp ở trẻ em
- Trẻ từ 4 đến 6 tuổi: 1 viên chia làm 2 x 2 lần/ngày
- Trẻ từ 6 tuổi đến 12 tuổi: 1,5 viên chia làm 2x 2 lần/ngày
- Trẻ trên 12 tuổi: 2 viên/ngày
Phòng ngừa gout cấp tái phát: 1 viên Colchicin 1mg x tối/ngày hoặc khi có triệu chứng bệnh gout xuất hiện.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng colchicine dưới sự theo dõi của bác sĩ để chữa trị các bệnh như:
Điều trị xơ hóa đường mật: 1 viên chia làm 2/ ngày.
Điều trị xơ gan: 5 viên/ tuần
Điều trị sốt Địa Trung Hải gia đình: 2 -3 viên/ngày.
Bảo quản thuốc Colchicine
Để giữ các thành phần dược hiệu trong thuốc không bị thay đổi, bạn nên bảo quản colchicine trong môi trường nhiệt độ phòng.
- Hạn chế khu vực quá ẩm hoặc có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
- Không được bảo quản tại khu vực phòng tắm, ngăn đá tủ lạnh.
- Không đựng thuốc chung với các loại thuốc khác
- Tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ và thú nuôi.
- Chú ý đến hạn sử dụng của thuốc.
- Không dùng thuốc khi có dấu hiệu bị ướt, chuyển màu
Tốt nhất nên tham khảo hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi y bác sĩ.
Tham khảo thêm: Thuốc Conoges có tác dụng gì?
Thận trọng khi sử dụng Colchicine
Colchicine được phân loại là nhóm thuốc độc B – nguy hiểm . Trước khi quyết định dùng Colchicine để điều trị bệnh, bạn cần cân nhắc những điều này
Các tác dụng phụ thường gặp
Khi có bất kỳ những dấu hiệu bất thường hoặc cảm giác không khỏe sau khi dùng Colchicine, người bệnh phải lập tức ngừng thuốc và tiến hành cấp cứu tại các cơ sở y tế gần nhất.
- Cảm giác tê ran ở các đầu ngón chân, ngón tay.
- Lưỡi sưng hoặc ngả xám, môi tím tái, lòng bàn tay có vết xám nhạt.
- Cơ thể bầm tím, dễ bị chảy máu.
- Cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt, không có sức lực.
- Sốt cao, ớn lạnh hoặc các triệu chứng cúm
- Nôn mửa, buồn nôn, thở khó
- Người phát ban, mặt sưng
- Tiểu ra máu, tiểu khó, không thể đi tiểu.
- Tiêu chảy nghiêm trọng, bụng đau quặn.
- Rối loạn máu, giảm tinh trùng (có thể điều trị được)
- Viêm thần kinh ngoại biên
Trường hợp ngộ độc thuốc
- Vượt quá 10mg : ngộ độc
- Vượt quá 40mg : tử vong
Điều trị ngộ độc: Không có thuốc giải độc chuyên biệt cho Colchicine. Việc chạy thận đã được ghi nhận là không có hiệu quả. Chỉ có thể giải độc thông qua cách súc ruột, hút dịch tá tràng, bù nước và tăng kháng sinh, thông hô hấp.
Tương tác thuốc
Có những nhóm thuốc không được khuyến cáo dùng chung với Colchicine. Người bệnh cần nói rõ cho bác sĩ điều trị về tiền sử bệnh, các loại thuốc đã và đang sử dụng.
Nhất là các nhóm thuốc sau, khi dùng cùng Colchicine có thể sinh ra độc tính:
- Bezafibrate
- Ciprofibrate
- Clofibrate
- Digoxin
- Fluvastatin.
Các vấn đề sức khỏe cần lưu ý khi dùng Colchicine để điều trị bệnh:
- Người bệnh có vấn đề về đường ruột
- Người bệnh bị bệnh dạ dày: loét dạ dày, đau dạ dày
- Người có bệnh về máu: thiếu máu bất sản, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu,…
- Người bệnh có vấn đề về cơ hoặc thần kinh
Chống chỉ định
- Bệnh nhân bị suy thận nặng, suy gan nặng
- Bệnh nhân có nguy cơ bị Glocom góc hẹp, bị bí đái
- Không dùng cho trẻ em dưới 4 tuổi
- Colchicine thuộc nhóm C đối với thai kỳ (theo Cục quản lý Thực Phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA) : có thể có nguy cơ với phụ nữ có thai và cho con bú.
Để sử dụng thuốc Colchicine, người bệnh cần phải dùng theo đúng liều lượng bác sĩ đã đặt ra. Thường xuyên tái khám và theo dõi chỉ số máu sẽ giúp kiểm soát tốt hơn các tác dụng lẫn tác dụng phụ Colchicine có thể gây ra cho cơ thể. Không được tự ý dùng thuốc hoặc thay đổi, chấm dứt việc uống thuốc trước khi được sự đồng ý của bác sĩ.
Các liều thuốc Colchicine được kê toa trên thực tế có thể khác so với bài viết tham khảo trên. Bởi việc dùng Colchicine còn phụ thuộc nhiều vào sức khỏe, tiền sử bệnh và độ phù hợp thuốc của mỗi bệnh nhân.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Febustad có công dụng gì?
- Feburic là thuốc gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!