Viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì giúp phục hồi?

Tương tự như các bệnh về gan khác, người bị viêm gan B cần xây dựng và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bởi điều này sẽ giúp bạn hỗ trợ tốt quá trình đào thải virus HBV, kiểm soát các triệu chứng và giúp sức khỏe mau chóng được cải thiện. Vậy người bị viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì giúp phục hồi? Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về một chế độ ăn uống phù hợp cho người nhiễm virus HBV.

Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm gan B

Trước khi tìm hiểu “Viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì giúp phục hồi?”, người bị viêm gan B cần nắm rõ nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng.

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B, việc đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày và kiêng sử dụng những loại thực phẩm, thức uống gây hại là điều quan trọng và vô cùng cần thiết. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, khả năng phát triển bệnh lý, người bệnh cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý nhất.

Viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì giúp phục hồi?
Tìm hiểu bệnh viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì giúp phục hồi sức khỏe

Nhu cầu dinh dưỡng trong ngày đối với bệnh nhân bị viêm gan B cấp tính

  • Năng lượng: 25Kcal / kg trọng lượng / ngày.
  • Hàm lượng Lipid: Từ 15 – 20 gram/ngày.
  • Protid: Từ 20 – 30 gram/ngày.
  • Glucid: Từ 50 – 280 gram/ngày.
  • Chất lỏng: Từ 2 – 2,5 lít nước.

Nhu cầu dinh dưỡng trong ngày đối với bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính

  • Năng lượng: 35Kcal / kg trọng lượng / ngày.
  • Hàm lượng Lipid: Từ 30 – 40 gram/ngày.
  • Protid: Từ 50 – 75 gram/ngày.
  • Glucid: Từ 310 – 340 gram/ngày.
  • Chất lỏng: Từ 1,5 – 2 lít nước.

Khi ăn uống, bệnh nhân bị viêm gan B cần đảm bảo thực hiện các nguyên tắc sau:

  • Chia bữa ăn lớn đầy đủ chất dinh dưỡng thành nhiều bữa ăn nhỏ và phân bố đều trong ngày. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực chuyển hóa cho gan. Đồng thời giúp điều hòa các hoạt động của gan.
  • Đối với bữa ăn sáng, thành phần dinh dưỡng cần được dung nạp nhiều hơn so với bữa ăn trưa và chiều tối. Việc tăng cường bổ sung dinh dưỡng vào bữa ăn sáng sẽ giúp bạn có đủ năng lượng vận động và sinh hoạt suốt cả ngày. Đồng thời cho gan thời gian nghỉ ngơi và tạo điều kiện thuận lợi để gan dễ dàng tái tạo hơn vào ban đêm.
  • Ưu tiên sử dụng món ăn lỏng, mềm, thức ăn dễ tiêu hóa.
  • Sử dụng thực phẩm, thức ăn, đồ uống đảm bảo an toàn vệ sinh, được nấu chín kỹ.
  • Cắt giảm thực phẩm có hại và tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống các loại thực phẩm có lợi cho gan.

Tham khảo thêm: Xét nghiệm viêm gan (A, B, C…) ở đâu tốt, uy tín?

Viêm gan B nên ăn gì giúp phục hồi?

Để hỗ trợ quá trình điều trị viêm gan B, người bệnh cần tăng cường bổ sung những loại thực phẩm tốt cho gan và sức khỏe tổng thể.

1. Thực phẩm giàu đạm giúp phòng ngừa thiếu hụt protein, đảm bảo các hoạt động của gan

Về vấn đề “Viêm gan B nên ăn gì?”, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân nên bổ sung thực phẩm giàu đạm trong suốt quá trình điều trị viêm gan siêu vi B. Nguyên nhân là do gan có khả năng lưu trữ protein trước khi chất này phân bố khắp cơ thể. Việc dung nạp thực phẩm giàu đạm sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng thiếu hụt protein, đảm bảo các hoạt động của gan diễn ra suôn sẻ.

Thực phẩm giàu đạm
Thực phẩm giàu đạm giúp phòng ngừa thiếu hụt protein, đảm bảo các hoạt động của gan

Ngoài ra việc tăng cường bổ sung các amino acid từ chất đạm còn mang đến những lợi ích và tác dụng hữu hiệu sau:

  • Tu bổ các mô bị hư hao, thúc đẩy quá trình hình thành các mô tế bào mới
  • Các amino acid từ chất đạm là thành phần cấu tạo, mang nhiều chức năng của huyết cầu tố, kích thích tố và diêu tố
  • Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, hỗ trợ cải thiện chức năng gan
  • Tăng cường sản xuất sữa để nuôi con đối với phụ nữ sau sinh bị viêm gan B.

Các loại thực phẩm giàu đạm gồm:

  • Tôm
  • Thịt bò nạc
  • Ức gà
  • Trứng
  • Cá béo
  • Các loại hạt
  • Các loại đậu
  • Sữa và những chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua…)
  • Súp lơ xanh…

Lưu ý an toàn:

  • Người bị viêm gan B chỉ nên bổ sung thực phẩm giàu chất đạm với một lượng vừa đủ. Bởi việc dung nạp quá nhiều chất đạm có thể gây phản tác dụng, khiến gan hoạt động mạnh và làm suy giảm chức năng trao đổi chất, đào thải độc tố.
  • Trứng là thực phẩm rất giàu chất đạm. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo, bạn chỉ nên ăn 2 – 3 quả trứng/ ngày, hạn chế ăn lòng đỏ trứng.

2. Rau xanh, trái cây tươi – Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, tốt cho gan

Nếu thường xuyên bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, quá trình phục hồi gan sẽ diễn ra nhanh hơn, giúp làm làm lành tổn thương và khôi phục chức năng gan.

Ngoài ra việc tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể còn giúp còn giúp bệnh nhân bị viêm gan B cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và sức khỏe tổng thể. Từ đó giúp hỗ trợ quá trình đào thải virus HBV hiệu quả, phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn tiến triển và chuyển sang thể mạn tính.

Trong tất cả các loại thực phẩm, rau xanh và hoa quả tươi là nguồn cung cấp khoáng chất và vitamin dồi dào. Đặc biệt người bệnh nên ăn nhiều việt quất, cam, dâu tây, đu đủ, kiwi, xoài… để tăng cường bổ sung vitamin C và vitamin A. Từ đó mang đến nhiều lợi ích cho hoạt động loại bỏ vi khuẩn và cải thiện chức năng gan.

Những loại rau có màu xanh sẫm như súp lơ xanh, rau ngót, rau cải xanh, rau bina… chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa. Vì thế việc ăn nhiều các loại rau có màu xanh sẫm hoặc tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác sẽ giúp bạn ức chế hoạt động và loại bỏ các gốc tự do. Đồng thời bảo vệ tế bào gan, phòng ngừa bệnh ung thư gan hình thành và tiến triển.

Ngoài ra lượng chất xơ từ rau xanh và các loại trái cây tươi còn giúp bạn đẩy nhanh hoạt động tiêu hóa thức ăn của dạ dày, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể và giảm bớt gánh nặng cho gan.

Rau xanh, trái cây tươi
Rau xanh, trái cây tươi – Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, tốt cho gan

Tham khảo thêm: Viêm gan E là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

3. Thực phẩm giúp cải thiện chức năng gan – Sữa và những chế phẩm từ sữa

Theo kết quả nghiên cứu, bệnh nhân bị viêm gan B và những vấn đề về gan khác thường bị thiếu hụt vitamin D. Điều này xảy ra là do chức năng hòa tan vitamin D, chức năng tổng hợp chất béo của gan gặp vấn đề và bị suy giảm.

Chính vì thế việc tăng cường bổ sung sữa và những chế phẩm từ sữa sẽ giúp bạn dung nạp một lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Từ đó giúp đảm bảo các hoạt động của gan, phòng ngừa cơ thể thiếu chất dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề không mong muốn.

Ngoài ra việc thêm vào thực đơn ăn uống sữa và những chế phẩm từ sữa còn giúp bạn đảm bảo các hoạt động của gan nhờ dung nạp đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể. Đồng thời hỗ trợ cải thiện chức năng gan, cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể .

Hàm lượng methionin trong sữa bò sẽ giúp cơ thể tổng hợp tốt cholin. Từ đó phòng ngừa mỡ thừa tích tụ tại gan. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất béo trong sữa bò cao và rất khó tiêu. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo, người bị viêm gan B chỉ nên uống 1 ly sữa mỗi ngày.

4. Thực phẩm giàu năng lượng tốt cho người bị viêm gan B

Việc bổ sung các loại thực phẩm giàu năng lượng vào chế độ ăn uống không chỉ giúp các hoạt động của gan diễn ra suôn sẻ mà còn giúp duy trì năng lượng, dung nạp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Từ đó giúp gan dễ dàng hơn trong việc đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, tránh tạo áp lực cho gan.

Ngoài ra các loại thực phẩm giàu năng lượng còn có tác dụng làm mát gan, xoa dịu các vết thương ở gan. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho những tế bào gan đang bị tổn thương mau chóng lành.

Để hỗ trợ điều trị viêm gan, bổ sung năng lượng cho cơ thể, người bị nhiễm virus HBV nên ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng sau:

  • Đậu tương
  • Đậu xanh
  • Mè đen
  • Gạo tẻ
  • Bột mì
  • Các loại hạt
  • Trứng
  • Bơ đậu phộng
  • Sữa nguyên kem
  • Khoai lang
  • Dầu và bơ
  • Phô mai
  • Trái bơ
  • Chuối…
Thực phẩm giàu năng lượng tốt cho người bị viêm gan B
Thực phẩm giàu năng lượng tốt cho người bị viêm gan B

5. Thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm gan do virus HBV – Thức ăn lỏng, nhiều nước

Bệnh nhân bị viêm gan B có thể cung cấp đủ nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây kết hợp với chế độ ăn uống chứa thức ăn lỏng, nhiều nước, dễ tiêu hóa. Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp gan hoạt động tốt, đảm bảo hoạt động đào thải độc tố qua đường tiết niệu quả gan diễn ra suôn sẻ.

Chính vì những điều trên, bệnh nhân bị viêm gan siêu vi B nên uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Có thể vừa uống nước lọc vừa tăng cường bổ sung nước và dưỡng chất trong nước ép trái cây, nước ép rau củ quả.

Ngoài ra bạn có thể ăn nhiều thức ăn lỏng như cháo, súp, canh rau, nước hầm xương. Loại thực phẩm này sẽ giúp bạn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, bảo vệ gan và hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.

Tham khảo thêm: Virus viêm gan C tồn tại được bao lâu ngoài cơ thể?

Viêm gan B nên kiêng gì?

Bên cạnh các thực phẩm cần bổ sung giúp hỗ trợ quá trình điều trị viêm gan B, người bị nhiễm virus HBV cũng cần lưu ý kiêng một số thực phẩm, thức uống gây hại cho gan. Bởi việc thêm các loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống sẽ khiến các triệu chứng của bệnh trở nặng. Đồng thời khiến tổn thương gan lan rộng, bệnh viêm gan B phát triển mạnh và chuyển sang giai đoạn mãn tính, tạo nhiều khó khăn cho quá trình điều trị.

Do đó để phòng ngừa bệnh tiến triển mạnh, cản trở quá trình điều trị và phát sinh những rủi ro không mong muốn, người bị viêm gan B nên kiêng sử dụng các loại thực phẩm sau:

1. Thực phẩm tăng nguy cơ rối loạn, suy giảm chức năng gan – Thực phẩm có tính nóng, quá nhiều bổ dưỡng

Những người bị viêm gan B nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có tính nóng, quá nhiều bổ dưỡng như ba ba và thịt đỏ (thịt dê, thịt chó, thịt cừu…).

Nếu tăng cường bổ sung thực phẩm có tính nóng, quá nhiều bổ dưỡng trong thời gian gan bị tổn thương, thành phần dinh dưỡng trong những loại thực phẩm này sẽ không được chuyển hóa hết. Điều này không chỉ dẫn đến khó tiêu, đầy bụng, rối loạn đường tiêu hóa mà còn khiến gan hoạt động mạnh và liên tục. Từ đó tạo áp lực cho gan và tăng nguy cơ rối loạn, suy giảm chức năng gan.

2. Nội tạng động vật – Thực phẩm tăng gánh nặng cho gan, khiến chức năng gan suy yếu

Nội tạng động vật gồm ruột non, gan, ruột già, phổi, cật, tim, mật hay lưỡi… chứa nhiều chất béo gây hại và một lượng chất động chưa được phân giải hết. Do đó, nếu tăng cường bổ sung nội tạng động vật vào chế độ ăn uống, gan phải mất nhiều thời gian và năng lượng để đào thải độc tố ra ngoài. Đồng thời làm tăng gánh nặng cho gan, khiến chức năng gan suy yếu và tăng nguy cơ ngộ độc.

Ngoài ra, ăn nhiều nội tạng động vật sẽ khiến cơ thể của bạn dung nạp một số dưỡng chất gây hại như cholesterol, chất béo. Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết của gan mật. Từ đó làm suy giảm chức năng gan, tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm gan và phát sinh nhiều vấn đề đáng lo ngại khác.

Nội tạng động vật
Nội tạng động vật – Thực phẩm tăng gánh nặng cho gan, khiến chức năng gan suy yếu

3. Người bị viêm gan B không nên ăn thực phẩm chứa quá nhiều chất xơ

Chất xơ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các hoạt động của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên nếu tiêu thụ quá nhiều chất xơ, bạn sẽ đối mặt với tình trạng khó tiêu, chướng bụng. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng này sẽ cao hơn đối với bệnh nhân bị viêm gan B cấp / mạn tính có kèm theo một số biến chứng. Điển hình như xơ gan tĩnh mạch, giãn nở đường ruột.

Chính vì những điều trên, các chuyên gia khuyến cáo rừng, những người đang trong quá trình điều trị viêm gan B nên tránh bổ sung những loại thực phẩm chứa quá nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ trong cùng một thời điểm.

Một số loại thực phẩm chứa quá nhiều chất xơ mà người bị viêm gan nên hạn chế sử dụng gồm:

  • Rau muống
  • Lá hẹ
  • Hành lá
  • Măng
  • Cần tây
  • Nấm…

4. Các món mặn, thực phẩm chứa nhiều muối – Thực phẩm khiến gan bị ứ nước, sưng phù

Theo các chuyên gia, những người có vấn đề về tim mạch, huyết áp hoặc đang mắc các bệnh lý về gan như viêm gan, viêm gan B, xơ gan, suy giảm chức năng gan… không nên ăn các món mặn, thực phẩm chứa nhiều muối. Bởi hàm lượng natri và muối trong những loại thức ăn này sẽ khiến gan bị ứ nước, sưng phù. Đồng thời gây tích nước ở các chi và làm ảnh hưởng đến hệ tim mạch.

Tham khảo thêm: Các Thuốc Điều Trị Viêm Gan B Mới Nhất – Điều Cần Biết

5. Thực phẩm tạo áp lực và cản trở các hoạt động của gan – Đồ ăn ngọt, thức ăn chứa nhiều đường

Đồ ăn ngọt, thức ăn chứa nhiều đường không được khuyến cáo dùng cho những bệnh nhân bị viêm gan B. Nguyên nhân là do lượng đường trong những loại thực phẩm này có thể tạo áp lực và cản trở các hoạt động của gan.

Từ đó khiến hoạt động chuyển hóa chất dinh dưỡng, hoạt động trao đổi chất của gan không được đảm bảo. Gan hoạt động mạnh và liên tục khiến chức năng gan suy giảm trong thời gian ngắn.

Ngoài ra việc ăn nhiều đồ ăn ngọt, thức ăn chứa nhiều đường còn làm tăng nguy cơ béo phì, phát sinh bệnh tiểu đường, các bệnh về xương khớp và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.

Đồ ăn ngọt, thức ăn chứa nhiều đường
Thực phẩm tạo áp lực và cản trở các hoạt động của gan – Đồ ăn ngọt, thức ăn chứa nhiều đường

6. Thực phẩm không tốt cho người bị viêm gan B – Lòng đỏ trứng gà

Do chứa quá nhiều chất đạm và nhiều thành phần dinh dưỡng khác nên lòng đỏ trứng gà không được khuyến cáo sử dụng nhiều cho người bị viêm gan do nhiễm virus HBV. Bởi việc sử dụng sẽ làm tăng áp lực lên gan.

Mặc dù không thể ăn lòng đỏ nhưng người bị viêm gan có thể ăn lòng trắng trứng. Bởi trong thực phẩm này chứa một số chất có lợi cho gan, giúp tăng cường bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể .

Khi đưa trứng vào thực đơn ăn uống, người bị viêm gan cũng cần lưu ý ăn trứng sạch, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe.

7. Thực phẩm cay nóng – Thực phẩm làm giảm chức năng trao đổi chất và loại bỏ độc tố của gan

Thực phẩm cay nóng cũng những món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng (riềng, ớt, sa tế, tiêu, mù tạt…) khi được dung nạp vào cơ thể sẽ phát sinh tình trạng nóng gan, làm giảm chức năng trao đổi chất và loại bỏ độc tố của gan. Đồng thời khiến tổn thương trên bề mặt gan lan rộng, quá trình điều trị viêm gan siêu vi B gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, việc ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, món ăn nhiều gia vị sẽ tăng nguy cơ phát sinh các vấn đề bệnh lý ở hệ tiêu hóa. Điển hình như táo bón, đau dạ dày, viêm loét dạ dày

8. Thực phẩm tăng nguy cơ béo phì, gan nhiễm mỡ – Thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo

Những món ăn chiên rán, chiên xào nhiều dầu mỡ (đặc biệt là mỡ động vật) chứa một hàm lượng lớn chất béo bão hòa. Vì thế việc dung nạp quá nhiều loại thực phẩm này sẽ khiến hoạt động tiêu hóa thức ăn bị cản trở, dẫn đến khó tiêu, đầy hơi. Đồng thời làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ khiến các hoạt động của gan bị trì trệ.

Ngoài ra việc ăn nhiều thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, chất béo đồng nghĩ với việc dung nạp một lượng lớn Cholesterol có hại. Chất này có khả năng gia tăng áp lực và làm suy giảm chức năng gan. Hơn thế, dung nạp nhiều Cholesterol có hại còn làm cản trở quá trình phục hồi tế bào gan, hỗ trợ các hoạt động của virus khiến bệnh viêm gan B phát triển theo chiều hướng xấu.

Chính vì thế khi chế biến thức ăn, người bị viêm gan B nên thay thế dầu động vật bằng các loại dầu thực vật. Cụ thể như dầu đậu nành, dầu mè, dầu ô liu… Bên cạnh đó bạn cần hạn chế ăn gà rán, khoai tây chiên và nhiều loại thức ăn giàu chất béo, nhiều dầu mỡ khác.

Thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo
Thực phẩm tăng nguy cơ béo phì, gan nhiễm mỡ – Thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo

Tham khảo thêm: Loại viêm gan nào nguy hiểm nhất? A, B, C, D..?

9. Hải sản khiến gan suy yếu khi ăn nhiều

Một số loại hải sản giàu dinh dưỡng, giàu chất đạm và muối khoáng như mực, tôm, cua… rất tốt cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên đối với bệnh nhân bị viêm gan B, việc dung nạp quá nhiều có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của gan. Đồng thời khiến gan suy yếu.

Ngoài ra nếu bệnh nhân bị viêm gan B có tiền sử dị ứng với hải sản, việc tiếp tục sử dụng loại thực phẩm này trong thời gian điều trị bệnh, những dấu hiệu của chứng dị ứng hải sản sẽ nhanh chóng phát sinh với mức độ nặng nề, lây lan trên diện rộng. Đồng thời làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều rủi ro không mong muốn.

10. Nhân sâm – Thực phẩm gây nóng gan

Nhân sâm được đánh giá là một loại thảo dược quý. Loại thảo dược này thường xuyên góp mặt trong các bài thuốc bồi bổ sức khỏe và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng người bị nhiễm virus viêm gan B không nên sử dụng nhân sâm.

Nguyên nhân khiến nhân sâm không được dùng trong quá trình chữa bệnh viêm gan B là do loại thảo dược này có tính nóng. Việc ăn nhân sâm và những loại thực phẩm chứa nhân sâm sẽ khiến gan nóng lên, làm tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng thuộc viêm gan siêu vi B.

Ngoài ra tình trạng nóng gan, nóng trong người do dùng nhân sâm còn khiến bệnh nhân bị táo bón, nổi nhọt và phát sinh nhiều biểu hiện khó chịu khác.

11. Thực phẩm làm tăng áp lực lên gan, khiến chức năng gan suy giảm – Thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp

Thịt, cá, rau củ quả đóng hộp đều chứa chất bảo quản và nhiều natri. Trong trường hợp ăn nhiều, thành phần độc hại trong loại thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc gan, làm ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp và sức khỏe tổng thể.

Hơn thế, không chỉ riêng bệnh nhân bị viêm gan mà ngay cả người bình thường ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp sẽ làm tăng áp lực lên gan, khiến chức năng gan suy giảm. Đồng thời làm gan sần sùi, sưng phù và phát sinh nhiều vấn đề nguy hiểm

Thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp
Thực phẩm làm tăng áp lực lên gan, khiến chức năng gan suy giảm – Thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp

12. Thực phẩm chứa độc tố, chưa được nấu chín làm tăng nguy cơ suy giảm chức năng gan và ngộ độc

Bên cạnh thành phần dinh dưỡng, một số loại thực phẩm như măng, khoai lang, hoặc khoai tây mọc mầm, cà chua còn xanh, củ sắn… còn chứa một lượng độc tố nhất định. Việc ăn quá nhiều loại thực phẩm này sẽ khiến gan hoạt động và liên tục để đào thải độc tố. Từ đó làm tăng nguy cơ suy giảm chức năng gan và ngộ độc.

Đối với thức ăn chưa được nấu chín, thực phẩm còn tái, sống như gỏi cá, nộm, rau sống… đều không tốt cho những bệnh nhân đang trong quá trình chữa bệnh viêm gan siêu vi B. Bởi những loại thực phẩm này thường làm tăng nguy cơ phát sinh chứng khó tiêu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Đồng thời gây hại cho dạ dày, gan và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

13. Thực phẩm không tốt cho gan – Thức ăn nhanh

Các loại thức ăn nhanh thường được chiên xào bằng dầu ăn tái sử dụng nhiều lần, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chứa nhiều dầu mỡ. Đây là một loại thực phẩm có hại. Vì thế ngay cả khi không bị viêm gan, bạn cũng cần hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh để tránh phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Tham khảo thêm: Kiểm tra chức năng gan – Xét nghiệm cần làm & chi phí

14. Thực phẩm chứa chất hóa học (tẩy trắng hoặc nhuộm màu) – Thực phẩm tăng nguy cơ tổn thương gan

Những loại thực phẩm chứa chất hóa học kể cả chất tẩy trắng hoặc nhuộm màu đều không được khuyến cáo sử dụng trong suốt quá trình điều trị viêm gan, trong đó có viêm gan B. Bởi các chất hóa học, những chất phụ gia thực phẩm đều có khả năng tác động trực tiếp đến gan và khiến cơ quan này bị tổn thương.

Một số loại thực phẩm được nhuộm màu, tẩy trắng hoặc dùng hàn the gồm:

  • Nội tạng động vật
  • Chả lụa
  • Bánh kẹo chứa màu thực phẩm, đường hóa học…

15. Thực phẩm, đồ uống chứa cồn, chất kích thích – Thực phẩm làm suy giảm chức năng gan

Bệnh nhân bị viêm gan B tuyệt đối không được sử dụng những loại thực phẩm, đồ uống chứa cồn, chất kích thích như các loại rượu bia, cà phê. Bởi việc sử dụng rượu bia sẽ khiến tế bào gan bị tổn thương, suy giảm chức năng loại bỏ độc tố và làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh ung thư gan.

Việc sử dụng cà phê vào mỗi buổi sáng sẽ giúp bạn hưng phấn, tỉnh táo, giảm cảm giác buồn ngủ. Tuy nhiên chất caffein có trong thức uống này rất khó phân giải. Việc uống nhiều cà phê khi chức năng gan suy giảm sẽ khiến caffein tích tụ ở gan, làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm gan.

Ngoài ra bệnh nhân bị nhiễm virus HBV cần ngưng hút thuốc lá và  tránh hít khói thuốc lá tự động. Bởi trong thuốc lá chứa nhiều nicotin. Chất này có khả năng gây độc cho gan.

Thực phẩm, đồ uống chứa cồn, chất kích thích
Thực phẩm, đồ uống chứa cồn, chất kích thích – Thực phẩm làm suy giảm chức năng gan

Bài viết là những thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề “Viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì giúp phục hồi?”. Từ những thông tin này, người bị viêm gan B có thể áp dụng một chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Tiêm Phòng Viêm Gan A Khi Nào? Ở Đâu? Bảng Giá Mới

Tiêm phòng viêm gan A là việc làm cần thiết niên được tiến hành ngay khi trẻ đủ 12 tháng...

Loại viêm gan nào nguy hiểm nhất? A, B, C, D..?

Theo Y học, có 5 loại viêm gan siêu vi nguy hiểm và xảy ra phổ biến. Bao gồm viêm...

Bệnh Viêm Gan A Có Chữa Được Không? (Cập Nhật)

Viêm gan A là bệnh lý thường gặp, có khả năng truyền nhiễm cho người khác hoặc tiến triển thành...

Người Bị Viêm Gan B Sống Được Bao Lâu? Điều Cần Biết

Viêm gan B là một dạng bệnh truyền nhiễm và có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm...

Men Gan Cao Là Gì? Có Nguy Hiểm? Cách Khắc Phục

Men gan được xác định là chất xúc tác sinh học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *