Men gan là gì? Dấu hiệu tăng – giảm và lưu ý

Men gan là chất xúc tác sinh học có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất của cơ thể. Đồng thời tham gia vào các phản ứng sinh hóa tại gan. Bên cạnh đó, chất này còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động và chi phối chức năng gan. Trong trường hợp tế bào gan bị tổn thương, chức năng loại bỏ độc tố và trao đổi chất của gan không được đảm bảo, chỉ số men gan sẽ bị rối loạn, tăng hoặc giảm một cách bất thường.

Men gan là gì?

Gan là cơ quan quan trọng của cơ thể. Bởi cơ quan này đảm nhận nhiều chức năng quan trọng và cần thiết cho quá trình nuôi dưỡng, đảm bảo sức khỏe và bảo vệ cơ thể. Cụ thể như tham gia vào hoạt động chuyển hóa các chất, đào thải độc tố.

Men gan là gì? Dấu hiệu tăng - giảm và lưu ý
Men gan là chất xúc tác sinh học có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất và loại bỏ độc tố ở gan

Những chất dinh dưỡng có trong các loại thức uống, thực phẩm sau khi được dung nạp sẽ đưa về gan để được cơ quan này tinh lọc, chuyển hóa để tạo ra nhiều chất dinh dưỡng tốt và phù hợp cơ thể, sức khỏe. Đồng thời nếu tìm thấy các chất độc hại, gan sẽ nhanh chóng khử bỏ những chất này để đào thải ra khỏi cơ thể.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến tế bào gặp vấn đề và bị tổn thương. Tuy nhiên gan có khả năng tự cải thiện và bù trừ về chức năng tương đối tốt. Một trong những yếu tố giúp bảo vệ gan và hỗ trợ hoạt động chuyển hóa các chất của gan là men gan.

Men gan là chất xúc tác sinh học (enzyme) có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất của cơ thể. Ngoài ra chất này còn có tác dụng tham gia vào các phản ứng sinh hóa tại gan, hỗ trợ các hoạt động và chi phối chức năng gan. Theo kết quả nghiên cứu, men gan chủ yếu được tìm thấy trong tế bào gan.

Các loại men gan trong tế bào gan

Có 4 loại men gan tồn tại trong tế bào gan, bao gồm:

  • Aspartate Transaminase (AST) hay Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase (SGOT) hay Aspartate Amino Transferase (ASAT): AST, SGOT, ASAT được tìm thấy ở ty thể và tế bào tương. Ngoài ra, loại men gan này còn được tìm thấy trong gan và một số cơ quan khác của cơ thể. Cụ thể như thận, tim, gan, não, tụy và cơ. Aspartate Transaminase hoạt động như một chất men xúc tác xuất hiện trong những phản ứng giữa alpha- ketoglutarate và aspartate để nhanh chóng chuyển hóa thành glutamate và oxaloacetate. Chỉ số Aspartate Transaminase đạt mức 20 – 40 UI/L.
  • Alanine Transaminase (ALT) hay Serum Glutamic Pyruvic Transaminase (SGPT) hay Alanine Amino Transferase (ALAT): Alanine Transaminase, Serum Glutamic Pyruvic Transaminase hay Alanine Amino Transferase là những men gan xuất hiện trong bào tương. Tuy nhiên chúng tồn tại chủ yếu trong tế bào gan, một lượng nhỏ trong tim và tế bào cơ vân. Do đó, nồng độ ALT tăng cao sẽ khiến tế bào gan tổn thương nghiêm trọng hơn so với sự tăng nồng độ AST. ALT được xác định là chất men xúc tác giúp kích thích phản ứng transamination chuyển hóa amino. Điều này khiến Alanine nhanh chóng chuyển sang alpha-ketoglutarate tạo thành hai chất gồm Pyruvate và Glutamate.
  • Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT): Gamma Glutamyl Transpeptidase là một loại chất men được tìm thấy trong tế bào thành của ống mật.
  • Phosphatase kiềm (ALP): Phosphatase kiềm được tìm thấy trong đơn vị cấu trúc của gan, cụ thể là những vi-ti mật quản và xoang mật gan. Nồng độ Phosphatase kiềm thường có xu hướng tăng cao khi đường mật bị tắc nghẽn hoặc phát sinh các bệnh lý về xương.
Có 4 loại men gan tồn tại trong tế bào gan
Có 4 loại men gan gồm Aspartate Transaminase (AST), Alanine Transaminase (ALT), Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT) và Phosphatase kiềm (ALP)

Tham khảo thêm: Bệnh gan lây qua đường nào? Cách phòng ngừa?

Dấu hiệu tăng – giảm men gan

Do nằm trong tế bào gan và có mối liên hệ chặt chẽ với chức năng gan nên khi chức năng gan suy giảm, tế bào gan bị hoại tử hoặc bị tổn thương, men gen sẽ được giải phóng trong máu. Vì thế chức năng gan càng suy giảm, tế bào gan càng bị tổn thương thì chỉ số men gan càng cao. Ở một số trường hợp khác chỉ số có thể giảm đáng kể do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Đối với những trường hợp nhẹ, các chỉ số men gan tăng / giảm ít thường không kèm theo triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng. Điều này khiến bệnh nhân khó nhận biết bệnh lý và tạo điều kiện cho các rối loạn diễn ra nghiêm trọng.

Để dễ dàng hơn trong việc xác định chỉ số men gan, giúp chẩn đoán bệnh lý và các vấn đề liên quan, người bệnh nên tiến hành xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín để so sánh với các chỉ số bình thường sau:

  • Aspartate Transaminase (AST): Chỉ số Aspartate Transaminase đạt mức 20 – 40 UI/L.
  • Alanine Transaminase (ALT): Chỉ số Alanine Transaminase đạt mức 20 – 40 UI/L.
  • Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT): Chỉ số Gamma Glutamyl Transpeptidase đạt mức 20 – 40 UI/L.
  • Phosphatase kiềm (ALP): Chỉ số Phosphatase kiềm đạt mức 30 – 110 UI/L.

1. Dấu hiệu tăng men gan

Men gan cao là bệnh lý thể hiện cho tình trạng chỉ số men gan cao hơn mức bình thường. Bệnh lý này sẽ hình thành và tiến triển nhanh khi số lượng enzyme tồn tại trong tế bào gan tăng cao do chức năng gan suy giảm, tế bào gan bị rối loạn và tổn thương. Tế bào gan và mô gan bị tổn thương càng nhiều thì số lượng enzyme càng cao.

Đối với những trường hợp có số lượng enzyme tăng ở mức độ nhẹ đến trung bình, các triệu chứng lâm sàng thường không xảy ra hoặc không rõ nét nên khó nhận biết. Tuy nhiên người bệnh có thể dựa vào kết quả xét nghiệm để so sánh và đánh giá chỉ số của men gan.

  • Chỉ số Aspartate Transaminase (AST): Cao trên 40UI/L.
  • Chỉ số Alanine Transaminase (ALT): Cao trên 40UI/L.
  • Chỉ số Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT): Cao trên 32UI/L.

Ở những trường hợp nặng, chỉ số men gan tăng cao, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng khó chịu sau:

  • Cơ thể mệt mỏi
  • Sốt nhẹ
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Đau bụng
  • Đau hạ sườn bên phải
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Phân nhạt màu
  • Nổi mẩn ngứa
  • Vàng da.
Nổi mẩn ngứa
Nổi mẩn ngứa là dấu hiệu giúp nhận biết men gan tăng

2. Dấu hiệu hạ men gan

Men gan thấp là tình trạng chỉ số men gan thấp hơn so với bình thường, tế bào gan đang tổn thương nghiêm trọng. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do bệnh nhân có thói quen ăn uống – sinh hoạt không đều độ. Ngoài ra một số bệnh mãn tính cũng khiến số lượng enzyme giảm bất thường.

Cụ thể các nguyên nhân gồm: Bệnh về gan, đường ruột, thận, bệnh Crohn, bệnh Cellac, tiêu chảy cấp độ nặng, bị nhiễm trùng, cơ thể thiếu sắt, hạ đường huyết, canxi trong máu thấp, suy tuyến thượng thận, suy tuyến giáp, suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống quá nhiều chất đạm, chất béo, sử dụng đồ ăn đóng hộp…

Tương tự như men gan cao, chỉ số men gan thấp cũng là một tình trạng nguy hiểm. Bởi nếu không được điều trị kịp thời, các tổn thương tại gan sẽ lan rộng, phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình như suy gian cấp độ nặng, xơ gan, ung thư gan…

Ở trường hợp nhẹ, bệnh thường không phát sinh các triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng. Để chẩn đoán, bệnh nhân cần dựa vào kết quả xét nghiệm.

  • Chỉ số Aspartate Transaminase (AST): Nhỏ hơn 20UI/L.
  • Chỉ số Alanine Transaminase (ALT): Nhỏ hơn 20UI/L.
  • Chỉ số Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT): Nhỏ hơn 7UI/L.

Đối với trường hợp nặng, kết quả xét nghiệm sẽ không phát hiện bất kỳ chỉ số men gan nào. Người bệnh có thể nhận biết tình trạng này thông qua các triệu chứng sau:

  • Sốt nhẹ
  • Thường xuyên bị chướng bụng, đầy hơi, ăn uống không tiêu
  • Đau hạ sườn bên phải, sưng bụng
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Sút cân không rõ nguyên nhân
  • Lá lách to hơn bình thường.
Thường xuyên bị chướng bụng, đầy hơi, ăn uống không tiêu
Dấu hiệu giúp nhận biết men gan giảm gồm chướng bụng, đầy hơi, ăn uống không tiêu, cơ thể mệt mỏi

Tham khảo thêm: Ngứa do gan: Cách nhận biết, khắc phục và điều trị

Mức độ nguy hiểm của các vấn đề về men gan

Chỉ số men gan tăng hay giảm đều thể hiện cho tình trạng tế bào gan bị tổn thương nghiêm trọng, là dấu hiệu của nhiều vấn đề, bệnh lý nguy hiểm. Hơn thế nếu không có biện pháp kiểm soát hiệu quả, số lượng enzyme tăng /giảm bất thường có thể tác động xấu đến sức khỏe tổng thể và phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:

  • Chỉ số men gan cao: Dấu hiệu của bệnh viêm túi mật, xơ gan, viêm gan do nhiễm virus, viêm gan mãn tính, ung thư gan.
  • Chỉ số men gan thấp: Dấu hiệu của bệnh xơ gan, u mạch máu gan, suy gan nặng, nóng gan, phát sinh biến chứng ung thư gan ở trường hợp nặng.

Chính vì những điều trên, để đảm bảo an toàn, bạn nên đến bệnh viện, tiến hành xét nghiệm theo định kỳ 6 tháng / lần. Nếu có dấu hiệu bất thường, bạn nên tiến hành điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa để tránh gây nguy hiểm.

Các yếu tố làm ảnh hưởng đến men gan

Một số yếu tố được liệt kê dưới đây có thể khiến men gan tăng giảm bất thường. Bao gồm:

1. Đối với men gan cao

  • Ảnh hưởng từ các bệnh viêm gan do virus: Virus xâm nhập vào cơ thể có thể nhanh chóng bám vào gan và hủy hoại các tế bào tại cơ quan này. Theo kết quả nghiên cứu, mức độ nghiêm trọng của tình trạng tổn thương tế bào gan tỉ lệ thuận với chỉ số men gan tăng. Điều này có nghĩa tổn thương tế bào gan càng nghiêm trọng thì số lượng enzyme càng tăng.
  • Uống nhiều rượu bia, có thói quen hút thuốc lá: Rượu bia, thuốc lá chứa các chất độc hại khiến gan hoạt động liên tục để đào thải độc tố. Từ đó làm tăng áp lực lên gan, khiến chức năng gan suy giảm, tế bào gan bị tổn thương và có thể gây ngộ độc.
  • Lạm dụng thuốc điều trị: Thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau…
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều mỡ động vật, thực phẩm giàu chất béo, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, chứa chất bảo quản, đồ ăn ngọt, thức ăn mặn…
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác: Bệnh về đường mật, bệnh sốt rét, bệnh đái tháo đường…

2. Đối với men gan thấp

  • Ảnh hưởng từ bệnh thận: Suy thận, sỏi thận, viêm cầu thận, ung thư thận, suy tuyến thượng thận.
  • Ảnh hưởng từ bệnh gan: Viêm gan siêu vi, suy giảm chức năng gan, xơ gan, u mạch máu gan, nóng gan, suy gan cấp độ nặng.
  • Ảnh hưởng từ những vấn đề, bệnh lý khác: Bệnh vê đường ruột, bệnh Crohn, bệnh Cellac, tiêu chảy cấp độ nặng, bị nhiễm trùng, cơ thể thiếu sắt, hạ đường huyết, canxi trong máu thấp, suy tuyến giáp, suy dinh dưỡng
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn uống quá nhiều chất đạm, chất béo, sử dụng đồ ăn đóng hộp…
  • Ảnh hưởng từ thuốc: Thuốc ngừa thai, các loại thuốc fibat.
Thuốc ngừa thai, các loại thuốc fibat
Ảnh hưởng từ thuốc ngừa thai và các loại thuốc fibat khiến men gan giảm bất thường

Tham khảo thêm: 6 Món Ăn Tốt Cho Người Bệnh Gan Nhiễm Mỡ Nên Ăn

Những lưu ý giúp phòng ngừa phát sinh và tiến triển chứng rối loạn men gan

Hầu hết các trường hợp men gan tăng / giảm nhẹ đều không có triệu chứng rõ ràng. Chính vì thế, bạn nên đến các cơ sở y tế, tiến hành khám sức khỏe theo định kỳ 6 tháng / lần. Kết quả xét nghiệm có thể giúp bạn chẩn đoán sớm và chính xác các vấn đề về gan đang xảy ra.

Ngoài ra để phòng ngừa bệnh phát sinh và tiến triển theo chiều hướng xấu, bạn cần áp dụng một số biện pháp phòng ngừa sau:

  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, kiêng sử dụng rượu bia.
  • Dùng thuốc điều trị khi thực sự cần thiết và có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tránh lạm dụng. Đặc biệt là thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, các loại thuốc fibat.
  • Nếu có các vấn đề về gan, thận, tim mạch, đường huyết và một số bệnh lý khác liên quan đến men gan, người bệnh cần sớm thăm khám và điều trị để tránh phát sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, chứa chất bảo quản, đồ ăn ngọt, thức ăn mặn… Ngoài ra tránh bổ sung quá nhiều đạm.
  • Tạo thói quen vận động và luyện tập thể thao mỗi ngày. Một số bài tập đơn giản có thể giúp bạn nâng cao sức khỏe tổng thể và cải thiện chức năng gan như bơi lội, đi bộ, yoga, chạy bộ…
  • Cân bằng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và thời gian làm việc hợp lý. Tránh làm việc quá sức, tạo nhiều áp lực dẫn đến căng thẳng đầu óc, cơ thể mệt mỏi, các hoạt động của gan bị ảnh hưởng.
  • Không thức khuya. Nên ngủ sớm và ngủ đủ giấc mỗi ngày.
Tạo thói quen vận động và luyện tập thể thao mỗi ngày
Tạo thói quen vận động và luyện tập thể thao mỗi ngày giúp phòng ngừa phát sinh và tiến triển chứng rối loạn men gan

Tóm lại, men gan là chất xúc tác sinh học có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất của cơ thể. Đồng thời tham gia vào các phản ứng sinh hóa tại gan và hỗ trợ hoạt động của cơ quan này. Vì thế, các vấn đề về gan có thể khiến man gan tăng / giảm bất thường và gây nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn bạn nên khám sức khỏe định kỳ và điều trị các bệnh lý nguyên nhân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Cách Xem Kết Quả Xét Nghiệm Viêm Gan B (Đọc Chỉ Số)

Xét nghiệm viêm gan B được thực hiện nhằm mục đích sàng lọc và chẩn đoán bệnh. Trong bảng xét...

10 thực phẩm chức năng gan tốt nhất (giải độc – mát gan)

Thực phẩm chức năng gan giúp hỗ trợ thải độc gan, mát gan, cải thiện và tăng cường sức khỏe...

Đang Chích Ngừa Viêm Gan B Có Thai Được Không? Có Sao?

Đang chích ngừa viêm gan B có thai được không là thắc mắc của nhiều chị em. Nhiều người thường...

Người Bị Viêm Gan B Mạn Tính Sống Được Bao Lâu?

Bị viêm gan B mạn tính sống được bao lâu là băn khoăn của rất nhiều người bệnh trong giai...

Chích Ngừa Viêm Gan B Cho Người Lớn Và Thông Tin Cần Biết

Chích ngừa viêm gan B cho người lớn cần phải tiến hành xét nghiệm máu để xác định trong máu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *