Cây hẹ: Công dụng, tính vị, tác dụng dược lý & bài thuốc

Cây hẹ được sử dụng khá nhiều trong các món ăn trong gia đình. Ngoài ra, cây hẹ được sử dụng để làm dược liệu trong các bài thuốc để chữa nhiều bệnh thông thường đến phức tạp như ho, suyễn, táo bón, đái dầm, đau họng, ghẻ, liệt dương,… Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về loại dược liệu này.

Cây hẹ có có tên gọi khác là Cửu thái, Cửu thái tử, Khởi dương thảo, Hẹ Trung Quốc,…

1. Tên gọi – Chủng loại

  • Tên gọi khác: Cửu thái, Cửu thái tử, Khởi dương thảo, Hẹ Trung Quốc,…
  • Tên khoa học: Allium ramosum hay Allium tuberosum
  • Họ: Thuộc họ Hành (Alliaceae)

2. Đặc điểm sinh thái

+ Mô tả:

Cây hẹ là thực vật thân thảo, có tuổi thọ cao. Khi trưởng thành cây cao khoảng 20 – 50 cm. Thân có hình trụ hoặc có gốc ở đầu. Lá mỏng, dài khoảng 15 – 30 cm, phẳng hẹp, có rãnh. Hoa hẹ có màu trắng, mọc thành cụm ở đầu một cán hoa như hình dạng bóng đèn. Qủa nang có hình trái xoan ngược. Hạt hẹ nhỏ, có màu đen.

+ Phân bố:

Cây hẹ được xem là một loại thực vật hoang dã, cây mọc ở đồng cỏ hoặc sườn đồi. Cây có nguồn gốc và được trồng khá nhiều ở Kazakhstan, Mông Cổ, Siberia, Nga và các tỉnh miền Bắc Trung Quốc như: Cam Túc, Cát Lâm, Ninh Hạ, Sơn Tây, Thiểm Tây, Thanh Hải, Tân Cương,… Tại Việt Nam, cây hẹ được xâm nhập từ khá sớm và được trồng rải rác các tỉnh.

Cây hẹ thường được trồng khá nhiều ở các tỉnh phía Bắc Trung Quốc

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

+ Bộ phận dùng:

Sử dụng lá, hạt, rễ để làm thuốc chữa các bệnh.

+ Thu hái:

Thu hoạch cây hẹ vào mùa xuân, bởi thời điểm này, chất lượng của cây hẹ rất tốt trong việc sử dụng làm thuốc.

+ Chế biến:

Sau khi thu hoạch về, cần rửa sạch cây hẹ bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, đất, cát, tạp chất. Thái thành từng đoạn nhỏ khoảng 2 – 3 cm để sử dụng.

+ Bảo quản:

Đối với cây hẹ tươi, cần sử dụng trong ngày, nếu trong sử dụng hết có thể bảo quản trong ngăn lạnh để sử dụng qua ngày. Lưu ý, không được để hẹ quá lâu trong tủ lạnh, một phần dễ bay chất phần còn lại bị úng, dập.

4. Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, trong cây hẹ có chứa:

  • Chất đạm
  • Đường
  • Vitamin A
  • Vitamin C
  • Canxi
  • Phốt pho
  • Chất xơ

5. Tính vị

Cây hẹ có vị cay, hăng, hơi chua, có tính ấm.

6. Quy kinh

Được quy vào kinh Can, Vị, Thận. Và được ghi vào một số sách chính như: Sách Nội kinh, Sách Lễ ký, Bản thảo thập di,…

7. Tác dụng dược lý

+ Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Trong Tây y, cây hẹ có chứa các thành phần cần thiết cho con người hằng ngày. Ngoài ra, cây hẹ còn có tác dụng:

  • Giảm đường huyết
  • Giảm cholesterol có trong máu, giảm mỡ máu
  • Ngăn ngừa xơ vữa động mạch
  • Bảo vệ tuyến tụy
  • Kháng vi khuẩn gây hại
  • Chống đông máu, tụ cầu
+ Theo Y học cổ truyền:

Cây hẹ có tác dụng chữa các bệnh lý từ thông thường đến phức tạp như:

  • Bổ thận
  • Giải độc
  • Cầm máu
  • Tiêu đờm
  • Tan máu
  • Đau lưng
  • Ho thông thường, ho lâu ngày không khỏi
  • Táo bón
  • Đái tháo đường

8. Liều dùng – Cách dùng

Tùy vào từng đối tượng, từng bệnh lý hoặc cân nặng sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau.

Sử dụng lá hoặc cả lá và rễ còn tươi để sắc lấy nước uống, hoặc giã nát đắp lên vùng bị tổn thương.

9. Bài thuốc

Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng cây hẹ trong việc điều trị bệnh, bạn đọc có thể áp dụng và sử dụng ngay tại nhà:

Cây hẹ có vị cay, hăng, hơi chua, tính ẩm, có công dụng chữa các bệnh lý thông thường và phức tạp

Bài thuốc chữa cảm lạnh, ho: Dùng 250 gram lá hẹ, 25 gram củ gừng tươi, một ít đường đem hấp chín hoặc chưng cất thủy. Sử dụng khi nguội dần, và dùng liên tục 5 ngày.

Bài thuốc chữa ho do cảm lạnh ở trẻ em: Dùng một nắm lá hẹ tươi, cắt thành từng đoạn nhỏ rồi trộn với đường phèn (có thể sử dụng mật ong), sau đó đem hấp hoặc chưng cất thủy. Sau đó, vắt bỏ bã, chỉ sử dụng phần nước để uống. Uống 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần uống 1 thìa cà phê, nên uống liên tục cho đến khi có dấu hiệu thuyên giảm.

Bài thuốc chữa đái tháo đường: Dùng 100 – 200 gram lá hẹ đem nấu cháo hoặc xào chín với thịt, tôm, nghêu,… Lưu ý, hạn chế sử dụng muối khi chế biến món ăn. Hoặc có thể sử dụng bài thuốc khác, sử dụng 150 gram củ rễ cây hẹ, 100 gram thịt sò đem nấu canh và sử dụng hằng ngày.

Bài thuốc chữa táo bón, nhuận tràng: Dùng hạt hẹ rang vàng rồi giã nhỏ. Mỗi lần sử dụng 5 gram để hòa với nước sôi uống mỗi ngày 3 lần.

Bài thuốc chữa đau răng: Dùng một nắm hẹ (dùng cả lá, rễ và gốc) giã nhuyễn rồi đắp vào chỗ đau. Thực hiện mỗi ngày đến khi giảm bớt các con đau.

Bài thuốc chữa đau họng: Dùng lá hẹ và củ hẹ rửa sạch, đem giã nát rồi đắp lên vùng cổ. Ngoài ra, nhai thêm củ cải và lá húng chanh để tăng công dụng.

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày, buồn nôn, đau vùng thượng vị: Sử dụng 250 gram cây hẹ, 25 gram củ gừng tươi, đem thái nhỏ rồi giã nát. Sau đó, lọc lấy nước cốt rồi đổ vào nồi nấu cùng với 250 gram sữa bò, đun nhỏ lửa. Sử dụng thuốc khi đang còn nóng, nếu thuốc nguội có thể hâm lại trước khi sử dụng.

Bài thuốc giúp bổ mắt: Sử dụng lá hẹ và gan dê mỗi loại 150 gram, thái nhỏ vừa dùng, đem ướp với gia vị theo sở thích của bản thân rồi bắp bếp lên xào khi chín tới. Sử dụng ngày cách ngày trong lộ trình là 10 ngày.

Bài thuốc chữa đái dầm ở trẻ em: Sử dụng 25 gram lá hẹ, 50 gram gạo tẻ (tương ứng một nắm tay). Lá hẹ đem giã nát rồi vắt lấy nước cốt đổ vào nồi cháo đang sôi, cho thêm một ít đường. Sử dụng cháo còn nóng hoặc nguội dần.

Bài thuốc chữa ghẻ: Sử dụng 50 gram lá hẹ, 30 gram rau cần, đem giã nát rồi chà xát nên vùng bị tổn thương mỗi ngày 2 lần.

Bài thuốc chữa viêm tai giữa: Dùng một nắm lá hẹ, đem rửa sạch bằng nước rồi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt để nhỏ vào tai mỗi ngày.

Bài thuốc chữa suyễn, khó thở: Sử dụng một nắm lá hẹ sắc lấy nước uống hoặc giã nát, vắt lấy nước cốt để dùng mỗi ngày.

Bài thuốc chữa xuất tinh sớm, liệt dương: Dùng 500 gram lá hẹ tươi rửa sạch rồi đem giã nát, vắt bỏ bã, sử dụng nước cốt để sử dụng mỗi ngày 2 lần.

Bài thuốc chữa đi tiểu nhiều lần: Dùng lá hẹ, cây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử với liều lượng bằng nhau. Đem tất cả nguyên liệu trên phơi hoặc sấy khô rồi tán thành bột mịn. Sử dụng 6 gram hòa với nước ấm để sử dụng mỗi ngày 2 lần.

Bài thuốc chữa bí kinh, kinh nguyệt không ổn định: Sử dụng 10 gram hạt hẹ, 10 gram hạt dành dành đem sắc uống mỗi ngày 2 lần. Hoặc có thể sử dụng bài thuốc khác, sử dụng 250 gram lá hẹ đem rửa sạch bằng nước rồi giã nát, vắt lấy nước cốt. Sau đó cho thêm một ít đường đỏ vào nước cốt rồi bắt lên bếp đun sôi, chia nhỏ thành các phần để sử dụng trong ngày.

Bài thuốc chữa trị (dân gian gọi là lòi dom): Sử dụng một nắm lá hẹ rửa sạch, thái thành từng đoạn nhỏ rồi giã nát và trộn với giấm, đảo nhẹ tay. Dùng 2 miếng vải sạch gói lấy hỗn hợp để chườm lên hậu môn.

10. Lưu ý

Trong quá trình sử dụng cây hẹ để làm dược liệu điều trị bệnh cho các đối tượng mắc phải các bệnh lý nêu trên, bệnh nhân cần lưu ý một vài điểm sau, phòng tránh các trường hợp gây hại đến sức khỏe của bản thân:

  • Không sử dụng cây hẹ để làm dược liệu cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong cây hẹ.
  • Chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng bị âm suy, bốc hỏa.
  • Tuyệt đối không được sử dụng cây hẹ cùng với thịt trâu và mật ong, bởi hai nguyên liệu này rất kỵ với cây hẹ.
  • Vào mùa nắng nóng, hạn chế sử dụng cây hẹ, tốt nhất là không nên sử dụng.

Cây hẹ không chỉ được sử dụng nhiều trong các món ăn như canh, súp, xào, cháo,… mà còn được biết đến là một dược liệu để điều trị bệnh lý thông thường như ho, sốt, đau họng, đau răng,… và còn có tác dụng chữa các bệnh lý ở mức độ phức tạp khác.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin về cây hẹ cũng như công dụng của chúng. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn đọc có thể tham khảo ý kiến tham vấn từ các bác sĩ để có phương pháp điều trị tốt nhất.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút