Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú? Có lây không?
Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú như nhiều bà mẹ khác hay không? Việc này có thể gây truyền nhiễm bệnh sang cho trẻ? Đây chính là những thắc mắc chung của nhiều bà mẹ khi mắc phải bệnh lý này. Nhìn chung, chưa có bằng chứng đầy đủ cho rằng virus viêm gan B lây qua sữa mẹ. Tuy nhiên, bạn cần có những biện pháp dự phòng đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú?
Viêm gan B được xem là một trong những bệnh lý lây nhiễm đe dọa đến sức khỏe trong cộng đồng trong nhiều năm qua. Bệnh có thể xảy ra với nhiều đối tượng, kể cả phụ nữ mang thai và cho con bú. Theo một số thống kê cho rằng, có đến 10 – 14% tỷ lệ người mắc phải bệnh lý này là phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ và tỷ lệ lây sang con là 44,7%.
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, người mẹ mắc phải bệnh lý viêm gan B có thể cho trẻ bú bình thường trong trường hợp trẻ đã được thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Cùng với đó, bạn nên tránh để con tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết huyết thanh của mẹ để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm virus sang trẻ.
Theo đó, trẻ cần được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống virus viêm gan B 100 đơn vị ngay sau khi sinh. Đồng thời sau đó phải tiến hành thực hiện tiêm vắc xin theo quy định cho áp dụng cho trẻ sơ sinh bao gồm: tiêm ngay sau khi sinh, tháng thứ 2 sau sinh và tháng thứ 3 sau sinh. Lúc này, cơ thể trẻ sẽ hình thành hàng rào bảo vệ khỏi lây nhiễm HBV lên đến 90%.
Trường hợp người mẹ mắc phải bệnh lý này kéo theo các vấn đề như vú nứt cổ gà, chảy máu hay tổn thương vú thì không nên cho trẻ bú trực tiếp. Bởi trẻ sẽ có nguy cơ cao tiếp xúc với dịch tiết huyết thanh của người mẹ.
Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan B – Các phương pháp và lưu ý
Viêm gan B có lây qua sữa mẹ không?
Trên thực tế, trong sữa mẹ vẫn có chứa một lượng virus viêm gan B nhất định. Tuy nhiên, chúng chỉ lây nhiễm qua 2 trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Virus viêm gan B lây nhiễm qua sữa mẹ nếu người mẹ đang mắc phải tình trạng đầu vú bị nứt, rạn, chảy máu hay vú bị tổn thương. Lúc này, viêm gan B có thể lây qua con đường truyền máu từ mẹ sang con và bạn tuyệt đối không nên cho trẻ bú nếu gặp phải vấn đề này.
- Trường hợp 2: Trẻ bị nứt miệng, tưa lưỡi. Lúc này, nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang trẻ cũng rất cao. Vì thế, bạn cần xử lý trước các vị trí tổn thương này cho trẻ và cần ngưng bú mẹ ngay cho đến khi phục hồi.
Mặc khác, bạn vẫn có thể cho trẻ bú bình thường nếu trong trường hợp trẻ đã được tiêm phòng đầy đủ như đã nói ở trên. Đồng thời, người mẹ cần cần tiến hành điều trị viêm gan B, cũng như tiến hành làm các xét nghiệm để nhằm hạn chế những biến chứng nguy hiểm mà bệnh viêm gan B có thể gây ra.
Cách phòng lây nhiễm bệnh viêm gan B
Phòng lây nhiễm bệnh viêm gan B trong quá trình cho con bú hiệu quả nhất chính là tiến hành thực hiện tiêm vắc-xin đầy đủ cho trẻ ngay từ khi mới chào đời. Điều này giúp cơ thể trẻ hình thành miễn dịch tốt với virus của bệnh và các bà mẹ có thể hoàn toàn an tâm khi nuôi con bằng sữa mẹ.
Dưới đây sẽ là một số biện pháp cách phòng lây nhiễm bệnh viêm gan B qua sữa mẹ
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng sức khỏe, tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ
- Nếu thấy đầu ti gặp phải các vấn đề bất thường gây tổn thương hoặc chảy máu thì nên hạn chế tối đa việc cho con bú để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm virus
- Tuân thủ phác đồ tiêm chủng vắc-xin của WHO và chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia để con được khỏe mạnh nhất.
- Cho trẻ tiêm vắc-xin trong vòng 24 tiếng sau khi chào đời để có thể hạn chế nguy cơ lây nhiễm
- Giữ tin thần thoải mái và xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ăn uống đủ chất và nghỉ ngơi điều độ còn có thể ngăn chặn virus sinh sôi.
Những thông tin giải đáp về vấn đề “Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú? Có lây không?” hy vọng đã có thể giúp bạn có thêm các kiến thức bổ ích. Tổ chức WHO đã đưa ra lời khuyên, trẻ sơ sinh cần được tiêm vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Vì chúng có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng ngừa lây nhiễm từ mẹ sang con cũng như qua sữa mẹ.
Có thể bạn quan tâm
- Xét nghiệm viêm gan C – Các phương pháp và lưu ý
- Virus viêm gan C có lây không? Cách phòng ngừa?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!