Chỉ số men gan là gì? Khi nào cảnh báo nguy hiểm?

Trong nhiều trường hợp, chỉ số men gan phản ánh những tổn thương và các vấn đề xảy ra ở gan, tổng quan về hiện tượng tế bào gan suy yếu và chết trên diện rộng làm giải phóng một lượng lớn men gan vào máu. Từ đó dẫn đến men gan cao. Chính vì thế, nếu muốn kiểm tra sức khỏe tổng thể và sức khỏe của gan, người bệnh nên so sánh chỉ số men gan sau khi làm xét nghiệm với các chỉ số bình thường.

Chỉ số men gan là gì?

Một trong những cơ quan quan trọng và đảm nhận nhiều chức năng nhất trong cơ thể người là gan. Cơ quan này giúp chuyển hóa các chất trong thức ăn sau khi được dung nạp thành những dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Đồng thời sàn lọc các chất gây bệnh, độc tố và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.

Chỉ số men gan là gì? Khi nào cảnh báo nguy hiểm?
Tìm hiểu chỉ số men gan là gì? Khi nào cảnh báo nguy hiểm? Biện pháp kiểm soát

Khi gan gặp vấn đề, tế bào gan bị tổn thương và chết trên diện rộng, gan sẽ nhanh chóng phóng thích một lượng lớn men gan vào trong máu. Điều này làm phát sinh hiện tượng men gan cao.Theo kết quả nghiên cứu, những bệnh nhân có nồng độ men gan trong máu cao thường có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó có ngộ độc tế bào gan, viêm gan cấp tính, viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan…

Để kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe của gan, mức độ tổn thương tế bào gan và xác định các bệnh lý, người bệnh cần tiến hành kiểm tra chức năng gan và chỉ số men gan trong máu.

Chỉ số men gan bình thường là mức cho phép về nồng độ men gan trong máu. Chỉ số này được xác định thông qua việc thực hiện các xét nghiệm về gan.

Dựa trên các chỉ số men gan đo được, bệnh nhân có thể xác định được nồng độ men gan trong máu (bình thường, tăng hoặc giảm). Từ đó xác định được những bệnh lý, vấn đề có nguy cơ xảy ra, sau đó áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp nhất, tránh gây nguy hiểm.

Ngoài da dựa vào kết quả xét nghiệm nồng độ men gan trong máu, bác sĩ chuyên khoa có thể xác định nguyên nhân cụ thể khiến tế bào gan bị tổn thương, các bệnh lý về gan hình thành và hướng điều trị.

Men gan là hệ thống enzym tương đối hoàn chỉnh của gan. Khi những tế bào gan bị lão hóa, già và chết đi, gan sẽ nhanh chóng phóng thích một lượng nhất định men gan vào trong máu (dưới 40 U/L).

Chỉ số men gan bình thường là mức cho phép về nồng độ men gan trong máu
Chỉ số men gan bình thường là mức cho phép về nồng độ men gan trong máu, được xác định cụ thể thông qua việc thực hiện các xét nghiệm về gan

Tham khảo thêm: 7 thuốc hạ men gan tốt nhất hiện nay và lưu ý khi dùng

Có 4 loại men gan, bao gồm:

  • Aspartate Transaminase (AST)
  • Alanine Transaminase (ALT)
  • Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT)
  • Phosphatase kiềm (ALP).

Đối với người bình thường, nồng độ men gan trong máu sau khi đo được sẽ đạt các mức sau:

  • Aspartate Transaminase (AST): Nồng độ Aspartate Transaminase trong máu thấp hơn 40 U/L (ở phụ nữ < 37 U/L).
  •  Alanine Transaminase (ALT): Nồng độ Alanine Transaminase trong máu thấp hơn 60 U/L (ở nam giới từ 11 – 50 U/L, ở phụ nữ từ 07 – 32 U/L).
  • Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT): Nồng độ Gamma Glutamyl Transpeptidase trong máu thấp hơn 40 U/L.
  • Phosphatase kiềm (ALP): Nồng độ Phosphatase kiềm dao động trong khoảng 30 – 115 U/L.

Những chỉ số nêu trên là chỉ số men gan chuẩn, thể hiện sức khỏe gan tốt đã được thống nhất thông qua nhiều xét nghiệm và công trình nghiên cứu trên cơ thể người. Trong 4 loại men gan nêu trên có Aspartate Transaminase (AST) và Alanine Transaminase (ALT) liên quan đến những tổn thương nghiêm trọng xảy ra ở gan, tế bào gan và thể hiện cho những bệnh lý ở gan.

Cụ thể thông qua nồng độ Aspartate Transaminase (AST) và Alanine Transaminase (ALT) trong máu, bác sĩ chuyên khoa có thể đo được mức độ tổn thương thực thể, xác định được những trường hợp viêm gan, nhiễm độc gan.

Đối với Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT), loại men gan này có thể bị chi phối, tăng giảm theo từng đợt bởi rượu, bia, thức uống chứa cồn, các thành phần hóa học và độc tố gây hại cho gan. Ngoài gan, chỉ số Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT) còn được tìm thấy ở lá lách, thận, tuyến tụy…

Đối với Phosphatase kiềm (ALP), loại men này được tìm thấy trong các đơn vị cấu trúc của gan. Nồng độ Phosphatase kiềm (ALP) trong máu thường tăng cao khi người bệnh mắc phải một hoặc nhiều bệnh lý về xương hoặc bị tắc nghẽn đường mật.

Chỉ số AST và ALT liên quan đến những tổn thương nghiêm trọng xảy ra ở gan
Chỉ số AST và ALT liên quan đến những tổn thương nghiêm trọng xảy ra ở gan, tế bào gan, thể hiện cho những bệnh lý ở gan

Chỉ số men gan bao nhiêu là cao?

Chỉ số men gan cao thể hiện cho những tổn thương, vấn đề xảy ra ở tế bào gan. Trong một số trường hợp men gan cao có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bao gồm: Bệnh viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan… Ngoài ra nồng độ men gan trong máu cao cũng là dấu hiệu cho thấy tim và thận đang gặp vấn đề.

Các bệnh lý, vấn đề ở gan thường không có triệu chứng, dấu hiệu nhận biết hoặc triệu chứng không rõ ràng ở giai đoạn nhẹ. Chính vì thế để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện khám sức khỏe và kiểm tra chức năng gan định kỳ 6 tháng/lần, tránh để bệnh phát triển, các triệu chứng nghiêm trọng xuất hiện.

Dựa vào kết quả xét nghiệm, người bệnh có thể xác định được nồng độ men gan ở hiện tại và các vấn đề liên quan. Tình trạng men gan cao sẽ xảy ra nếu các chỉ số men gan trong máu vượt quá ngưỡng cho phép. Cụ thể:

  • Aspartate Transaminase (AST): Nồng độ Aspartate Transaminase trong máu cao trên 40 U/L.
  •  Alanine Transaminase (ALT): Nồng độ Alanine Transaminase trong máu cao trên 40 U/L.
  • Gamma Glutamyl Transpeptidase (GGT): Nồng độ Gamma Glutamyl Transpeptidase trong máu cao trên 32 U/L.

Chỉ số men gan trong máu cao thường là hệ quả của các bệnh lý, vấn đề nghiêm trọng xảy ra ở gan. Bao gồm:

  • Suy gan
  • Viêm gan siêu vi
  • Bệnh gan di truyền
  • U gan
  • Bệnh gan nhiễm mỡ
  • Bệnh viêm gan tự miễn
  • Nhiễm độc thảo mộc
  • Bệnh gan do thuốc
  • Bệnh viêm đường mật xơ hóa…

Các biểu hiện thường gặp ở những người có chỉ số men gan cao (trường hợp nặng) gồm:

  • Vàng da
  • Nổi mẩn ngứa
  • Phân nhạt màu
  • Nước tiểu có màu sẫm
  • Ăn không ngon miệng
  • Đau bụng, đau hạ sườn bên phải
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Sốt nhẹ
  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
Buồn nôn và nôn ói
Buồn nôn và nôn ói là biểu hiện thường gặp ở những người có chỉ số men gan cao

Tham khảo thêm: Chỉ số AST (SGOT) trong máu là gì? Khi nào bị gan?

Khi nào chỉ số men gan cảnh báo nguy hiểm?

Đối với trường hợp nhẹ, chỉ số men gan trong máu thường tăng từ 1 – 2 lần so với chỉ số bình thường. Đối với những trường hợp nặng, cảnh báo nguy hiểm, nồng độ men gan trong máu tăng trên 5 lần so với chỉ số bình thường. Trường hợp này cần được thăm khám, xác định nguyên nhân và áp dụng ngay các phương pháp điều trị để tránh gây nguy hiểm.

Riêng đối với những trường hợp bị suy gan cấp tính, nồng độ men gan trong máu có thể nhanh chóng tăng cao và đạt mức 5.000 U/L. Đối với những người lạm dụng rượu bia, nồng độ men gan trong máu tăng từ 2 – 10 lần so với chỉ số bình thường.

Những trường hợp có chỉ số men gan cao, đạt mức nguy hiểm, người bệnh cần dựa vào nồng độ của từng loại men gan trong máu để đánh giá tình trạng sức khỏe và xác định chính xác bệnh lý. Trong đó nồng độ men gan trong máu đột ngột tăng cao thể hiện cho mức độ nghiêm trọng và phạm vi tổn thương tế bào gan.

Do đó khi có nồng độ men gan cao, tốt nhất bạn nên chữa bệnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để khắc phục bệnh lý. Đồng thời phòng ngừa phát sinh các biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạn.

Biện pháp giúp kiểm soát chỉ số men gan

Ngưng sử dụng rượu bia, thức uống có cồn là điều đầu tiên cần thực hiện khi áp dụng các biện pháp giúp kiểm soát chỉ số men gan. Bởi đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến chỉ số men gan tăng cao, làm suy giảm chức năng gan, phá hủy và gây hoại tử các tế bào gan.

Ngoài ra để kiểm soát nồng độ men gan trong máu, bạn có thể áp dụng thêm một số biện pháp đơn giản được liệt kê dưới đây. Bao gồm:

  • Sử dụng thuốc chữa bệnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc, không dùng thuốc bừa bãi và không kéo dài thời gian dùng thuốc so với quy định. Bởi thuốc cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp làm chi phối chỉ số men gan.
  • Không dùng chất kích thích.
  • Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, tránh làm việc gắng sức.
  • Thư giãn đầu óc, suy nghĩ tích cực, tránh căng thẳng, tránh buồn rầu, lo lắng quá mức.
  • Chú ý đến thực đơn ăn uống mỗi ngày, nên duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu, tốt cho gan. Cụ thể: Thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, axit béo omega-3… Dùng dầu thực vật thay thế cho dầu động vật.
  • Không sử dụng những loại thực phẩm có khả năng gây độc và làm tăng áp lực lên các hoạt động của gan. Cụ thể, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo, thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp và chứa nhiều chất bảo quản, thức ăn chứa nhiều đường, thực phẩm mặn…
  • Uống nhiều nước mỗi ngày. Tốt nhất nên uống đủ 2 lít nước để hỗ trợ hoạt động đào thải độc tố ở gan, giúp thanh lọc cơ thể. Có thể tăng cường bổ sung thêm nước ép hoa quả, nước ép rau củ để cung cấp nước và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Kiểm soát men gan bằng một số loại thức uống từ thảo mộc như hoa atiso, hạt sen, cà gai leo, nhân trần, lá sen…
  • Tránh thức khuya, nên ngủ trước 23 giờ và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để các hoạt động của gan được hỗ trợ, gan có thời gian nghỉ ngơi và tái tạo.
  • Kiểm tra sức khỏe tổng thể và xét nghiệm kiểm tra chức năng gan định kỳ 6 tháng/lần. Nếu có vấn đề về chỉ số men gan, bạn cần tiến hành xác định nguyên nhân và chữa bệnh với các phương pháp phù hợp.
Đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết
Đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, loại bỏ thực phẩm gây hại là biện pháp giúp kiểm soát chỉ số men gan

Nhìn chung, chỉ số men gan bình thường là mức cho phép về nồng độ men gan trong máu, được xác định cụ thể thông qua việc thực hiện các xét nghiệm về gan. Trong trường hợp gan gặp vấn để, tế bào gan bị tổn thương, chỉ số này sẽ tăng đột ngột tăng cao dựa trên phạm vi tổn thương và mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên dù ở trường hợp nặng hay nhẹ, bệnh nhân vẫn nên tiến hành thăm khám và điều trị bệnh lý nguyên nhân càng sớm càng tốt. Tránh để nồng độ men gan trong máu tăng kéo dài dẫn đến nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm

Nóng gan là gì? Triệu chứng, cách điều trị, khắc phục

Bệnh nóng gan hình thành và tiến triển do chế độ ăn uống giàu chất béo, uống nhiều rượu bia,...

Xét nghiệm viêm gan (A, B, C…) ở đâu tốt, uy tín?

Viêm gan là một trong những bệnh lý khá phổ biến hiện nay, có thể gặp phải ở mọi đối...

Chỉ số ALT là gì? Khi nào bình thường – đáng lo?

ALT (alanine aminotransferase) là chỉ số men gan giúp xác định tình trạng tổn thương tế bào gan. Tùy thuộc...

Men gan là gì? Dấu hiệu tăng – giảm và lưu ý

Men gan là chất xúc tác sinh học có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất của...

Chữa viêm gan B bằng cây chó đẻ có hiệu quả không?

Bài thuốc chữa viêm gan B bằng cây chó đẻ đang được nhiều người áp dụng. Trên thực tế, dùng...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. kimhuynhkimhuynh says: Trả lời

    toi da an chay 10 nam hang nam di thu mau men gan tot nay toi an man lai trong mot thang di kiem tra mau men gan tang cao len 3 lan vi sao vay

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *