Viêm gan A có lây không? Làm sao phòng ngừa?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm gan A là một bệnh lý liên quan đến gan do loại virus siêu vi gây ra. Theo nhận định của chuyên gia, căn bệnh này có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua một số con đường lây lan cụ thể. Do đó, tìm hiểu rõ các con đường lây nhiễm bệnh viêm gan A là cách tốt nhất để bạn có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

bệnh viêm gan A có lây không?
Bệnh viêm gan A có phải là bệnh lây nhiễm không? Lây qua các con đường nào? – Giải đáp thắc mắc

Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm gan A

Viêm gan A là một dạng của bệnh viêm gan thuộc bệnh lý gan mật và phần đông người bệnh mắc phải. Tuy nhiên, nếu so với bệnh viêm gan B hoặc C thì căn bệnh này khá ít người biết đến.

Đây là tình trạng gan bị viêm do virus HVA – một loại virus siêu vi tấn công và gây nên. Khi nhiễm virus HVA, người bệnh có thể gặp phải một số thay đổi bất thường tương ứng với một số triệu chứng điển hình như: vàng da, nước tiểu đổi màu, cơ thể mệt mỏi, dễ mất sức, ăn uống kém, dễ đau bụng, tiêu chảy,… Đây đều là những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm gan nói chung và bệnh viêm gan A nói riêng. Bên cạnh đó, triệu chứng của bệnh viêm gan A còn có những triệu chứng nhận biết khác như đau tức hạ sườn bên trái, đi đại tiện phân lỏng và có màu bạc xỉn,…

bệnh viêm gan A có nguy hiểm không?
Viêm gan A là tình trạng lá gan bị nhiễm virus siêu vi HVA

Các triệu chứng của bệnh viêm gan A thường không rõ ràng ở những thời điểm đầu và dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Các triệu chứng có thể kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng và trở nên nghiêm trọng hơn khi chuyển sang giai đoạn mãn tính. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, người bệnh sẽ được khôi phục hoàn toàn và không tổn thương gan vĩnh viễn. Suy gan cấp hay tử vong là những trường hợp hiếm gặp khi mắc bệnh viêm gan A.

Bệnh viêm gan A có lây không? Lây qua những con đường nào?

Đối với vấn đề bệnh viêm gan A có lây không, nhiều chuyên gia khẳng định, bệnh viêm gan A hoàn toàn có khả năng lây nhiễm từ người sang người và có thể bùng phát thành một dịch bệnh trên diện rộng. Căn bệnh này chủ yếu lây truyền qua một số con đường cụ thể, như:

  • Uống nước không hợp vệ sinh hay thức ăn bẩn có chứa virus HVA;
  • Sử dụng chung một số vật dụng cá nhân với người nhiễm virus viêm gan A như: khăn lau mặt, bàn chải đánh răng, cốc uống nước,…;
  • Ăn hoặc uống chung thức ăn hay đồ uống với những người mắc bệnh viêm gan A;
  • Bệnh viêm gan A cũng có khả năng lây qua đường tình dục nếu quan hệ không an toàn. Cụ thể là tiếp xúc với hậu môn của người mắc bệnh viêm gan A.

Không riêng gì bệnh viêm gan B hoặc C, viêm gan A cũng có khả năng lây nhiễm qua đường máu vì có rất ít virus trong máu. Tuy nhiên, hình thức lây nhiễm này còn rất hiếm và ít gặp phải.

Xem thêm: Xét Nghiệm Viêm Gan A Nào Chẩn Đoán Chính Xác?

Viêm gan A khi nào cần tìm gặp bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp viêm gan A cấp tính thường có diễn biến nhẹ. Lúc này, người bệnh có thể cải thiện bệnh tình thông qua việc điều trị nội khoa kết hợp với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để tránh làm cho gan hoạt động quá mức. Tuy nhiên, không phải vì việc dễ điều trị mà bạn nên chủ quan với sức khỏe của chính mình. Khi đó, bạn nên chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để có những phác đồ điều trị phù hợp.

Người bệnh cần nhanh chóng tiến hành thăm khám nếu bản thân xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Vàng da, mắt vàng;
  • Cơ thể xuất hiện mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu;
  • Buồn nôn hoặc nôn trong khi ăn;
  • Ăn uống không ngon dẫn đến suy nhược cơ thể và sụt cân nghiêm trọng;
  • Nước tiểu bị thay đổi bất thường, màu sẫm hơn…
viêm gan a khi nào cần gặp bác sĩ
Chủ động thăm khám và xét nghiệm nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh viêm gan A hay thành viên trong gia đình có tiền sử mắc phải căn bệnh này

Ngoài việc cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên, nếu rơi vào các trường hợp sau, bạn cũng cần tiến hành thăm khám, kiểm tra sức khỏe để đảm bảo sự an toàn cũng như phát hiện bệnh càng sớm càng tốt:

  • Gia đình có người từng hoặc đang mắc bệnh viêm gan A;
  • Sống chung với người bị viêm gan A;
  • Quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh viêm gan A.

Những biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan A hiệu quả

Trên thực tế, các đối tượng có sức đề kháng tốt sẽ ít bị lây nhiễm bệnh viêm gan A hơn nhưng tuyệt đối không được chủ quan với sức khỏe của bản thân mình. Một lối sống lành mạnh, tích cực sẽ có tác động tích cực trong việc phòng ngừa tình trạng lây lan bệnh viêm gan A. Mọi người cần chú ý đến một số vấn đề sau:

Tiêm ngừa bệnh viêm gan A

Hiện nay, số người bị nhiễm viêm gan A đang có chiều hướng gia tăng trong những khoảng thời gian gần đây. Căn bệnh này vẫn chưa có các phương pháp điều trị đặc hiệu. Do đó, tiêm ngừa là một trong những cách phòng bệnh viêm gan A hiệu quả nhất hiện nay. Một liệu trình cần tiêm đủ 2 mũi và khoảng cách giữa các lần tiêm ít nhất là 6 tháng., Khi tiêm đủ liều, cơ thể sẽ tự hình thành hệ thống hoàn chỉnh chống lại virus HVA.

biện pháp phòng ngừa lây lan bệnh viêm gan A
Tiêm vắc xin là một trong những biện pháp phòng ngừa lây lan bệnh viêm gan A hiệu quả nhất nhì hiện nay

Một số đối tượng được chuyên gia khuyến khích nên tiêm ngừa viêm gan A theo lịch tiêm chủng là:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 năm tuổi;
  • Quan hệ đồng giới nam;
  • Người mắc bệnh gan mãn tính;
  • Đối tượng có tiền sử rối loạn đông máu;
  • Người tiếp xúc với đối tượng mắc bệnh viêm gan A;
  • Người vô gia cư;
  • Người nghiện thuốc;
  • Người du lịch đến một số địa điểm có tần suất bệnh cao…

Gợi ý: 10 Địa Chỉ Tiêm Phòng Viêm Gan A Uy Tín Nhất (Có Giá Cụ Thể)

Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống ở mỗi đối tượng luôn đề cao bởi đây cũng chính là một trong những “liều thuốc” vừa có tác dụng chữa bệnh vừa giúp chữa bệnh. Riêng với căn bệnh viêm gan A, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau để phòng tránh tình trạng lây nhiễm:

  • Thực hiện chế độ ăn chín uống sôi. Đặc biệt là khi ăn, bạn nên lựa chọn những thực phẩm tươi sống và chế biến kỹ để tiêu diệt một số vi khuẩn có thể làm hại đến đường ruột và cả gan. Tuyệt đối không được ăn các thức ăn tươi sống và chưa được làm sạch;
  • Nên ăn các thức ăn mềm, lỏng, thức ăn dễ tiêu hóa để tránh tạo áp lực quá lớn lên gan và một số cơ quan khác;
  • Tăng cường bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng. Những dưỡng chất này có nhiều trong rau xanh, củ quả và trái cây;
  • Mỗi ngày nên uống từ 2 – 2,5 lít nước lọc, bạn cũng có thể uống nước ép hoa quả hay nước sinh tế để thay thế;
  • Hạn chế tối đa việc dung nạp vào cơ thể đồ uống có cồn như bia, rượu hay các chất kích thích khác. Đây đều là những thủ phạm làm ảnh hưởng đến chức năng của gan;
  • Trước khi ăn uống, cần vệ sinh sạch sẽ bàn tay bằng xà phòng để phòng tránh việc một số vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể, trong đó có virus viêm gan A.
biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan A
Tăng cường bổ sung cho cơ thể các thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin để cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe và phòng ngừa sự lây nhiễm bệnh viêm gan A

Xây dựng lối sống lành mạnh

Ngoài chế độ ăn uống điều độ và khoa học, bạn cũng cần chú trọng hơn đến việc xây dựng lối sống lành mạnh để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm gan A. Một số lưu ý cần ghi nhớ như:

  • Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn với khói bụi. Nếu có nhu cầu ra ngoài, bạn nên trang bị một số đồ dùng cá nhân để che chắn như mũ, áo quần dài tay, khẩu trang,…;
  • Tuyệt đối không được sử dụng chung một số vật dụng với người mắc bệnh gan, đặc biệt là những vật dụng dễ gây chảy máu như: dao lam, cây cạo râu, dụng cụ cắt móng tay, bàn chải đánh răng;
  • Tăng cường vận động cơ thể để tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch cũng như giúp cơ thể được săn chắc và phòng ngừa một số bệnh tật tiềm ẩn có thể khởi phát;
  • Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái bằng cách giải tỏa sự căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn đầu óc bằng việc đọc sách;, nghe nhạc hay hành thiền để tập trung suy nghĩ.
biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh viêm gan A
Không sử dụng chung đồ cắt móng tay với các đối tượng mắc bệnh viêm gan A

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thông tin “Bệnh viêm gan A có lây không, qua những con đường nào?” cũng như một số biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc bảo vệ sức khỏe khỏi sự lây lan. Bên cạnh đó, nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh viêm gan A, bạn nên chủ động thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được kiểm tra sức khỏe, phát hiện bệnh sớm nếu có và đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Các Thuốc Điều Trị Viêm Gan B Cho Bà Bầu Tốt Nhất

Các thuốc điều trị viêm gan B cho bà bầu thường được chỉ định cho bệnh nhân có nồng độ...

Người bị bệnh gan, viêm gan nên ăn và kiêng gì tốt?

Gan có vai trò tiêu hóa và chuyển hóa tất cả các chất lưu hành trong cơ thể, kể cả...

Tiêm Phòng Viêm Gan A Khi Nào? Ở Đâu? Bảng Giá Mới

Tiêm phòng viêm gan A là việc làm cần thiết niên được tiến hành ngay khi trẻ đủ 12 tháng...

Viêm gan E là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm gan E là bệnh gan xảy ra do sự xâm nhập và tác động của Hepatitis E virus (HEV)....

Chỉ số ALT là gì? Khi nào bình thường – đáng lo?

ALT (alanine aminotransferase) là chỉ số men gan giúp xác định tình trạng tổn thương tế bào gan. Tùy thuộc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *