Virus Viêm Gan B Có Lây Qua Đường Ăn Uống Không?

Virus viêm gan B có lây qua đường ăn uống không? là vấn đề không chỉ khiến cho nhiều người bệnh quan tâm mà còn cả những người thân và bạn bè xung quanh. Bởi lẽ, ai cũng biết, mức độ lây lan của bệnh lý này là khá nguy hiểm và có thể gây ra các diễn biến khó lường. Để có thể phòng ngừa truyền nhiễm cũng như phòng bệnh hiệu quả, bạn nên trang bị đầy đủ kiến thức và tham khảo giải đáp về vấn đề trên qua thông tin dưới đây.

Virus viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Viêm gan B được xem là một bệnh lý khá nguy hiểm bởi nó có thể sẽ phát triển khá nhanh chóng và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người nếu không được phát hiện một cách kịp thời và nhanh chóng. Theo đó, khi virus xâm nhập vào cơ thể chúng có thể sẽ phát triển từ giai đoạn cấp tính lên mãn tính rất nhanh nếu kèm theo các yếu tố tác động đến gan như: rượu bia, chất kích thích, đồ ăn nhiều chất béo, đạm, đường,…

Hội tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về YHCT cùng việc sở hữu bài thuốc mang tính đặc trị, đem lại hiệu quả xử lý bệnh cao, triệt để được kế thừa từ Y pháp Hải Thượng Lãn Ông, Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi phiền toái, lo lắng do các bệnh về gan gây ra. Đây hiện đang là địa chỉ chữa bệnh gan được tin tưởng, đánh giá cao nhất hiện nay.
Virus viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?
Việc ăn riêng với người bệnh là không cần thiết bởi loại virus này không gây lây nhiễm qua đường ăn uống nên bạn có thể hoàn toàn an tâm.

Thông thường, khi nhiễm phải virus viêm gan B (HBV) người bệnh thường không có các biểu hiện rõ ràng, nhất là trong giai đoạn đầu bởi sự ảnh hưởng chưa quá lớn. Đó cũng chính là lý do nhiều người thường phát hiện bệnh khi nó đã bước sang giai đoạn nguy hiểm. Lúc này, người bệnh thường sẽ có những biểu hiện như đau mỏi toàn thân, nước tiểu sẫm màu, chán ăn,… Bệnh cũng có thể sẽ dẫn tới xơ gan, ung thư gan.

Các đường lây nhiễm viêm gan B chủ yếu là qua đường máu do người lành tiếp xúc với các vật dụng nhiễm virus từ người bệnh. Nó có thể xảy ra trong một số trường hợp truyền máu hoặc các chế phẩm qua máu, phẫu thuật, tiêm chích ma túy,… Ngoài ra, khi sử dụng chung dao cạo râu hoặc bàn chải đánh răng chung với người bệnh cũng có thể có nguy cơ lây nhiễm cao do  vấy máu từ người bệnh.

Virus viêm gan B được ghi nhận không gây lây lan qua tiếp xúc như bắt tay, ho, hắt hơi, ăn thực phẩm được nấu bởi người bệnh,… Bệnh lý này thường không lây qua nước hay qua đường ăn uống chung hoặc tiếp xúc thông thường. Chính vì thế, việc ăn riêng và sinh hoạt riêng với người bệnh là không cần thiết. Điều này có nghĩa là loại virus này không gây lây nhiễm qua đường ăn uống nên bạn có thể hoàn toàn an tâm.

Những con đường lây truyền của virus viêm gan B

Để chủ động phòng ngừa lây truyền virus viêm gan B bạn nên tìm hiểu đầy đủ về cách phòng ngừa, đặc biệt là những con đường có thể lây nhiễm. Thông thường, bệnh lý này có thể truyền từ người bệnh sang người lành qua 3 đường chủ yếu như sau:

1. Đường tình dục

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, virus viêm gan B lây qua đường tình dục là tình trạng nhiễm khuẩn lây truyền từ người này sang người khác trong khi quan hệ tình dục. Thông thường, những trường hợp này thường được ghi nhận do nhiều người vẫn chưa đủ kiến thức và lường trước được hậu quả nên đã xảy ra các trường hợp đáng tiếc. Theo đó, việc quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng bao cao su) chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh cao.

Virus viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?
Việc quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng bao cao su) chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh cao.

Virus viêm gan B trong cơ thể người bệnh thường tồn tại trong dịch âm đạo, tinh dịch, vì thế, nó có thể xâm nhập vào cơ thể nếu trong quá trình quan hệ không có các biện pháp bảo vệ an toàn. Không những vậy, trường hợp lây nhiễm cũng có thể xảy ra nếu phận sinh dục của đối phương bị vết xước có máu.

2. Đường máu

Máu là nơi có chứa số lượng virus viêm gan B lớn nhất trong cơ thể. Vì thế, nếu da hoặc niêm mạc của người bệnh bị trầy xước, bị thương có thể sẽ gây lây lan bệnh cho người lành nếu không may tiếp xúc với máu của họ. Hoặc trong trường hợp ngược lại, người lành bị các vết thương hở ngoài ra và không được xử lý đúng cách, kịp thời có thể khiến cho nguy cơ virus gây bệnh xâm nhập là rất cao.

Ngoài ra, virus lây nhiễm qua đường máu còn có thể được ghi nhận trong các trường hợp như sử dụng dịch vụ nha khoa, xăm hình, dùng chung dao cạo, tái sử dụng kim và ống tiêm,…

3. Đường từ mẹ sang con

Đường lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con có thể ghi nhận trong các giai đoạn sau:

  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ: Tỷ lệ lây nhiễm chiếm khoảng 1%
  • Trong 3 tháng giữa thai kỳ: Tỷ lệ lây nhiễm virus chiếm khoảng 10%
  • Trong 3 tháng cuối thai kỳ:  Thời kỳ này có khả năng lây nhiễm rất cao và có thể chiếm đến 70%, nhất là trong quá trình sinh nếu không có các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ thì lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con lên đến 90%.

Bài viết đã giải đáp các thắc mắc về “Virus viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?”. Hy vọng bài viết đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về các con đường lây truyền bệnh để biết cách phòng tránh. Virus viêm gan B lây truyền nhanh chóng và có khả năng tiến triển đến giai đoạn nguy hiểm hơn. Vì vậy mọi người cần tham khảo một số cách phòng tránh bệnh và tham gia tiêm ngừa đầy đủ.

TIN XEM THÊM

Nóng gan là gì? Triệu chứng, cách điều trị, khắc phục

Bệnh nóng gan hình thành và tiến triển do chế độ ăn uống giàu chất béo, uống nhiều rượu bia,...

Viêm gan B có lây không? Làm sao phòng ngừa?

Cũng như một số bệnh viêm gan khác, viêm gan B là một căn bệnh lây nhiễm từ người bệnh...

Bảng Giá Chích Ngừa Viêm Gan B Mới Nhất (Cập Nhật)

Chích ngừa viêm gan B là việc làm cần thiết để bảo vệ cơ thể bạn trước sự tấn công...

Virus viêm gan C tồn tại được bao lâu ngoài cơ thể?

Trong 5 loại virus gây viêm gan siêu vi, virus viêm gan C (HCV - Hepatitis C Virus) được đánh...

TOP 10 Địa Chỉ Tiêm Phòng Viêm Gan B Tốt Tại Hà Nội

Trước nhu cầu tiêm ngừa viêm gan B ngày càng tăng của người dân, rất nhiều bệnh viện và trung...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.