Người Bị Viêm Gan B Sống Được Bao Lâu? Điều Cần Biết

Viêm gan B là một dạng bệnh truyền nhiễm và có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh, nhất là suy gan, ung thư gan. Chính vì vậy mà vấn đề “người bị viêm gan B sống được bao lâu?” được đông đảo bệnh nhân quan tâm. Việc thiếu hụt kiến thức chung về bệnh khiến cho nhiều người hoang mang, lo lắng quá mức sẽ vô tình ảnh hưởng đến quá trình điều trị chung. 

Hiểu hơn về bệnh viêm gan B

Viêm gan B được đánh giá là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có mức độ ảnh hưởng rộng rãi đến nhiều lứa tuổi và đối tượng trên toàn cầu. Bệnh khởi phát bằng sự tấn công của virus siêu vi B (HBV) vào cơ thể. Chúng gây tổn thương cho các tế bào gan và dẫn đến viêm gan.

Bài thuốc chữa bệnh gan Bảo nam Ích can thang đã giúp hàng ngàn người mắc các bệnh về gan (viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, men gan cao, suy giảm chức năng gan, u gan lành tính,...) thoát khỏi bệnh một cách nhanh chóng và triệt để nhờ thành phần dược liệu đặc trị cùng cơ chế tác động chuyên sâu, tận gốc. Bài thuốc được người bệnh đánh giá rất tốt và truyền tai nhau lựa chọn ngày càng nhiều.

Virus HBV có khả năng tồn tại cao ngay cả trong những môi trường khắc nghiệt. Thử nghiệm cho thấy, trong điều kiện nước sôi có nhiệt độ 100 độ C, virus HBV vẫn có thể sống sót được đến 30 phút, còn trong môi trường âm 20 độ thì thời gian tồn tại của chúng lên đến 20 năm.

Người bị viêm gan B sống được bao lâu?
Người bị viêm gan B sống được bao lâu là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân

Đặc biệt, virus HBV có thể lây truyền cho người khỏe mạnh thông qua nhiều con đường khác nhau như:

  • Đường máu: Truyền máu của người nhiễm virus, dùng chung kim tiêm, dao cạo râu, dụng cụ xăm người…
  • Quan hệ tình dục: Không mang bao cao su bảo vệ khi quan hệ với người bệnh, quan hệ qua đường hậu môn, thay đổi bạn tình liên tục mà không có biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ.
  • Mẹ lây truyền cho con
  • Dùng chung đồ cá nhân với người bệnh, chẳng hạn như chén, đũa, thìa, ly uống nước, bàn chải đánh răng…

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus HBV không hoạt động ngay mà thường ủ bệnh từ 3 – 6 tháng. Khoảng thời gian này có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và sức đề kháng của bệnh nhân. Khi hoạt động, chúng tấn công vào các tế bào gan và gây tổn thương gan cấp tính. Một số bệnh nhân có khả năng tự miễn dịch với virus nên HBV có thể bị tiêu diệt sạch trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu sau 6 tháng mà virus vẫn còn thì bệnh viêm gan B sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và người bệnh phải mang virus HBV trong cơ thể suốt đời.

Với diễn biến trên, bệnh viêm gan B được chia thành 2 giai đoạn phát triển chính như sau:

  • Viêm gan B cấp tính: Giai đoạn này, bệnh khởi phát một cách đột ngột và kéo dài trong khoảng 6 tháng. Hầu hết người bệnh đều không có triệu chứng hoặc nếu có thì khá nhẹ, chỉ xuất hiện thoáng qua. Do vậy mà không phải ai cũng phát hiện được bệnh viêm gan B trong giai đoạn sớm.
  • Viêm gan B mãn tính: Virus HBV tồn tại trong cơ thể quá 6 tháng thì người bệnh được xác định là bị viêm gan B mãn tính. Những con virus còn tồn tại có khả năng sống dai dẳng và tiếp tục phát triển mạnh về số lượng khiến người bệnh bị tổn thương gan nặng nề. Nghiêm trọng hơn, người bị viêm gan B có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm như xơ gan, suy giảm chức năng gan hay ung thư gan.

Người bị viêm gan B sống được bao lâu?

Với những diễn biến phức tạp ở trên, nhiều người khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan B khá lo lắng cho rằng bản thân đang mang “án tử” trong người. Mặc dù vậy, căn bệnh này không đáng sợ như nhiều người tưởng tượng. Nếu được kiểm soát tốt và điều trị đúng cách, người bệnh vẫn có thể sống thêm nhiều năm giống như người bình thường.

Tuy nhiên, chúng ta không thể đưa ra được câu trả lời chính xác cho vấn đề người bị viêm gan B sống được bao lâu bởi tuổi thọ của bệnh nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là tình trạng bệnh của mỗi cá nhân:

Bị viêm gan B cấp tính sống được bao lâu?

Viêm gan B cấp tính là giai đoạn sớm của bệnh. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn này đều có khả năng tự phục hồi. Có đến 90% các trường hợp khỏi bệnh trong vòng 6 tháng mà và vẫn tiếp tục duy trì cuộc sống như một người bình thường khỏe mạnh. Chỉ có khoảng 10% là tiến triển thành mãn tính và mang trong mình virus HBV đến suốt đời.

Bị viêm gan B cấp tính sống được bao lâu?
Phần lớn các trường hợp bị viêm gan B cấp tính đều có khả năng hồi phục trong vòng 6 tháng và sống khỏe mạnh bình thường

Mặc dù bệnh viêm gan B cấp tính có khả năng phục hồi cao nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan. Cần duy trì tái khám định kỳ sau mỗi 3 – 6 tháng để kiểm tra men gan, đánh giá chức năng gan và theo dõi tiến triển của bệnh để có biện pháp xử lý, can thiệp kịp thời. Tránh để bệnh tiến triển thành mãn tính hoặc gây ra biến chứng nguy hiểm.

Tiên lượng sống của bệnh nhân bị viêm gan B mãn tính

Ở giai đoạn mãn tính, người bị viêm gan B sống được bao lâu? Do bệnh viêm gan B mạn không thể chữa khỏi dứt điểm và có thể gây ra nhiều biến chứng nên nhiều bệnh nhân khá lo lắng cho sức khỏe cũng như tuổi thọ của bản thân.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, mặc dù tổn thương do viêm gan B gây ra có thể tiến triển thành ung thư gan nhưng đây là một biến chứng không phổ biến. Tuy nhiên, trong trường hợp không may bị ung thư gan, bệnh nhân chỉ sống thêm được từ 2 – 5 năm.

Một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh nhân bị viêm gan B như:

  • Người bệnh có biến chứng hay không và mức độ nghiêm trọng của các biến chứng.
  • Khả năng miễn dịch và thể trạng chung của người bệnh.
  • Phương pháp chữa bệnh. Nếu có phác đồ điều trị viêm gan B phù hợp, người bệnh có thể kiểm soát tốt các triệu chứng và ngăn chặn được những biến chứng nguy hiểm. Thực tế, nhiều người dù mắc căn bệnh này cũng có thể sống khá thọ.
  • Tâm lý, chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh: Các trường hợp có lối sống lạc quan, lành mạnh sẽ kéo dài đáng kể thời gian sống.

Làm thế nào để kéo dài thời gian sống cho người bị viêm gan B?

Để kéo dài tuổi thọ, người bị viêm gan B cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ

Phương pháp điều trị viêm gan B có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chữa trị thành công của mỗi ca bệnh. Để bảo tồn chức năng gan và ngăn chặn bệnh viêm gan B tiến triển nặng hơn, người bệnh cần chủ động thăm khám ngay từ khi phát hiện dấu hiệu đầu tiên, đồng thời tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Một số trường hợp có thể được bác sĩ yêu cầu dùng thuốc ức chế virus HBV. Thuốc được bào chế theo đường uống hoặc đường tiêm. Hãy uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và tái khám định kỳ để theo dõi được kết quả điều trị.

Trong quá trình dùng thuốc điều trị viêm gan B cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Không tự mua thuốc về uống khi chưa được bác sĩ cho phép hoặc tự điều trị theo đơn thuốc của các bệnh nhân mắc viêm gan B khác.
  • Không uống thuốc quá liều hoặc thấp hơn liều chỉ định. Uống thuốc đúng liều, đủ giờ và đủ thời gian.
  • Tái khám khi hết thuốc. Tránh dùng lại đơn thuốc cũ

2. Tránh stress

Bệnh viêm gan B có khả năng lây lan qua nhiều con đường khác nhau, bao gồm cả tiếp xúc với nước bọt của người bệnh. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân khá tự ti, né tránh gần gũi hay tiếp xúc hay sinh hoạt ăn uống chung với người khác. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho người bệnh sa sút tinh thần, làm suy giảm sức đề kháng và tác động tiêu cực đến quá trình điều trị bệnh.

người bị viêm gan B mãn tính sống được bao lâu
Giảm stress, căng thẳng có thể giúp người bị viêm gan B kéo dài thời gian sống

Chính vì vậy, người bị viêm gan B không nên lo lắng, căng thẳng quá mức khiến bệnh tình trở nặng. Chú ý sắp xếp công việc hàng ngày cho hợp lý để thần kinh không bị quá tải. Cố gắng duy trì thái độ tích cực, lạc quan trong cuộc sống.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên chia sẻ, trò chuyện với người thân để họ có nhận thích chính xác hơn về bệnh viêm gan B. Bệnh nhân vẫn có thể sống sinh hoạt và làm việc bình thường nhưng không nên dùng chung chén, bát, dao cạo râu với người khác và mang bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm cho bạn đời của mình. Khuyến khích thân nhân nên đi chích ngừa viêm gan B để có miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm virus HBV.

3. Nghỉ ngơi đầy đủ

Người bị viêm gan B cần được nghỉ ngơi nhiều để cơ thể bớt mệt mỏi. Ngủ đủ giấc cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch, tạo điều kiện để cơ thể kháng lại virus HBV tốt hơn. Điều này giúp bệnh được kiểm soát tốt và là một trong những yếu tố góp phần kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Trong sinh hoạt hàng ngày người bệnh cần lưu ý tránh lao động quá sức. Lựa chọn những công việc phù hợp với sức khỏe để làm.

4. Rèn luyện thể chất mỗi ngày

Tập thể dục mỗi ngày cũng là một cách để nâng cao sức khỏe và giúp người bị viêm gan B kéo dài thời gian sống. Duy trì thói quen tập luyện các bộ môn thể dục, thể thao nhẹ nhàng, vừa sức 20 – 30 phút mỗi ngày mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh như:
  • Tăng khả năng miễn dịch, giúp cơ thể có sức đề kháng với virus HBV tốt hơn.
  • Kích thích lưu thông máu đến gan để các mô bị tổn thương nhanh được tái tạo.
  • Tăng cường chức năng hoạt động của gan cũng như toàn bộ các cơ quan trong cơ thể như xương khớp, tiêu hóa hay hô hấp. Từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

5. Có chế độ dinh dưỡng phù hợp khi bị viêm gan B

Tuân thủ một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp nâng cao sức khỏe của gan và giúp cơ quan này nhanh hồi phục. Người bệnh nên duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng với nguồn thực phẩm đa dạng, phong phú để cơ thể không bị thiếu hụt dưỡng chất.

Trong thực đơn hàng ngày, người bị viêm gan B nên ưu tiên các thực phẩm chứa nhiều chất đạm, nhất là đạm thực phẩm. Dưỡng chất này là vật liệu không thể thiếu cho quá trình xây dựng tế bào gan mới để thay thế cho các mô bị bệnh. Ngoài ra, các loại rau xanh, hoa quả tươi, thực phẩm giàu probiotic và chất xơ cũng rất có ích trong việc đào thải độc tố và nâng cao chức năng tiêu hóa cho bệnh nhân.

Hạn chế cho người bệnh sử dụng các món nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, thức ăn nhanh. Kiêng uống bia rượu tuyệt đối. Tập thói quen ăn nhạt để tránh bị tích nước trong cơ thể và giảm gánh nặng cho gan, thận.

Đối với các trường hợp chán ăn, ăn uống kém hoặc thường xuyên có cảm giác buồn nôn, người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Mỗi ngày dùng 5 – 6 bữa nhỏ thay vì chỉ có 3 bữa chính như thông thường để giảm thiểu các cảm giác khó chịu và đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng trong ngày.

Lựa chọn nguồn thực phẩm sạch để chế biến thức ăn. Tránh ăn đồ sống hoặc chín tái bởi chúng có thể chứa vi khuẩn hay ký sinh trùng có hại cho gan, đồng thời không tốt cho đường ruột. Đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến và bảo quản thức ăn. Không ăn đồ đã bị ôi thiu, nấm mốc.

Những thông tin trên đây đã giúp bạn có lời giải đáp cho vấn đề người bị viêm gan B sống được bao lâu? Người bệnh có thể duy trì một cuộc sống khỏe mạnh bình thường nếu bệnh được phát hiện và điều trị từ sớm. Đối với các trường hợp bị viêm gan B mãn tính, bệnh nhân nên xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh và tích cực chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ để nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Có thể bạn quan tâm

TIN XEM THÊM

Viêm gan B có lây không? Làm sao phòng ngừa?

Cũng như một số bệnh viêm gan khác, viêm gan B là một căn bệnh lây nhiễm từ người bệnh...

Chỉ số ALT là gì? Khi nào bình thường – đáng lo?

ALT (alanine aminotransferase) là chỉ số men gan giúp xác định tình trạng tổn thương tế bào gan. Tùy thuộc...

10+ thực phẩm chức năng gan tốt nhất (giải độc – mát gan)

Thực phẩm chức năng gan giúp hỗ trợ thải độc gan, mát gan, cải thiện và tăng cường sức khỏe...

Sau Chích Ngừa Viêm Gan B Bao Lâu Thì Có Thai Được?

Chích ngừa viêm gan B bao lâu thì có thai được? Theo đó, nhiều chị em thường rất lo lắng...

cách giảm men gan tại nhà

7+ cách giảm men gan tự nhiên, hiệu quả tại nhà

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho men gan tăng cao và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng gan....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.