10+ thuốc trị viêm đại tràng tốt nhất – Giảm đau nhanh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc điều trị viêm đại tràng là một trong những lựa chọn đầu tiên được bệnh nhân ưu tiên sử dụng khi bệnh tái phát. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng người bệnh cần tìm hiểu kỹ về tác dụng cũng như cách dùng thuốc để giảm thiểu tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

thuốc trị viêm đại tràng
Đau đại tràng uống thuốc gì?

10 thuốc trị viêm đại tràng được bác sĩ chỉ định

Viêm đại tràng đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy ra máu,… Vì vậy, để kiểm soát các tình trạng này, thuốc chính là dòng sản phẩm được ưu tiên sử dụng đầu tiên.

Dưới đây là các loại thuốc chính được bác sĩ kê đơn sử dụng để điều trị viêm đại tràng ở bệnh nhân.

1. Mesalamine

Mesalamine là thuốc thuộc nhóm 5-aminosalicylic (5-ASA)., có tác dụng điều trị bệnh viêm đại tràng từ mức độ nhẹ đến trung bình. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp ngăn ngừa triệu chứng bệnh tái phát và chuyển biến nặng.

Thuốc Mesalamine chỉ được sử dụng ở người lớn tuổi. Trong trường hợp trẻ muốn dùng loại thuốc này, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Về liều lượng dùng thuốc trong điều trị bệnh cấp là 6 viên/ ngày, còn liều dùng duy trì là 3 – 6 viên/ ngày, chia uống 3 lần trong ngày.

Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng Mesalamine, người bệnh cần lưu ý những điểm sau đây:

  • Không sử dụng Mesalamine nếu cơ địa dị ứng với thành phần chứa trong thuốc
  • Không sử dụng chung Mesalamine với các loại thuốc khác nhằm tránh tương tác thuốc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tác dụng điều trị của thuốc. Một số loại thuốc không nên kết hợp với Mesalamine như Sulfasalazine, Aspirin, Salicylat, Pepto-Bismol,…

Mesalamine có thể gây những tác dụng phụ sau:

2. Adalimumab (Humira)

Adalimumab là thuốc thuộc nhóm chống thấp khớp, thuốc ức chế Alfa TNF. Thuốc là một chất ức chế yếu tố hoại tử khối u, giúp làm giảm tác dụng của chất gây viêm trong cơ thể. Bên cạnh đó, chúng còn được chỉ định điều trị bệnh viêm đại tràng và một số vấn đề viêm khác như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến,…

Liều lượng dùng của thuốc Adalimumab ở mỗi người thường khác nhau. Điều này phụ thuộc vào mức độ viêm, vấn đề sức khỏe cũng như độ tuổi,.. ở mỗi người. Thuốc chống chỉ định sử dụng ở trẻ nhỏ hơn 2 tuổi. Ngoài ra, khi gặp phải các vấn đề sức khỏe sau đây, bệnh nhân cũng không nên dùng Adalimumab điều trị bệnh, tránh gây phản ứng phụ nguy hiểm.

  • Viêm gan B: Theo một số nghiên cứu, Adalimumab có thể khiến bệnh viêm gan B quay trở lại với triệu chứng nghiêm trọng hơn.
  • Suy tim sung huyết
  • Bệnh tiểu đường
  • Ung thư
  • Bệnh lao

Tác dụng phụ của Adalimumab có thể gặp:

  • Đau ở dạ dày
  • Nổi phát ban
  • Sưng hạch, đổ mồ hôi đêm
  • Chán ăn, có cảm giác no ngay cả khi ăn với lượng nhỏ
  • Giảm cân
đau đại tràng uống thuốc gì
Thuốc Adalimumab được chỉ định điều trị viêm đại tràng

3. Azathioprine

Azathioprine thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế hệ miễn dịch và thuốc chống thấp khớp. Thuốc giúp làm suy giảm hệ miễn dịch, từ đó giúp cơ thể chấp nhận thận mới. Bên cạnh đó, Azathioprine còn bác sĩ chỉ định sử dụng điều trị ở bệnh nhân mắc bệnh viêm đại tràng và bệnh Crohn. Ngoài ra, thuốc còn được dùng với nhiều mục đích khác không được liệt kê trong hướng dẫn dùng.

Azathioprine là thuốc có thể gây ung thư hạch hiếm gặp ở gan, tủy xương và lá lách, đồng thời thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ tử vong. Do vậy, bệnh nhân không nên tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định điều trị.

Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Azathioprine điều trị viêm đại tràng như:

  • Tay chân lạnh
  • Đau dạ dày
  • Có cảm giác no sau khi ăn một lượng nhỏ
  • Sưng hạch và đau nhức cơ thể
  • Da nhợt nhạt, dễ chảy máu và bầm tím
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Rụng tóc
  • Phát ban da

4. Remicade (Infliximab)

Remicade là thuốc làm giảm tác dụng của một số chất gây viêm trong cơ thể. Thuốc thường được bác sĩ chỉ định điều trị bệnh viêm đại tràng và bệnh Crohn ở người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, thuốc còn được dùng trong chữa trị các vấn đề sức khỏe khác như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp,…

Thuốc Remicade chỉ được chỉ định sử dụng khi các loại thuốc điều trị viêm đại tràng khác không mang lại hiệu quả. Thuốc được sử dụng dưới dạng truyền tĩnh mạch. Vì vậy, bệnh nhân không nên tự ý dùng Remicade, tránh truyền sai cách gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bên cạnh đó, Remicade chống chỉ định dùng ở bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng như bệnh áp-xe, bệnh lao hoặc nhiễm khuẩn cơ hội. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cũng nên tránh sử dụng.

Trong quá trình sử dụng, Remicade có thể gây các phản ứng phụ sau:

  • Nổi mề đay
  • Viêm da do nấm
  • Phát ban, ngứa
  • Đau cơ, đau khớp
  • Buồn nôn
  • Khó tiêu
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Hẹp ruột, nôn
viêm đại tràng nên uống thuốc gì
Điều trị viêm đại tràng bằng thuốc Remicade

5. Sulfasalazine (Azulfidine)

Sulfasalazine thuộc nhóm chống thấp khớp và 5-aminosalicylates. Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh viêm đại tràng và hỗ trợ dự phòng triệu chứng bệnh tái phát. Bên cạnh tác dụng này, thuốc còn được chỉ định với nhiều mục đích điều trị khác.

Thuốc Sulfasalazine chống chỉ định dùng ở người bị bệnh porphyria, tắc nghẽn trong bàng quang hoặc ruột. Ngoài ra, tránh sử dụng thuốc ở những đối tượng có cơ địa nhạy cảm với thành phần của thuốc.

Sulfasalazine được uống sau bữa ăn. Khi uống, nên nuốt nguyên viên, không được nhai hoặc làm vỡ tránh làm giảm tác dụng thuốc. Về liều lượng dùng Sulfasalazine ở mỗi người khác nhau. Vì vậy, bệnh nhân chỉ  nên sử dụng thuốc theo đơn kê từ bác sĩ.

Tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc Sulfasalazine điều trị viêm đại tràng như:

  • Đau đầu
  • Phát ban
  • Đau dạ dày
  • Chán ăn
  • Số lượng tinh trùng thấp ở nam giới

Xem chi tiết: Thuốc Sulfasalazine – Tác dụng, Lưu ý khu dùng

6. Balsalazide (Colazal)

Balsalazide (Colazal) là thuốc chống viêm thuộc nhóm thuốc 5-aminosalicylates. Thuốc được sử dụng điều trị bệnh viêm đại tràng từ mức độ nhẹ đến trung bình, giảm nhanh triệu chứng đau bụng và chảy máu trực tràng. Balsalazide có thể dùng điều bệnh ở cả người lớn và trẻ em (từ 5 tuổi trở lên).

Balsalazide thường được sử dụng 3 lần mỗi ngày. Thuốc được dùng dưới dạng đường uống, có thể kèm hoặc không kèm theo thức ăn. Bên cạnh đó, để việc uống thuốc trở nên dễ dàng hơn, bệnh nhân mở vỏ viên thuốc và rải bột thuốc lên thìa nước sốt táo hoặc lên rồi nuốt. Tốt nhất nên nuốt nhanh để tránh thuốc gây vàng răng.

Liều dùng thuốc Balsalazide ở mỗi bệnh nhân khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, tuổi tác của mỗi người. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên lạm dụng thuốc. Bởi việc sử dụng quá nhiều thuốc Balsalazide có thể gây các tác dụng phụ sau:

  • Xuất hiện triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi hoặc đau họng
  • Đau nhức khớp
  • Đau đầu
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc nôn mửa
thuốc trị đại tràng
Thuốc trị đại tràng Balsalazide (Colazal)

7. Olsalazine (Dipentum)

Olsalazine (Dipentum) là thuốc chống viêm salicylate, thường được bác sĩ chỉ định điều trị các bệnh lý đường ruột, trong đó có viêm đại tràng. Mặc dù thuốc không giúp chữa dứt điểm bệnh nhưng có thể giúp kiểm soát triệu chưng bệnh như chảy máu trực tràng do kích thích, tiêu chảy hoặc đau bụng,…

Thuốc Olsalazine thường được sử dụng 2 lần/ ngày, lần uống thứ 2 trong ngày cách lần uống đầu 12 tiếng. Bệnh nhân có thể dùng thuốc kèm theo thức ăn hoặc cũng có để dùng sau khi ăn nhằm giảm khó chịu ở dạ dày. Liều lượng thuốc ở mỗi đối tượng bệnh sẽ được chỉ định dựa theo mức độ viêm và tuổi tác.

Thuốc Olsalazine (Dipentum) có thể gây nên những tác dụng phụ ít hoặc nghiêm trọng sau đây:

  • Đau đầu
  • Khó chịu ở dạ dày
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường
  • Phát ban da
  • Ợ nóng hoặc buồn nôn
  • Chán ăn
  • Tiêu chảy ra máu
  • Sốt hoặc chuột rút ở bụng

8. Phloroglucinol (Spasfon)

Phloroglucinol (Spasfon) là thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau và chống co thắt. Thuốc có tác dụng điều trị viêm đại tràng và một số bệnh lý liên quan khác.

Phloroglucinol được sản xuất dưới dạng thuốc tiêm hoặc uống. Đối với dạng thuốc uống, bệnh nhân nên dùng cả viên, không nên nhai hoặc nghiền nát khi sử dụng. Còn đối với thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp cần được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn. Liều điều trị bệnh thường dùng là 1 – 3 ống/ ngày ở liều khởi đầu, còn liều duy trì là 6 viên uống/ ngày.

Thuốc Phloroglucinol (Spasfon) có thể gây nên những phản ứng phụ sau:

Xuất hiện phản ứng dị ứng trên hoặc dưới da

  • Sốc phản vệ
  • Tụt huyết áp
  • Phản ứng phù mạch hoặc nổi mề đay
Thuốc chữa viêm đại tràng
Thuốc điều trị viêm đại tràng Phloroglucinol (Spasfon)

9. Thuốc corticoid

Corticoid là thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, thường dùng điều trị bệnh viêm đại tràng từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng. Những loại thuốc này thường hoạt động không đặc biệt, chúng chỉ tác dụng ức chế toàn bộ phản ứng miễn dịch của cơ thể mà không tập trung giảm phản ứng viêm ở từng bộ phận.

Thuốc thuộc nhóm Corticoid được sản xuất dưới dạng uống, tiêm hoặc bơm trực tràng. Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân nên chú ý liều lượng và thời gian dùng. Bởi chúng có thể gây một vài tác dụng phụ như tăng cân, loãng xương hoặc giòn xương,…

Một số loại thuốc thuộc nhóm Corticoid như

  • Methylprednisolone
  • Budesonide
  • Prednisolon
  • Dexamethason
  • Betamethason

10. Actapulgite

Thuốc Actapulgite thuộc nhóm thuốc cầm tiêu chảy thường được chỉ định trong điều trị viêm đại tràng. Thuốc giúp làm chậm nhu động ruột, đồng thời thúc đẩy bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, giảm nhanh triệu chứng tiêu chảy do bệnh đại tràng gây ra.

Thuốc Actapulgite được sản xuất dưới dạng thuốc bột đóng gói. Vì vậy, để kiểm soát triệu chứng tiêu chảy, bệnh nhân uống 2 – 3 gói/ ngày/ Thời gian uống và liều lượng gia giảm tùy theo thể trọng, sức khỏe và độ tuổi ở mỗi người.

Trong quá trình sử dụng thuốc Actapulgite điều trị bệnh, người bệnh nên tránh sử dụng chung với các loại thuốc sau:

  • Biphosphonat
  • Quinolone
  • Thuốc kháng sinh nhóm tetracycline

Thuốc Actapulgite gây những tác dụng phụ sau:

  • Đau bụng
  • Táo bón
  • Buồn nôn hoặc nôn ói
  • Khó thở
  • Nổi phát ban
  • Đau ngực

Một số lưu ý khi dùng thuốc trị viêm đại tràng

Khi sử dụng thuốc chữa đại tràng, bệnh nhân nên lưu ý những điểm sau đây:

  • Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa được sự đồng ý từ bác sĩ
  • Trong quá trình dùng thuốc cần chú ý liều lượng và thời gian dùng, tránh trường hợp lạm dụng thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
  • Không ngưng sử dụng thuốc khi thấy triệu chứng bệnh có dấu hiệu thuyên giảm
  • Dùng thuốc theo đơn kê, không phối hợp lộn xộn nhiều loại thuốc điều trị với nhau

Thuốc trị viêm đại tràng giúp giảm nhanh triệu chứng khó chịu nhưng nếu không biết cách sử dụng đúng, thuốc không chỉ giúp phát huy tối đa tác dụng điều trị mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, khi bị viêm đại tràng, bệnh nhân cần thăm khám và dùng thuốc theo yêu cầu của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Viêm đại tràng co thắt: Dấu hiệu và cách điều trị tốt nhất

Viêm đại tràng co thắt gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày như tiêu chảy...

Quy trình, bảng giá nội soi đại tràng ở bệnh viện Bạch Mai

Nội soi đại tràng ở bệnh viện Bạch Mai được nhiều người bệnh biết đến và lựa chọn. Bởi đơn...

Khám dạ dày không cần nội soi có tốt không?

Khám dạ dày không cần nội soi – Bằng cách nào, có ra bệnh chính xác không?

Xét nghiệm hơi thở, chụp X quang, xét nghiệm máu, siêu âm… là các phương pháp khám dạ dày không...

Người bệnh viêm loét đại tràng mạn tính cần biết những điều này

Bệnh viêm loét đại tràng mạn tính là tình trạng viêm nhiễm tái đi tái lại nhiều lần gây ra...

Bệnh viêm đại tràng để lâu có dẫn đến ung thư không?

Viêm đại tràng là một dạng của chứng viêm đường ruột, khiến cho các lớp niêm mạc tại trực tràng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *