Đau đại tràng vì “của ngon vật lạ” ngày tết và cách xử lý
Thịt mỡ, dưa hành, rượu, bia,.. tạo nên mâm cơm Tết ấm cúng nhưng lại là nỗi ám ảnh đối với người viêm đại tràng vì những thực phẩm này gây ra các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa khiến bệnh đau đại tràng tồi tệ hơn. Dưới đây là những cách khắc phục tốt nhất giúp giảm đau đại tràng ngày Tết.
Cảnh báo: Đau đại tràng tái phát vì… ăn Tết
Theo truyền thống, vào ngày Tết nhiều gia đình thường chuẩn bị những bữa cơm tươm tất với nhiều món ngon để tiếp đón khách đến chơi và mong một năm mới ấm no, đầy đủ. Tuy nhiên, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây tái phát những cơn đau đại tràng.
- Ăn đồ lạ, dùng thực phẩm nhiều chất béo: Chế độ ăn uống bị thay đổi, ăn nhiều thực phẩm lạ, đồ chiên rán, thực phẩm có nhiều chất béo, khó tiêu. Đặc biệt, tất niên triền miên khiến mọi người dùng nhiều rượu, bia, thức uống có gas,… Những đồ uống này gây kích thích niêm mạc đại tràng, gây ra các cơn đau đại tràng.
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt thất thường: Ngày tết mọi người thường bận rộn với những công việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa, chúc tết, ăn uống thường xuyên 1 ngày thường 5 – 6 bữa. Tình trạng này làm thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống dễ gây rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, đi ngoài,..
- Đồ ăn thừa chế biến lại nhiều lần: Mọi người thường có thói quen chuẩn bị thật nhiều thức ăn trong những ngày Tết. Những món ăn tiết kiệm thời gian, chế biến nhanh, hạn dùng lâu như giò, chả, nem rán,…luôn được ưu tiên. Tuy nhiên, đây hầu hết là những thực phẩm có hàm lượng chất đạm và chất béo khá cao. Bên cạnh đó, việc hâm đi hâm lại thức ăn thường xuyên khiến thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, tăng khả năng lây lan các bệnh về đường tiêu hóa, khiến cơn đau đại tràng nặng hơn.
- Ngoài ra, việc lo chuẩn bị cho ngày Tết, tiệc tùng tất niên triền miên, khiến mọi người quay cuồng, mệt mỏi, dễ bị stress. Những tác nhân này gây cảm giác căng thẳng, mệt mỏi làm nặng thêm bệnh viêm đại tràng.
Bí quyết giúp người đau đại tràng “ăn Tết ngon”
Để các triệu chứng đau đại tràng không còn tái phát vào dịp Tết, người bệnh cần nhớ một số lưu ý sau:
- Hạn chế uống nhiều rượu bia: Rượu bia vào dịp Tết là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, người bị đau đại tràng chỉ nên dùng một lượng vừa đủ để tránh ngộ động đồng thời giúp tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, bạn nên ăn nhẹ trước khi uống rượu bia, không nên uống khi bụng đói. Bạn có thể uống các loại nước trái cây như táo, lê, trà gừng,..vừa giúp giải rượu hiệu quả mà còn kích thích tiêu hóa.
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học, dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý, nhiều rau xanh, hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, cay nóng, cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày sẽ giúp đại tràng luôn khỏe mạnh.
- Hạn chế hâm lại thức ăn: Thức ăn lưu trữ quá lâu trong tủ lạnh, sau đó hâm lại sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng. Không những thế còn tiềm ẩn nguy cơ lây lan nhiều loại vi khuẩn không tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng.
- Sử dụng các loại đồ uống lành mạnh (như trà thảo mộc): Bạn nên sử dụng trà thảo mộc thay vì sử dụng các loại đồ uống nhiều caffein, chất kích thích và chất bảo quản. Các loại trà này ngoài tác dụng giảm stress, nó còn giúp kích thích tuần hoàn máu đến hệ tiêu hóa, loại bỏ chất độc và nồng độ cồn trong gan, máu.
Ngoài ra, để giảm đau đại tràng dịp Tết người bệnh có thể giảm đau nhanh bằng thuốc một số loại thuốc Tây như Phloroglucinol (Spasfon), Corticoid, Phloroglucinol (Spasfon)… Tuy nhiên, sử dụng thuốc Tây tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn gây ra nhiều phiền toái.
Trước khi dùng thuốc người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không được tự ý mua thuốc về uống vì có thể gây tác dụng ngược ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
- 10+ cách làm giảm đau đại tràng tại nhà – Hiệu quả nhanh
- Khám, nội soi đại tràng ở đâu tốt nhất hiện nay?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!