Xuất Huyết Đại Tràng: Cách Nhận Biết, Xử Lý Và Điều Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Xuất huyết đại tràng là tình trạng rất khó tránh khỏi trong trường hợp cơ quan này bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu không sớm phát hiện và kiểm soát thì nhiều biến chứng nguy hiểm sẽ dễ dàng phát sinh. Trong đó, tình trạng chảy máu ồ ạt có thể còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

xuất huyết đại tràng
Xuất huyết đại tràng là một trong những cấp cứu y tế cần can thiệp kịp thời

Nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết đại tràng

Khi niêm mạc đại tràng bị tổn thương mà không được chữa trị kịp thời thường sẽ gây ra tình trạng sưng viêm, các mạch máu giãn nở và gây chảy máu trên bề mặt. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân đại tràng bị xuất huyết.

Tuy nhiên nhiều giả thuyết đặt ra rằng, tình trạng này có thể liên quan đến một số vấn đề sau đây:

  • Viêm loét đại tràngBệnh đặc trưng bởi sự hình thành những tổn thương khu trú hay lan tỏa ngay ở lớp niêm mạc đại tràng do phản ứng viêm gây ra. Đối với những ổ loét lớn, nếu có tác nhân kích thích thì tình trạng chảy máu là khó tránh khỏi.
  • Ung thư đại tràng: Khi ở giai đoạn sớm thì bệnh không có những triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên nếu không sớm phát hiện thì các tế bào ung thư có thể phát triển tạo ra những tổn thương và gây chảy máu.
  • Giãn tĩnh mạch đại tràng: Giãn tĩnh mạch sẽ làm cho nguy cơ rách tĩnh mạch tăng lên khi có các yếu tố tác nhân tác động vào. Tình trạng này có thể khiến cho đại tràng bị chảy máu. Người bệnh thường đi ngoài ra phân có dính máu hay phân có màu đen.

Ngoài ra, một số vấn đề khác có thể sẽ kích hoạt chảy máu đại tràng hoặc làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Điển hình nhất là lạm dụng rượu bia, sử dung chất kích thích hay thường xuyên hút thuốc lá.

Dấu hiệu nhận biết xuất huyết đại tràng

Tình trạng tiêu hóa thường kèm theo nhiều triệu chứng khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Dưới đây là những triệu chứng điển hình nhất mà người bệnh cần chú ý để có thể phát hiện sớm:

  • Đau bụng: Cơn đau thường xuất hiện ở bụng dưới và 2 bên hố chậu, có thể diễn ra âm ỉ nhưng đôi khi còn kích hoạt ở mức dữ dội. Cơn đau kéo dài có thể gây ra tình trạng căng thẳng, lo âu.
  • Căng tức bụng: Đây chính là hệ quả của tình trạng tổn thương niêm mạc đại tràng khiến cho chức năng tiêu hóa suy giảm. Khi niêm mạc chảy máu thì tình trạng này thường nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị đầy bụng hay chán ăn.
  • Đại tiện ra máu: Đây là triệu chứng điển hình nhất của tình trạng xuất huyết đại tràng. Người bệnh có thể bị đi ngoài có lẫn máu hay phân đen. Chú ý rằng, rất hiếm trường hợp bị nôn ra máu, khác với xuất huyết dạ dày người bệnh thường hay nôn ra máu.
Dấu hiệu chảy máu đại tràng
Căng tức và đau quặn phần bụng dưới hay 2 bên hố chậu và triệu chứng đặc trưng của chảy máu đại tràng

Nếu tình trạng xuất huyết không được phát hiện và có biện pháp can thiệp sớm thì nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn sẽ dễ dàng phát sinh.

Xuất huyết đại tràng có nguy hiểm không?

Xuất huyết đại tràng được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá là một trong những vấn đề y tế nghiêm trọng. Nếu không sớm can thiệp thì rất dễ phát sinh nhiều vấn đề nguy hiểm.

Dưới đây là một số biến chứng có thể xuất hiện khi không sớm kiểm soát tình trạng xuất huyết đại tràng:

  • Phình giãn đại tràng cấp tính.
  • Thủng đại tràng
  • Xuất huyết ồ ạt
  • Kháng thuốc đặc trị
  • Tăng nguy cơ ung thư đại tràng

Để dự phòng biến chứng, bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe, bạn cần chú ý để có thể sớm phát hiên và can thiệp khi bị xuất huyết đại tràng.

Cách xử lý và điều trị khi bị xuất huyết đại tràng

Xử lý đúng cách sẽ hạn chế được các rủi ro, đồng thời hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị. Khi bị xuất huyết đại tràng, người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây:

1. Xử lý tại chỗ

Khi bị xuất huyết đại tràng, bạn không nên di chuyển hay vận động nhiều bởi có thể khiến cho tổn thương chảy máu nhiều hơn. Thay vào đó, hãy chú ý nằm nghỉ ngơi ở một chỗ trên giường. Thông thường, bạn sẽ cần phải được nằm yên một chỗ trong khoảng ít nhất 15 – 20 phút để tránh tác động tới tổn thương trong đại tràng, hỗ trợ làm giảm tình trạng chảy máu.

xử lý xuất huyết đại tràng
Cần dành thời gian nghỉ ngơi khi bị xuất huyết đại tràng để tránh chảy nhiều máu

Tiếp sau đó, cần biết cách xử lý cầm máu tại chỗ để giảm rủi ro mà tình trạng xuất huyết đại tràng gây ra. Trước tiên, có thể uống nước muối ấm pha loãng, tiếp đến có thể bù thêm nước và điện giải khi người bệnh bị nôn ói hay tiêu chảy nhiều.

Bên cạnh đó, có thể hỏi các dược sĩ ở tiệm thuốc Tây gần nhà về việc sử dụng một số loại thuốc cầm máu không kê toa. Ví dụ như Posthypophyse, Hemocaprol hay Vitamin K dạng ống với dung tích 5ml.

2. Điều trị y tế

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng cùng với nguyên nhân gây ra chảy máu mà bác sĩ sẽ có cách can thiệp phù hợp. Để xác định được mức độ nặng nhẹ của tình trạng chảy máu, việc thăm khám để chẩn đoán là cần thiết.

Có thể áp dụng các liệu pháp như xét nghiệm mẫu phân, nội soi, siêu âm, chụp X-quang hay xét nghiệm máu để xác định chẩn đoán. Phương án điều trị có thể là:

Điều trị bảo tồn:

Được áp dụng trong trường hợp chảy máu từ nhẹ cho tới trung bình. Bác sĩ có thể yêu cầu truyền máu trong trường hợp chảy máu nhiều khiến người bệnh bị thiếu máu.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được cho truyền dịch hay một số các loại vitamin cần thiết để nhanh chóng phục hồi. Bác sĩ cũng có thể dùng nước để rửa niêm mạc đại tràng với mục đích làm sạch vị trí chảy máu.

Kết hợp với truyền màu và truyền dịch thì một số loại thuốc Tây cũng sẽ được chỉ định. Mục đích của việc sử dụng thuốc Tây là để ngăn chặn tình trạng chảy máu và có thể hỗ trợ tốt hơn cho quá trình hàn gắn tổn thương niêm mạc.

Điều trị ngoại khoa:

Đa phần các trường hợp chảy máu đại tràng đều sẽ được phục hồi tốt sau khi điều trị bảo tồn. Nhưng với những trường hợp người bệnh bị chảy máu nhiều với mức độ nghiêm trọng thì việc điều trị bảo tồn sẽ không thể đáp ứng tốt.

Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc việc can thiệp ngoại khoa để khắc phục vấn đề. Bởi chảy máu ồ ạt có thể dẫn tới mất máu nghiêm trọng. Trường hợp không sớm can thiệp phẫu thuật thì tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa.

xuất huyết đại tràng
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ cân nhắc can thiệp ngoại khoa để khắc phục vấn đề

Xuất huyết đại tràng thường sẽ phải mổ trong các trường hợp, viêm loét đại tràng thể nặng, thủng đại tràng, viêm túi thừa, polyp đại tràng hay ung thư đại tràng. Trong quá trình mổ thì người bệnh thường được truyền máu để tránh mất máu và gây ảnh hưởng tới sự thành công của ca mổ.

3. Chăm sóc và dự phòng tại nhà

Để có thể hỗ trợ tốt hơn cho việc khắc phục tình trạng xuất huyết đại tràng thì ngoài việc xử lý và điều trị y tế thì bạn cần chăm sóc tốt tại nhà. Cần chú ý đến các vấn đề sau đây để sức khỏe nhanh chóng được phục hồi:

  • Thường xuyên theo dõi huyết áp, mạch đập, nhiệt độ cơ thể cũng như tình trạng nôn mửa và đau bụng. Nếu xuất hiện những vấn đề bất thường hãy lập tức thông báo cho bác sĩ.
  • Nên ăn các loại thức ăn lỏng, mềm và dễ tiêu để tránh gây ra những áp lực không cần thiết cho đại tràng đang bị tổn thương. Sau đó, tùy thuộc vào tốc độ hồi phục sức khỏe mà có thể điều chỉnh dần độ đặc của thức ăn cho phù hợp.
  • Bổ sung nhiều nước cho cơ thể, nhất là khi bị nôn ói hay tiêu chảy nhiều. Ngoài việc uống nước sôi ấm thì có thể bổ sung thêm nước ép trái cây không chua để cung cấp thêm vitamin cũng như khoáng chất.
  • Ưu tiên chế biến thức ăn dưới dạng hấp, luộc, nấu hay hầm nhừ để dễ tiêu hóa hơn. Đồng thời hạn chế thêm nhiều dầu mỡ vào trong các món ăn.
  • Xây dụng một chế độ ăn nhiều bữa trong một ngày, có thể là khoảng 6 – 8 bữa nhỏ. Điều này sẽ hỗ trợ làm giảm áp lực cho cơ quan tiêu hóa, giúp tổn thương ở đại tràng chóng lành hơn.

Trên đây là những thông tin mà bạn cần nắm về tình trạng xuất huyết đại tràng để có thể chủ động hơn trong việc phát hiện và xử lý nếu không may mắc phải. Tốt nhất nên thăm khám bác sĩ ngay, nghiêm túc điều trị theo phác đồ, cùng với đó là chăm sóc tốt tại nhà.

Có thể bạn quan tâm:

Viêm túi thừa đại tràng: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm túi thừa đại tràng là bệnh lý thường gặp ở những người cao tuổi. Các triệu chứng của bệnh...

Bệnh viêm đại tràng có chữa khỏi được không?

Viêm đại tràng là một căn bệnh mạn tính và có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm...

Đau đại tràng vì “của ngon vật lạ” ngày tết và cách xử lý

Thịt mỡ, dưa hành, rượu, bia,.. tạo nên mâm cơm Tết ấm cúng nhưng lại là nỗi ám ảnh đối...

Cô Trương Thị Cúc - bệnh nhân chữa viêm đại tràng tại Thuốc dân tộc

Bệnh nhân chữa Viêm Đại Tràng tại Thuốc Dân tộc: “Đi châm cứu bấm huyệt, vô tình tìm được thuốc chữa đại tràng”

Dù không hề biết rằng tại Trung tâm Thuốc dân tộc có bài thuốc chữa viêm đại tràng, thế nhưng...

Bệnh bệnh đại tràng nên khám ở đâu tốt?

Danh sách Bác sĩ chữa bệnh đại tràng giỏi ở nước ta [CẬP NHẬT MỚI NHẤT]

Với những người bị bệnh đại tràng, tìm được một bác sĩ giỏi để chữa trị là điều mà bất...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *