Bệnh viêm manh tràng là gì, nguy hiểm không? Cách trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm manh tràng là bệnh lý mãn tính, khó điều trị. Chưa kể đến, bệnh rất dễ gây biến chứng tắc hoặc thủng ruột. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể dẫn đến ung thư đại tràng nếu không phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy, khi thấy triệu chứng bệnh, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị sớm.

Bệnh viêm manh tràng
Bệnh viêm manh tràng là bệnh lý mãn tính, không có tính lây nhiễm

Bệnh viêm manh tràng là gì?

Manh tràng hay còn gọi là van hồi là bộ phận (cơ vòng) nằm ở ngã ba ruột non và ruột già. Nghĩa là đoạn đầu của đại tràng nối liền với hồi tràng của ruột non, có chiều dài 6 cm và chiều rộng khoảng 7 cm.

Manh tràng nằm ở hố chậu bên phải, có chức năng ngăn chặn chất trào ngược từ ruột già vào ruột non. Bên cạnh đó, cơ quan này còn thực hiện nhiệm vụ quan trọng là hấp thụ acid mật và vitamin B12 có trong thức ăn.

Theo các chuyên gia, chức năng của manh tràng sẽ suy yếu dần theo thời gian, rất dễ bị tấn công và gây viêm. Viêm manh tràng là tình trạng tổn thương hoặc viêm ở niêm mạc manh tràng. Tùy thuộc vào vấn đề sức khỏe mà mức độ viêm ở mỗi người không giống nhau.

Nguyên nhân mắc bệnh viêm manh tràng

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây viêm manh tràng. Bệnh hình thành có thể là do chế độ ăn uống không hợp lý. Mặt khác, bệnh xảy ra cũng có thể là do một số loại vi khuẩn gây hại tồn tại ở ruột non và ruột già gây nên như Escherichia coli, Enterobacter aerogenes, Bacteroides fragilis…

Viêm manh tràng có thể bắt gặp ở mọi đối tượng, bao gồm cả nam và nữ. Bệnh không có tính lây nhiễm nhưng được xếp vào nhóm bệnh di truyền. Vì vậy, những người gia đình có tiền sử bị bệnh viêm đại tràng thường có khả năng mắc bệnh khá cao. Đặc biệt, căn bệnh này xảy ra phổ biến hơn ở những đối tượng mắc bệnh viêm đại tràng.

Nguyên nhân viêm manh tràng
Nguyên nhân gây viêm manh tràng phổ biến là do di truyền

Triệu chứng bệnh viêm manh tràng

Dấu hiệu nhận biết ban đầu của bệnh viêm manh tràng thường không bộc phát. Chưa kể đến, triệu chứng bệnh thường có nét tương đồng với các bệnh lý đường tiêu hóa như chán ăn, đau bụng hoặc đầy bụng,… Vì vậy, bệnh gây khó khăn trong việc phát hiện và chẩn đoán.

Tuy nhiên, khi bệnh chuyển nặng, ngoài tình trạng đau bụng và đầy bụng xảy ra với tần suất thường xuyên, bệnh nhân còn gặp phải các biểu hiện sau:

  • Sốt cao 39 – 40 độ C
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Đi cầu phân có lẫn máu
  • Cơ thể đổ mồ hôi nhiều về đêm
  • Đau bụng ở vùng hố chậu phải. Đặc biệt, đau tăng lên sau khi ăn và giảm xuống sau khi người bệnh đại tiện xong
  • Cảm giác đầy bụng, ăn uống khó tiêu hoặc chán ăn
  • Chảy máu trực tràng

Tùy thuộc vào cơ địa và giai đoạn tiến triển bệnh ở mỗi người mà triệu chứng nhận biết bệnh thường khác nhau. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác, ngăn ngừa bệnh phát triển xấu và gây biến chứng, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế có khoa Nội tiêu hóa thăm khám sau khi thấy triệu chứng bất thường.

Viêm manh tràng có nguy hiểm không?

Bệnh viêm manh tràng nếu không điều trị kịp thời có thể gây những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Tắc ruột: Viêm manh tràng thường gây các vết loét bên trong thành ruột trong. Nếu không có biện pháp khắc phục tốt, các vết loét này sẽ mở rộng và để lại sẹo, gây xơ cứng bề mặt ruột. Đây chính là nguyên nhân gây tắc ruột với các biểu hiện như buôn nôn, khó tiêu, đầy bụng hoặc chướng bụng,…
  • Thủng ruột: Viêm manh tràng thường gây tổn thương, xuất hiện các vết loét nông ở niêm mạc manh tràng. Tuy nhiên, nếu người bệnh không tiến hành điều trị kịp thời và đúng cách, các vết loét này có thể ăn sâu gây thủng ruột. Khi đó, vi khuẩn gây hại có thể tấn công vào trong ruột, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở ruột và các bộ phận liên quan khác.
  • Ung thư đại tràng: Viêm loét manh tràng kéo dài có thể tăng sinh hoặc loạn sản tế bào dẫn đến ung thư. Thông thường, ung thư đại tràng sẽ xuất hiện sau 8 – 10 năm mắc bệnh viêm manh tràng. Ở giai đoạn nhẹ, khả năng chữa khỏi bệnh ung thư cao với tỷ lệ thành công 90%. Tuy nhiên, trong trường hợp phát hiện muộn, tế bào ung thư di căn gây khó khăn trong việc điều trị, tỷ lệ tử vong cao.
Viêm manh tràng có nguy hiểm không
Viêm manh tràng có thể gây biến chứng ung thư đại tràng

Chẩn đoán bệnh viêm manh tràng

Như đã đề cập ở trên, triệu chứng bệnh viêm manh tràng thường giống các bệnh lý đường tiêu hóa, gây khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh. Vì vậy, để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, bên cạnh đặt một số câu hỏi và triệu chứng lâm sàng, nhân viên y tế còn yêu cầu bệnh nhân thực hiện các biện pháp sau:

  • Nội soi: Là một trong những biện pháp chẩn đoán được áp dụng phổ biến hiện nay. Bác sĩ sẽ sử dụng ống nhỏ, đầu có gắn bộ phận thu hình ảnh nhỏ luồng qua miệng, đến thực quản, dạ dày và xuống ruột non, manh tràng. Dựa vào kết quả hình ảnh truyền về máy chủ, họ sẽ đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh chính xác.
  • Siêu âm hoặc chụp CT: Các phương pháp này giúp xác định rõ vết loét ở niêm mạc manh tràng
  • Chụp X – quang: Đối với biện pháp này, bệnh nhân sẽ được nhân viên y tế cho uống thuốc cản quang trước khi chụp X – quang. Lưu ý, trước khi chụp, bệnh nhân nên nhịn ăn khoảng 8 tiếng trước khi chụp.

Điều trị viêm manh tràng

Theo các chuyên gia khoa tiêu hóa cho biết, viêm manh tràng là bệnh lý mãn tính hiếm gặp. Vì vậy, cho đến nay vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu, người bệnh có thể áp dụng các cách điều trị sau:

Thuốc đặc trị viêm manh tràng

Thông thường, để kiểm soát triệu chứng bệnh viêm manh tràng, bác sĩ thường kê đơn thuốc bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc kháng viêm,… cho bệnh nhân sử dụng. Dưới đây là các loại thuốc đặc trị viêm manh tràng:

  • Thuốc cầm tiêu chảy: Thuốc có tác dụng giảm nhanh triệu chứng tiêu chảy. Đồng thời giúp giảm nguy cơ mất nước do tiêu chảy. Một số loại thuốc cầm tiêu chảy thường được dùng như Diphenoxylate, Loperamid và Cholestyramin. Ngoài các loại thuốc này, bệnh nhân cần bổ sung thêm Oresol nếu tiêu chảy gây rối loạn nước điện giải.
  • Thuốc kháng sinh: Giúp điều trị viêm manh tràng do vi khuẩn gây nên, đồng thời ngăn ngừa các nhiễm trùng liên quan. Một số loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định dùng trong trường hợp bệnh này như Ciprofloxacin và Metronidazol,…
  • Thuốc chống viêm: Một số loại thuốc chống viêm thuộc nhóm Corticosteroid có tác dụng giảm viêm ở niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, thuốc chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn tránh gây phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe
Điều trị viêm manh tràng
Điều trị viêm manh tràng bằng thuốc đặc trị

Bên cạnh thuốc Tây, bệnh nhân cũng có thể áp dụng bài thuốc từ các thảo dược Đông y sau đây để cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng hoặc sôi bụng,… do bệnh gây ra.

  • Chuẩn bị: Huyết đằng, hoàng kỳ, dây gắm, mộc hương, trần bì và tía tô
  • Thực hiện và sử dụng: Mỗi ngày sắc 1 thang, chia uống 2 – 3 lần trong ngày

Lưu ý: Điều trị bệnh bằng thuốc thường giúp giảm nhanh triệu chứng đau nhức và khó chịu. Tuy nhưng, bên cạnh mặt lợi ích, thuốc cũng có thể gây hại sức khỏe. Vì vậy, bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc điều trị bệnh khi có sự chỉ định từ bác sĩ. Đặc biệt nên chú trọng đến liều lượng và thời gian dùng. Tuyệt đối không lạm dụng trong thời gian dài, tránh bệnh không khỏi mà ngày càng phức tạp. Bên cạnh dùng thuốc, người bệnh cũng nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và có chế độ ăn uống lành mạnh nhằm thúc đẩy bệnh mau chóng bình phục.

Chữa viêm manh tràng bằng phẫu thuật

Can thiệp phẫu thuật sẽ được chỉ định trong trường hợp bệnh không đáp ứng trị liệu bằng thuốc. Bên cạnh đó, biện pháp này cũng sẽ được yêu cầu thực hiện ở những đối tượng nhiễm trùng hoặc xuất hiện biến chứng ở manh tràng. Dựa vào mức độ bệnh, độ tuổi cũng như điều kiện kinh tế của mỗi người, bác sĩ sẽ đề nghị phương pháp phẫu thuật phù hợp. Thông thường, nhân viên y tế sẽ dùng kỹ thuật mổ nội soi hoặc mổ hở để lấy phần manh tràng bị viêm ra khỏi cơ thể.

Viêm manh tràng cần điều trị ngay từ khi xuất hiện dấu hiệu nhận biết đầu tiên nhằm tránh bệnh chuyển nặng và gây biến chứng. Bên cạnh đó, để dự phòng bệnh tái phát, bệnh nhân cần thay đổi lối sống tích cực hơn và có chế độ dinh dưỡng khoa học. Đặc biệt, nên tiến hành thăm khám và tầm soát ung thư đại tràng định kỳ nếu gia đình có người mắc viêm manh tràng.

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh viêm đại tràng: Dấu hiệu, chế độ ăn và cách chữa bệnh hiệu quả

Viêm đại tràng là một bệnh lý đường tiêu hóa nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh...

Những nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng ai ai cũng mắc phải

Nhiễm vi khuẩn, vi trùng hay sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài... là những nguyên nhân dẫn đến viêm...

NS Chiến Thắng chữa đại tràng tại Thuốc dân tộc

NS Chiến Thắng và hành trình 4 tháng kỳ diệu chữa khỏi bệnh đại tràng nhờ Thuốc dân tộc

Bị Viêm đại tràng thể lỏng, kèm theo đó là cả viêm trợt dạ dày, NS hài Chiến Thắng đã...

sau khi nội soi đại tràng

Cảm giác sau khi nội soi đại tràng & cách chăm sóc đúng, an toàn

Sau khi nội soi đại tràng, người bệnh có thể sẽ gặp phải nhiều triệu chứng bất thường gây cảm...

Bài thuốc chữa viêm đại tràng được giới thiệu trên VTV2

Thuốc dân tộc đồng hành cùng VTV2 tư vấn cách chữa viêm đại tràng mãn tính bằng Đông y

Trung tâm Thuốc dân tộc là một trong những đơn vị điều trị viêm đại tràng bằng YHCT uy tín...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *