Kết tràng là gì – Cấu tạo, chức năng & vấn đề thường gặp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Kết tràng là bộ phận trực thuộc đại tràng, ở vị trị dưới manh tràng và trên trực tràng. Bộ phận này có chức năng giúp hấp thu chất dinh dưỡng và chất khoáng còn sót lại trong quá trình tiêu hóa. Đồng thời, chúng còn giúp hấp thu nước, đóng khuôn và tạo khối phân. 

Kết tràng
Kết tràng – Phần nằm giữa của đại tràng

Kết tràng là gì?

Kết tràng là phần chính nằm giữa của đại tràng với giới hạn phía trên là manh tràng và giới hạn dưới là trực tràng, hình chữ U ngược. Theo các chuyên gia, bộ phận này được chia làm 4 phần chính được sắp xếp theo thứ tự đó là kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống, kết tràng Sigma.

Kết tràng là bộ phận có màu xám, chứa ít mạch máu nuôi dưỡng. Bên cạnh đó, đây là nơi lưu trữ và chứa chất cặn bã. Chính vì vậy, chúng rất dễ bị nhiễm trùng hoặc hoại tử. Do đó, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hợp lý nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ở khu vực này.

Cấu tạo của kết tràng là gì?

Theo giải phẫu học, kết tràng lên là phần nằm bên phải bụng, bắt đầu từ manh tràng đi dọc theo ổ bụng cho đến gan. Kết tràng lên có chiều dài khoảng 10 cm. Tại vị trí uốn cong kết tràng được gọi là đại tràng góc gan. Sau khi đi ngang qua ổ bụng tiếp giáp với lách ở bên trái, chúng được gọi là kết tràng ngang. Bộ phận này nằm sát dạ dày, gan và túi mật, có chiều dài 50 cm.

Tiếp theo, kết tràng ngang sẽ uốn cong và quay xuống bên dưới gọi là kết tràng xuống, có chiều dài khoảng 10 cm. Vị trí uốn cong được gọi là đị tràng góc lách. Kết tràng Sigma là đoạn cuối khi kết tràng đi vào khung chậu, có chiều dài khoảng 50 cm.

Xét về hình thể ngoài, kết tràng cấu tạo sau:

  • Ba dải cơ dọc: Đi từ gốc ruột thừa đến bộ phận kết tràng Sigam, bao gồm dải mạc treo của kết tràng phía sau trong, dải tự do ở phía trước và dải mạc nối ở phía ngoài.
  • Các túi thừa mạc nối: Đây là túi phúc mạc nhỏ có chứa mỡ bám. Túi này bám vào dải cơ dọc có chứa động mạch nuôi dưỡng. Vì vậy, nếu chúng bị thắt lại có thể gây hoại tử ở ruột.
  • Các túi phình kết tràng: Là bộ phận nằm giữa các dải cơ dọc, được phân cách bởi những chỗ cắt ngang, thường xuyên di chuyển vì không được cố định.

Dựa theo cấu tạo trong, kết tràng có những đặc điểm sau:

  • Lớp thanh mạc: Lớp lót này được tạo ra bởi lá tạng của phúc mạc ổ bụng có chứa túi thừa mạc
  • Lớp cơ: Có các lớp cơ dọc, bên trong có các lớp cơ vòng. Lớp cơ dọc này bắt đầu phân tán dần ở kết tràng xuống và mất hoàn toàn ở kết mạc Sigma
  • Lớp niêm mạc: Chứa nhiều nang bạch huyết đơn độc và có nếp bán nguyệt
  • Tấm bên dưới niêm mạc: Nơi chứa nhiều vi mạch máu và dây thần kinh
  • Tấm dưới lớp thanh mạc
Cấu tạo kết tràng
Kết tràng cấu tạo từ 4 phần chính là kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống, kết tràng Sigma

Chức năng của kết tràng là gì?

Kết tràng có những chức năng chính sau:

  • Hấp thu nước và đóng khuôn chất bã: Một trong những chức năng chính của kết tràng là khả năng hấp thu nước, giúp thận nhận lại lượng nước và tái hấp thu. Ngoài ra, kết tràng còn giúp đóng khuôn và làm mềm phân, giúp đào thải chất cặn bã ra ngoài dễ dàng.
  • Tiêu hóa: Theo các chuyên gia, phần lớn thức ăn sẽ được tiêu hóa ở dạ dày và ruột non. Tuy nhiên, quá trình này vẫn tiếp diễn khi thức ăn được vận chuyển đến kết tràng. Lúc này, cơ quan này sẽ giúp tiêu hóa các chất mà dạ dày không tiêu hóa được như chất xơ không hòa tan hoặc một phần đạm mỡ.
  • Hấp thu chất dinh dưỡng, đặc biệt muối khoáng: Bên cạnh chức năng tiêu hóa, kết tràng còn giúp tổng hợp và hấp thu các chất dinh dưỡng sót lại mà dạ dày và ruột non không hấp thụ được. Bên cạnh đó, chúng giúp đưa các chất hấp thu trước đó vào máu, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.

Các vấn đề sức khỏe thường gặp ở kết tràng?

Vòng bạch huyết ở kết tràng đóng vai trò miễn dịch trong cơ thể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia khoa Nội tiêu hóa cho biết, vì chứa chất cặn bã nên cơ quan rất dễ bị nhiễm trùng bởi sự tấn công của vi khuẩn, nấm và vi rút.

Theo thống kê của các bệnh viện, có đến 25% bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến kết tràng. Cụ thể, các bệnh lý thường gặp do kết tràng như:

  • Viêm đại tràng: Theo cấu tạo giải phẫu, đại tràng có ba bộ phận chính là mang tràng, kết tràng và trực tràng. Vì vậy, khi kết tràng bị nhiễm trùng sẽ làm tăng nguy cơ viêm ở đại tràng. Khi đó, ngoài triệu chứng đau nhức ở bụng, bệnh nhân còn gặp phải tình trạng đầy hơi, chướng bụng khó chịu hoặc chứng đại tiện bất thường với phân không thành khuôn. Ở một số trường hợp nặng, bệnh còn gây hình thành các vết loét ở niêm mạc đại tràng gây chảy máu. Viêm đại tràng nếu không chữa trị đúng thời điểm và đúng cách có thể chuyển thành mạn tính và gây xuất hiện biến chứng nguy hiểm như thủng đại tràng,…
Bệnh lý liên quan đến kết tràng
Viêm kết tràng có thể gây viêm đại tràng hoặc ung thư đại tràng
  • Ung thư đại tràng (ung thư ruột già): Đây được xem là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa nguy hiểm. Viêm kết tràng nếu không được chữa trị sớm có thể tiến triển xấu gây ung thư đại tràng. Tế bào ung thư có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào ở đại tràng như đại tràng xuống, đại tràng lên hoặc đại tràng ngang, đại tràng Sigma. Ung thư đại tràng thường hình thành với các triệu chứng đặc trưng ở từng giai đoạn. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp bệnh đều xảy ra với các biểu hiện điển hình như đau bụng, đi ngoài ra máu tươi, rối loạn tiêu hóa với tình trạng tiêu lỏng hoặc táo bón kéo dài,… Ung thư đại tràng được xếp vào bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao thứ tư. Vì vậy, để kéo dài thời gian sống, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị ngay từ đầu khi nhận thấy triệu chứng bất thường của cơ thể.

Mặc dù kết tràng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo khối và đẩy phân ra ngoài, nhưng đây cũng là bộ phận dễ viêm. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh lý liên quan đến kết tràng, bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh.

→ Có thể bạn quan tâm:

Tin xem thêm

Bệnh viêm đại tràng để lâu có dẫn đến ung thư không?

Viêm đại tràng là một dạng của chứng viêm đường ruột, khiến cho các lớp niêm mạc tại trực tràng...

Đau đại tràng vì “của ngon vật lạ” ngày tết và cách xử lý

Thịt mỡ, dưa hành, rượu, bia,.. tạo nên mâm cơm Tết ấm cúng nhưng lại là nỗi ám ảnh đối...

Người viêm đại tràng vẫn dùng được mật ong.

Bị viêm đại tràng có nên uống mật ong không, tại sao?

Bị viêm đại tràng có nên uống mật ong không? Thực tế, theo nhiều chuyên gia, bệnh nhân viêm đại...

Tìm hiểu về triệu chứng viêm đại tràng

Người bị viêm đại tràng có triệu chứng như thế nào?

Viêm đại tràng là một căn bệnh phổ biến của đường tiêu hóa, xảy ra khi lớp niêm mạc đại...

Bị viêm loét đại tràng nên ăn gì để bệnh mau lành?

Tình trạng viêm loét đại tràng ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn uống của người bệnh. Do đó, cần...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.