Bị viêm đại tràng có nên ăn khoai lang không?
Người bệnh viêm đại tràng nên ăn khoai lang thường xuyên vì khoai lang mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh. Khoai lang cung cấp nhiều vitamin và có tác dụng tiêu viêm, giúp làm giảm tình trạng viêm sưng ở đại tràng.
Viêm đại tràng có nên ăn khoai lang?
Bệnh viêm đại tràng là một căn bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: loét đại tràng, ung thư đại tràng, thủng đại tràng, giãn đại tràng cấp tính,…
Người bệnh viêm đại tràng cần điều trị bệnh sớm từ khi phát hiện mắc bệnh. Một số phương pháp điều trị viêm đại tràng phổ biến hiện nay là: dùng thuốc kháng sinh, dùng thuốc kháng viêm, dùng thuốc chống ký sinh trùng, phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng bị viêm nặng, bồi bổ cơ thể,…
Khi bị bệnh viêm đại tràng, người bệnh cần chọn ăn các loại thực phẩm lành tính, giúp cải thiện tình trạng bệnh. Khoai lang là một trong số những loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân viêm đại tràng.
Khoai lang (tên khoa học: Ipomoea batatas) là một loại thực phẩm quen thuộc đối với người Việt. Khoai lang là thứ thực phẩm dân dã, dễ tìm, giá cả phải chăng nên được nhiều người ưa chuộng.
Theo Đông y, khoai lang có vị ngọt, tính bình, được quy vào kinh thận và kinh tỳ. Khoai lang có những tác dụng như:
- Nhuận tràng;
- Ích khí;
- Tiêu viêm;
- Thanh can;
- Sáng mắt;
- Lợi mật;
- Bồi bổ cơ thể.
Như vậy, khoai lang là loại thực phẩm tốt cho người bệnh viêm đại tràng, giúp bệnh nhân giảm tình trạng viêm sưng, tránh táo bón, thanh nhiệt cơ thể, bồi bổ cơ thể.
Theo y học hiện đại, củ khoai lang có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể như: tinh bột, glucose, protein, magie, canxi, đồng, tanin, pentosan, vitamin A, vitamin B, vitamin C,… Các chất dinh dưỡng trong củ khoai lang giúp tình trạng viêm loét đại tràng thuyên giảm, tăng sức đề kháng, giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Người bệnh viêm đại tràng không cần lo ngại, tránh ăn khoai lang vì đây là loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích, nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày.
Lưu ý: Khoai lang chỉ thích hợp đối với người bệnh viêm đại tràng kèm theo táo bón. Đối với người bệnh đang có triệu chứng tiêu chảy, không nên ăn khoai lang vì chất xơ trong khoai sẽ kích thích nhu động ruột, khiến cho tình trạng tiêu chảy diễn ra nghiêm trọng hơn.
Xem thêm: Bị viêm đại tràng nên ăn gì, kiêng ăn gì để bệnh mau hồi phục?
Gợi ý 4 món ăn làm từ khoai lang tốt cho bệnh viêm đại tràng
1. Khoai lang hấp
Khoai lang hấp là một món ăn dân dã, dễ ăn. Bạn rửa sạch ngoài vỏ khoai lang, sau đó cho vào nồi hấp cách thủy. Khoai lang hấp giúp củ khoai giữ lại lượng chất dinh dưỡng, không bị vơi mất vitamin và đường. Người dùng vẫn có thể cảm nhận được độ mềm mịn, thơm ngọt của khoai lang.
Bên cạnh món khoai lang hấp, người dùng cũng có thể nướng khoai lang để ăn. Tuy nhiên, khoai nướng thường khô hơn do bị mất nước và khó ăn hơn.
Người bệnh viêm đại tràng nên thường xuyên ăn khoai lang hấp để giảm tình trạng viêm và phòng tránh tình trạng táo bón.
2. Canh khoai lang
Chuẩn bị:
- 100 – 500g khoai lang vàng;
- 300g thịt lợn băm.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch khoai lang, bào bỏ vỏ, thái miếng vừa ăn;
- Bước 2: Cho thịt băm vào nồi nước nấu lửa liu riu;
- Bước 3: Khi thịt đã chín, cho khoai lang vào nấu cho đến khi khoai chín. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Lưu ý, khi cho khoai vào nước canh, bạn nên để lửa nhỏ để khoai chín từ từ, tránh để lửa lớn vì nước canh dễ bị đục.
3. Cháo khoai lang
Chuẩn bị:
- 200g khoai lang đỏ (củ tươi);
- 100g gạo tẻ.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch khoai, gọt bỏ vỏ, thái miếng vừa ăn;
- Bước 2: Nấu gạo tẻ với 1,5 lít nước. Để lửa nhỏ để gạo chín thành cháo;
- Bước 3: Cho khoai vào cháo, nấu đến khi khoai chín thì dọn ra bát để ăn.
Bệnh nhân viêm đại tràng có thể ăn cháo khoai lang với đường hoặc có thể nấu cháo với thịt bằm.
4. Khoai lang hầm cá bống
Chuẩn bị:
- 1 con cá quả (khoảng 500g);
- 500g khoai lang;
- 1 củ nghệ (khoảng 20g).
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch khoai lang, gọt bỏ vỏ, thái miếng vừa ăn. Đánh vảy cá bống, rửa sạch cá, mổ bụng bỏ ruột.
- Bước 2: Cho cá bống với khoai lang vào nồi hầm.
- Bước 3: Giã nát nghệ tươi, cho vào nồi hầm cùng với cá, khoai. Người bệnh ăn món ăn này với cơm trắng, nên dùng khi món ăn còn nóng.
Một số lưu ý cho người viêm đại tràng khi dùng khoai lang
Khi dùng khoai lang, người bệnh viêm đại tràng cần lưu ý một số điều sau:
- Không nên dùng khoai lang như một vị thuốc đặc trị bệnh viêm đại tràng. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc Tây của bác sĩ chuyên khoa;
- Nên chọn loại khoai lang ruột vàng, vỏ đỏ;
- Không nên ăn quá nhiều khoai lang trong ngày. Mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 200g – 300g khoai lang;
- Một số triệu chứng bạn có thể gặp phải khi tiêu thụ quá nhiều khoai lang trong ngày là: đầy bụng, đầy hơi, trướng bụng, ợ chua,….;
- Không nên ăn khoai trong lúc bụng đang đói vì khoai có thể gây hạ đường huyết;
- Khi chế biến khoai lang, cần loại bỏ phần khoai bị sùng, khoai có mầm;
- Vỏ khoai lang chứa một lượng khoáng chất và vitamin không hề nhỏ. Người bệnh nên rửa vỏ khoai sạch và ăn cả vỏ khoai lang hấp;
- Người có cơ địa dễ bị đầy hơi (thực tích) nên hạn chế ăn khoai lang.
Tóm lại, người bệnh viêm đại tràng không nên kiêng kỵ khoai lang. Người bệnh nên thường xuyên ăn khoai lang vì đây là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe người bệnh, giúp giảm sưng, giúp làm lành vết loét nhanh chóng. Tuy nhiên, người dùng không nên ăn khoai lang lúc đang đói hoặc ăn quá nhiều khoai lang trong ngày.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị Viêm Đại Tràng Có Nên Ăn Bánh Mì Không? Bác sĩ giải đáp
- Bị viêm đại tràng nên ăn quả gì tốt, mau hết bệnh?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!