Adalimumab là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Adalimumab là loại thuốc thuộc nhóm kháng thể đơn dòng, được chỉ định trong điều trị các bệnh lý liên quan đến rối loạn hệ thống miễn dịch như viêm khớp vô căn ở trẻ vị thành niên, viêm màng bồ đào… Nắm rõ các thông tin và cách sử dụng thuốc sẽ giúp bạn biết cách dùng cho an toàn, hạn chế được tác dụng phụ mà thuốc gây ra.

Thuốc tiêm Adalimumab dùng để điều trị các bệnh lý liên quan đến sự rối loạn hệ miễn dịch
Thuốc tiêm Adalimumab dùng để điều trị các bệnh lý liên quan đến sự rối loạn hệ miễn dịch
  • Tên hoạt chất: Adalimumab
  • Tên chung: Adalimumab
  • Tên thương hiệu:  Humira Pen, Humira Pen-Crohns Starter, Humira….
  • Nhóm thuốc: Kháng thể đơn dòng.
  • Dạng thuốc: Dung dịch tiêm.

I. Thông tin về thuốc Adalimumab

1. Chỉ định

Adalimumab được chỉ định điều trị cho các trường hợp như sau:

Ngoài ra thuốc còn có thể được sử dụng với mục đích điều trị nhiều chứng bệnh khác mà không được chúng tôi liệt kê trên đây. Trong trường hợp này cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ mới được dùng.

2. Chống chỉ định

Thuốc tiêm Adalimumab chống chỉ định cho các trường hợp:

  • Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Bị nhiễm trùng mãn tính hoặc cấp tính.
  • Dùng đồng thời với các loại thuốc đối kháng thụ thể Interleukin-1.

Ngoài ra, Adalimumab có thể không được chỉ định sử dụng cho các trường hợp khác mà không được chúng tôi đề cập đến. Vì vậy, để bảo đảm an toàn, các bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.

3. Liều dùng

Tùy theo mục đích điều trị, đối tượng sử dụng và tình trạng sức khỏe mà các bác sĩ sẽ chỉ định một liều lượng dùng cho phù hợp. Cụ thể:

Liều dùng cho người trưởng thành:

  • Điều trị viêm khớp dạng thấp :40 mg/ tuần. Với những người bị viêm khớp dạng thấp không dùng đồng thời methotrexate, có thể được chỉ định dùng với liều lượng trên 40 mg.
  • Viêm cột sống dính khớp: 40 mg/ tuần.
  • Điều trị viêm khớp vẩy nến: 40mg/ tuần.
  • Trị bệnh Crohn – cấp tính: 160 mg vào ngày thứ nhất, trong 15 ngày tiếp theo dùng với liều lượng 80mg/ tuần. Ngưng sử dụng khoảng 2 tuần, sau thời gian này tiếp tục dùng thuốc với liều lượng 40mg/ tuần.
  • Vẩy nến mảng bám: 80 mg cho một lần duy nhất rồi ngưng dùng thuốc. Một tuần sau, tái điều trị với liều lượng 40mg/ tuần.
  • Điều trị viêm màng bồ đào: 80 mg cho lần dùng đầu tiên. Sau 1 tuần ngưng thuốc, tái điều trị với liều lượng 40mg/ tuần.
  • Viêm Hidradenitis suppurativa: Ngày 1 dùng 80 mg, trong 2 tuần tiếp theo dùng 80 mg, sau đó duy trì sử dụng 40mg/ tuần.

Liều dùng cho trẻ em:

  • Viêm khớp vô căn: Dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Với trẻ từ 10 – 15kg dùng với liều lượng 10mg/ tuần; 15 – 20kg dùng 20mg/ tuần; 30kg trở lên dùng 40mg/ tuần.
  • Bệnh Crohn cấp tính: Dùng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên. Trẻ từ 17 – dưới 40 kg: Dùng với liều lượng 80 mg ở ngày thứ nhất. Trong 2 tuần tiếp theo dùng 40mg/ ngày và duy trì sử dụng 40mg/ tuần cho những ngày sau đó.

Thuốc không được chỉ định sử dụng cho trẻ đối với các bệnh lý còn lại. Hãy liên hệ với các bác sĩ để được tư vẫn rõ hơn về vấn đề này.

4. Cách sử dụng

Thuốc tiêm Adalimumab được sử dụng để tiêm dưới da theo sự chỉ định của bác sĩ.

5. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm tay trẻ em.
  • Bảo quản lạnh, không được để dung dịch bị đông cứng.
  • Mỗi một ống thuốc chỉ được phép dùng trong vòng 14 ngày kể cả khi được bảo quản ở nhiệt độ phòng và cả khi được bảo quản lạnh.
  • Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc tiêm Adalimumab

Sử dụng thuốc tiêm Adalimumab không đúng cách có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ
Sử dụng thuốc tiêm Adalimumab không đúng cách có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ

1. Thận trọng

Để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng Adalimumab, bạn cần thông báo đầy đủ các thông tin về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý của bản thân, đặc biệt khi thuộc một trong những trường hợp sau:

  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Bị bệnh lao ( hoặc có người thân trong gia đình đã từng mắc bệnh lao).
  • Ung thư.
  • Viêm gan B.
  • Mắc bệnh tiểu đường.
  • Suy tim sung huyết.
  • Mắc các bệnh lý liên quan đến rối loạn thần kinh như đa xơ cứng, hội chứng Guillain-Barre…
  • Bị dị ứng với cao su latex.
  • Có ý định phẫu thuật.
  • Đã, đang hoặc sẽ có ý định sử dụng các loại vắc – xin.

Thuốc tiêm Adalimumab có thể gây ra một căn bệnh ung thư hiếm hạch hiếm gặp ở gan, lá lách hoặc tủy xương, có thể dẫn đến tử vong. Hãy trao đổi với các bác sĩ để nắm rõ hơn những rủi ro mà bạn có thể gặp phải khi điều trị bằng thuốc này.

2. Tác dụng phụ

Tương tự như các loại thuốc tây khác, khi sử dụng thuốc tiêm Adalimumab, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ như sau:

  • Sốt
  • Sưng hạch
  • Đổ mồ hôi vào buổi tối
  • Đau cơ và khớp.
  • Da bị phát ban.
  • Cơ thể dễ bị bầm tím và chảy máu.
  • Da nhợt nhạt.
  • Khó thở.
  • Tay chân lạnh.
  • Chán ăn, ăn nhanh no.
  • Đau dạ dày.
  • Mắc các vấn đề về gan.
  • Thị lực bị thay đổi.
  • Làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc ung thư.

Trên đây là một danh sách các tác dụng phụ của thuốc không được liệt kê đầy đủ. Tùy vào liều lượng sử dụng và thể trạng của mỗi người mà thuốc có thể gây ra nhiều vấn đề khác nữa. Vì thế, trong quá trình điều trị, nếu thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, hãy liên hệ với các bác sĩ hoặc các trung tâm y tế để được xử lý sớm.

3. Tương tác thuốc

Một số loại thuốc khi được sử dụng đồng thời với Adalimumab có thể làm giảm đi dược tính của thuốc và làm gia tăng các tác dụng cho người bệnh. Nắm rõ các loại thuốc có thể tương tác với thuốc tiêm Adalimumab sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này. Những loại thuốc có thể tương tác với Adalimumab bao gồm:

  • Azathioprine
  • Mercilaurine
  • Abatacept
  • Anakinra
  • Etanercept
  • Golimumab
  • Certolizumab
  • Rituximab
  • Infliximab

Ngoài những loại thuốc đã được liệt kê, Adalimumab có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác. Vì vậy để đảm bảo an toàn, hãy cho các bác sĩ biết đầy đủ các thông tin về những loại thuốc mà bạn đang dùng, kể cả các loại vitamin và các loại thuốc thảo dược.

4. Cách xử lý khi dùng thuốc thiếu/ quá liều

  • Dùng thiếu liều: Nếu quên 1 liều, hãy dùng ngay khi nhớ ra. Trường hợp gần đến thời gian dùng liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều cũ. Tuyệt đối không được tự ý tăng gấp đôi liều lượng trong 1 lần tiêm.
  • Dùng quá liều: Sử dụng thuốc với liều lượng cao hơn so với quy định có thể sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng, vì vậy hãy liên hệ ngay với các bác sĩ để được xử lý.

Việc dùng thuốc thiếu hoặc quá liều lượng cho phép đều gây ra những ảnh hưởng không tốt cho cơ thể. Do đó. bạn cần tuân thủ đúng các thông tin mà bác sĩ đã chỉ định và theo sự hướng dẫn được ghi trên bao bì sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm

Cách điều trị vảy nến bằng dầu dừa - Mẹo hay dân gian

Cách điều trị vảy nến bằng dầu dừa – Mẹo hay dân gian

Điều trị vảy nến bằng dầu dừa là mẹo dân gian được lưu truyền rộng rãi. Đây là biện pháp...

Vẩy nến da đầu: Thông tin về bệnh và cách điều trị

Vảy nến da đầu là bệnh thường gặp nhưng dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da tiết bã (còn...

Hướng Dẫn Chữa Vảy Nến Bằng Lá Khế Tại Nhà Đúng Cách

Thay vì sử dụng các loại thuốc Tây y, các đối tượng bị vảy nến có thể áp dụng một...

Vẩy nến ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh vẩy nến là một bệnh rối loạn tự miễn ảnh hưởng đến da. Nó có thể tấn công bất...

Liệu pháp ánh sáng cho người bệnh vẩy nến

Liệu pháp ánh sáng là một trong những phương pháp điều trị bệnh vẩy nến hiện đang được áp dụng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *