10+ cách chữa viêm đại tràng tại nhà – Giảm đau, mau khỏi
Viêm đại tràng là căn bệnh về đường tiêu hóa thường gặp gây ra nhiều triệu chứng phiền toái. Hơn nữa còn tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư đại tràng nguy hiểm cho sức khỏe và cả tính mạng. Ngoài việc điều trị y tế thì áp dụng các cách chữa viêm đại tràng tại nhà cũng có thể sẽ đáp ứng triệu chứng của bệnh, giúp giảm đau nhanh và hiệu quả.
TOP 10+ cách chữa viêm đại tràng tại nhà giúp giảm đau nhanh
Các cách điều trị tại nhà thường rất đơn giản, ít tốn chi phí nhưng vẫn có thể giúp làm giảm triệu chứng. Đồng thời hỗ trợ khắc phục tình trạng viêm nhiễm và tổn thương ở niêm mạc đại tràng. Dưới đây là 11 cách chữa viêm đại tràng tại nhà mà bạn có thể tham khảo:

1. Có chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống là yếu tố đóng vai trò quan trọng bậc nhất với hoạt động của các cơ quan tiêu hóa, trong đó có đại tràng. Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định, duy trì một chế độ ăn lành mạnh có thể làm giảm sự lan nhanh của tổn thương. Đồng thời có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm nhiễm và giúp niêm mạc đại tràng hồi phục tốt hơn.

Khi thiết lập chế độ ăn uống cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm cứng gây khó tiêu. Thay vào đó nên lựa chọn những loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa để tránh gây áp lực cho dạ dày và đại tràng.
- Lựa chọn sữa, thịt trắng, bánh mì trắng, cá, rau xanh, chất béo lành mạnh… để khẩu phần ăn vừa lành mạnh lại có tính đa dạng.
- Cần tránh các loại thức ăn nhanh, đồ hộp, thực phẩm lên men, đồ cay nóng, thịt mỡ, rượu bia, thức uống có ga…
- Thay vì ăn đủ một ngày 3 bữa thì người bệnh viêm đại tràng cần chia nhỏ bữa ăn. Có thể giảm lượng ăn trong các bữa chính, đồng thời dùng thêm nhiều bữa phụ.
- Bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa prebiotic hoặc men vi sinh nhằm kích thích hệ tiêu hóa.
- Nên uống đủ 2 – 3 lít nước/ngày để giúp cơ thể tránh tình trạng mất nước.
Ngoài ra, người bị viêm đại tràng nên chú ý tới việc phân bổ hàm lượng dinh dưỡng trong các bữa ăn hằng ngày. Hãy đảm bảo rằng, mỗi ngày bạn tiêu thụ 1g/kg protein, khoảng 30 – 35 Kcal/kg năng lượng và không quá 15g chất béo. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm các vitamin cũng như muối khoáng từ các loại rau củ và trái cây phù hợp.
Tham khảo thêm: Viêm bờm mỡ đại tràng có nguy hiểm? Nguyên nhân & cách trị
2. Tập yoga chữa viêm đại tràng tại nhà
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, yoga phù hợp sẽ giúp cải thiện đau bụng, đầy hơi, chướng bụng… rất tốt.
Tập yoga đúng cách sẽ cải thiện quá trình lưu thông máu, tốt cho quá trình chữa lành tổn thương ở niêm mạc đại tràng. Ngoài ra, tập yoga còn có tác dụng tăng cường nhu động ruột giúp làm mềm phân để tránh áp lực cho đại tràng. Đồng thời giảm căng thẳng để tinh thần được thoải mái hơn. Từ đó tác động tích cực đến việc ngăn ngừa bệnh viêm đại tràng tái phát.

Dưới đây là hướng dẫn cách tập 3 động tác yoga tốt cho người bệnh viêm đại tràng:
- Bài tập thở: Tư thế chuẩn bị, bạn ngồi trên thảm tập giống như ngồi thiền. Tiếp đến từ từ hít vào khoảng 2 giây, ngực và bụng ưỡn ra. Sau đó từ từ thở ra để đẩy khí ra ngoài, đồng thời hóp bụng vào và nín thở 2 giây. Lặp lại các thao tác trên khoảng 15 lần.
- Động tác yoga với vùng bụng: Bạn nằm lên thảm tập, tay quanh trước ngực, chân duỗi thẳng. Hít vào đồng thời đẩy người ngồi dậy giống như động tác gập bụng, chú ý vòng 2 tay xuống ôm lấy bụng. Lặp lại động tác này khoảng từ 8 – 12 lần.
3. Cách dùng acid béo Omega-3 chữa viêm đại tràng
Acid béo Omega-3 chính là một thành phần không thể thiếu trong một chế độ ăn uống lành mạnh. Loại acid béo này được đánh giá là rất hữu ích với quá trình điều trị bệnh viêm đại tràng. Bởi nó có tác dụng chống viêm rất mạnh mẽ. Đồng thời cung cấp năng lượng cho quá trình phục hồi của các tế bào bị tổn thương trong đường ruột.
Nhiều nghiên cứu cũng đã ghi nhận rằng, bổ sung acid béo Omega-3 có thể ngăn ngừa viêm nhiễm và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng. Bạn có thể bổ sung bằng cách thêm các loại thực phẩm như cá béo, quả hạch, quả bơ… vào trong khẩu phần ăn.
Tuy nhiên cần tham khảo bác sĩ để dùng đúng liều lượng, tránh dư thừa, sẽ khiến sức khỏe của bạn gặp phải nhiều vấn đề bất lợi. Điển hình như gây rối loạn đông máu, xuất huyết, kích hoạt cơn hen suyễn, đôi khi còn gây ra dị ứng…
4. Cách quản lý căng thẳng chữa viêm đại tràng tại nhà
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, căng thẳng và stress là những yếu tố làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các bệnh viêm ruột như viêm đại tràng. Chính vì thế mà người bệnh viêm đại tràng nên chú ý dành thời gian nghỉ ngơi ít nhất là 5 phút sau mỗi 1 – 2 tiếng làm việc. Điều này sẽ giúp não bộ được thư giãn, tinh thần cũng trở nên thoải mái hơn.

Ngoài ra, để quản lý tốt căng thẳng, stress, bạn có thể luyện tập yoga, nghe nhạc, đọc sách, tắm nước ấm, sử dụng tinh dầu trong phòng làm việc. Ngoài ra, nên chú ý dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, tuyệt đối không làm việc quá sức, ngủ đủ giấc, không nên thức khuya quá 23 giờ.
Tham khảo thêm: Khi nào có thể khám đại tràng không cần nội soi?
5. Chữa viêm đại tràng tại nhà bằng nghệ
Chữa bệnh viêm đại tràng bằng nghệ là mẹo dân gian tận dụng những thành phần có trong nghệ như Curcumin để giúp phục hồi niêm mạc đại tràng đang bị tổn thương, tái tạo tế bào, giảm viêm, ức chế vi khuẩn gây hại.
Có thể dùng nghệ chữa viêm đại tràng theo cách sau:
- Chuẩn bị: 2 thìa tinh bột nghệ cùng với 1 thìa cà phê mật ong.
- Thực hiện: Trộn đều 2 nguyên liệu trên lại với nhau rồi dùng ăn trực tiếp. Với bài thuốc này nên sử dụng trước bữa ăn khoảng 30 phút. Cần duy trì trong ít nhất 2 tháng mới có thể thấy rõ tác dụng mà nó mang lại.
6. Dùng lá mơ lông chữa viêm đại tràng
Theo Đông y, lá mơ lông có vị ngọt hơi đắng, tính bình, tác dụng giải độc thanh nhiệt, kháng viêm, giảm đau và kích thích tiêu hóa rất tốt.
Theo nghiên cứu hiện đại, trong lá mơ lông có chứa nhiều thành phần hóa học với dược tính cao. Điển hình nhất là hoạt chất sulfur dimethyl disulphit trong lá mơ lông có tác dụng tương tự như kháng sinh. Nó sẽ giúp kháng viêm, đồng thời hỗ trợ tiêu diệt một số chủng vi khuẩn gây bệnh viêm đại tràng.

Có thể áp dụng cách chữa viêm đại tràng tại nhà bằng lá mơ lông theo hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị: 50g lá mơ lông cùng với 1 quả trứng gà và 1 ít gừng tươi.
- Thực hiện: Lá mơ lông và gừng đem rửa sạch rồi thái nhỏ và cho vào bát. Trứng gà đem tách lấy lòng đỏ trộn chung với mơ lông và gừng. Đem hấp cách thủy đến khi chín là dùng ăn trực tiếp 1 lần/ngày. Nên duy trì trong khoảng nửa tháng để nhận được kết quả tốt nhất.
7. Cách dùng lá vối tươi chữa viêm đại tràng tại nhà
Theo các tài liệu y học cổ truyền thì nước lá vối có tính kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau rất tốt nên sẽ có tác dụng tích cực với quá trình chữa bệnh viêm đại tràng. Ngoài ra, những thành phần hóa học được tìm thấy trong lá vối như tamin, sterol, gallic, acid triterpenic có dược tính rất cao. Thành phần tanin có thể giúp bảo vệ niêm mạc, chống lại các vi khuẩn có hại. Các chất kháng sinh thực vật khác giúp tiêu diệt được nhiều mầm vi khuẩn gây bệnh viêm đại tràng.
Dưới đây là cách dùng lá vối tươi chữa bệnh viêm đại tràng được áp dụng phổ biến trong dân gian:
- Chuẩn bị: Khoảng 250g lá vối tươi.
- Thực hiện: Lá vối đem rửa sạch với nước vối loãng rồi vò nát và cho vào ấm sắc. Đổ thêm 2 lít nước vào rồi đun trên lửa nhỏ trong khoảng nửa tiếng đồng hồ. Sử dụng nước lá vối để uống hằng ngày giống như uống nước lọc.
8. Lá ổi chữa viêm đại tràng như thế nào?
Dược liệu này có vị đắng sáp và tính ấm, tác dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết, kiện vị cố tràng, giúp khắc phục các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng. Thành phần axit psiditanic, tritecpenic, tanin pyrogalic và tinh dầu có trong lá ổi giúp kháng khuẩn, làm se niêm mạc và cầm tiêu chảy rất tốt.

Dưới đây là cách sử dụng lá ổi để chữa bệnh viêm đại tràng tại nhà:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị lá ổi non với một lượng tùy ý. Đem vị thuốc này đi sấy khô rồi nghiền thành bột mịn. Mỗi lần dùng lấy 6g pha cùng 200ml nước sôi ấm và uống trực tiếp. Dùng với tần suất 2 lần/ngày.
- Bài thuốc 2: Cần chuẩn bị 1 nắm lá ổi non cùng 8g gừng tươi và 1 ít muối ăn. Tất cả vị thuốc này đem trộn đều, giã cho hơi dập rồi cho lên chảo sao nóng. Sau đó sắc với 1 lít nước trong vòng 20 phút, bỏ bã và chia nước thuốc thành nhiều lần uống, dùng 1 thang/ngày.
Tham khảo thêm: Khám đại tràng bằng cách nào, chuẩn bị gì? Quy trình
9. Xây dựng thói quen tập thể dục nhẹ nhàng
Thói quen tập thể dục có thể giúp quản lý căng thẳng, hạn chế việc tăng cân đồng thời giúp tăng đề kháng và miễn dịch để thúc đẩy tốt hơn quá trình chữa lành tổn thương bên trong cơ thể, trong đó có những tổn thương ở niêm mạc đại tràng.
Bạn có thể tham gia một số môn thể thao với cường độ vừa phải như đạp xe hay bơi lội khoảng 3 – 4 ngày/tuần. Ngoài ra, đi bộ hay yoga cũng là những lựa chọn tốt khi đang bị viêm dạ dày.
Tuy nhiên, cần thiết lập chế độ tập luyện phù hợp, nếu bạn tập quá nhiều có thể gây viêm, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chữa lành vết thương.
10. Cách chữa viêm đại tràng tại nhà bằng lô hội
Lô hội còn được gọi với tên quen thuộc trong đời sống hằng ngày là nha đam. Ngoài công dụng làm đẹp thì lô hội còn được sử dụng nhằm giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh viêm đại tràng hay viêm loét dạ dày tá tràng.
Theo các tài liệu đông y, dược liệu này có vị đắng và tính mát với các tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm mát huyết. Nhờ đó mà có thể mang đến công dụng nhuận tràng, thông táo bón và giúp cải thiện các triệu chứng bệnh viêm đại tràng. Một số hoạt chất như chromone C-glucosyl, axit salixylic và enzyme bradykinase có trong lô hội được y học hiện đại đánh giá là có tác dụng chống viêm rất tốt.

Có thể sử dụng lô hội để chữa viêm đại tràng tại nhà theo cách sau:
- Chuẩn bị: Khoảng 20g lá lô hội tươi.
- Thực hiện: Đem lô hội đi rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ và cắt nhỏ phần thịt. Sau đó cho vào máy xay nhuyễn cùng với 300ml nước sôi ấm. Chia đều thành 3 lần uống trong ngày, nên uống sau bữa ăn khoảng 30 phút.
11. Chữa viêm đại tràng tại nhà với vừng đen
Hàm lượng Omega-3 và axit phytic dồi dào trong vừng đen có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa và giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng rất tốt. Nguyên liệu này còn cung cấp nhiều magie có tác dụng làm giãn nở mạch máu, tăng lượng máu lưu thông tới khu vực đại tràng bị viêm nhiễm nhằm cung cấp dưỡng chất sửa chữa tổn thương.
Dưới đây là hướng dẫn cách dùng vừng đen chữa viêm đại tràng tại nhà:
- Chuẩn bị: 300g vừng đen cùng 1 ít mật ong nguyên chất.
- Thực hiện: Vừng cho lên chảo nóng sao thơm và để cho nguội. Mỗi lần dùng lấy 1 thìa vừng đen đem nhai nuốt cùng với khoảng 1/4 thìa mật ong. Cần dùng đều đặn 2 lần mỗi ngày trong liên tục 1 tháng để bệnh tình có sự tiến triển rõ rệt.
Tham khảo thêm: Nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc có sao không?
12. Chữa viêm đại tràng bằng củ sen
Trong củ sen chứa một hàm lượng lớn chất xơ có tác dụng giúp các cơ quan của hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, làm ruột non co bóp dễ dàng và hỗ trợ lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa phát triển. Ngoài ra, củ sen còn cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng sạch, dồi dào cho cơ thể, tăng khả năng đề kháng tốt nhất. Vậy nên, những món ăn được chế biến từ củ sen rất dễ tiêu, có thể ngăn ngừa các tình trạng táo bón, tiêu chảy hiệu quả.
Hướng dẫn cách sử dụng củ sen điều trị viêm đại tràng đơn giản:
- Chuẩn bị: Củ sen, gạo tẻ, đậu ván trắng
- Bước 1: Củ sen rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ ngoài và cắt thành miếng nhỏ vừa ăn. Đậu ván trắng rửa sạch, đãi sạch gạo
- Bước 2: Cho tất cả những nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi và nấu nhừ thành cháo
- Sử dụng mỗi ngày 2-3 lần và kiên trì dùng để nhanh chóng đạt được kết quả mong muốn.
Lưu ý: Các cách chữa viêm đại tràng tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ khắc phục triệu chứng và kiểm soát bệnh. Với bệnh lý này, muốn điều trị triệt để bạn cần sớm thăm khám và tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn bài thuốc đặc trị hiệu quả hơn.
Trên đây là toàn bộ gợi ý và hướng dẫn về các cách chữa viêm đại tràng tại nhà giúp hỗ trợ điều trị và bài thuốc đặc trị đem đến tác dụng triệt để, lâu dài. Hi vọng đã giúp bạn có thêm gợi ý để lựa chọn. Chúc bạn sớm khỏi bệnh và luôn có sức khỏe đại tràng tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm