Thuốc trị tiêu chảy Actapulgite

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Attapulgite được dùng cho các trường hợp bị tiêu chảy hoặc mắc một số bệnh gây đau quặn ruột. Attapulgite có khả năng hấp thu độc tố, giúp cơ thể chóng đào thải vi khuẩn gây tiêu chảy, giảm tình trạng mất nước của cơ thể. Bên cạnh đó, thuốc còn tạo ra một lớp màng bao bọc niêm mạc ruột, bảo vệ ruột không bị tổn thương.

Thuốc Attapulgite
Thuốc Attapulgite được dùng cho các trường hợp bị tiêu chảy hoặc mắc một số bệnh gây đau quặn ruột.

  • Tên hoạt chất: attapulgite
  • Tên biệt dược: Actapulgite®
  • Phân nhóm: Thuốc trị tiêu chảy.

Những thông tin cần biết về thuốc Actapulgite

Thành phần

  • Glucose hydrate hóa…………………………………………5.7 gam.
  • Mormoiron attapulgite:……………………………………… 3 gam.

Tác dụng

Thuốc Actapulgite® có khả năng hấp thu độc tố, giúp cơ thể chóng đào thải vi khuẩn gây tiêu chảy, giảm tình trạng mất nước của cơ thể. Bên cạnh đó, thuốc còn tạo ra một lớp màng bao bọc niêm mạc ruột, bảo vệ ruột không bị tổn thương. Do đó, Actapulgite thường được dùng trong điều trị tiêu chảy và một số bệnh gây đau quặn ruột.

Actapulgite® cũng được dùng cho những mục đích điều trị khác nhưng không được đề cập đến trong bài viết. Tham khảo ý kiến của chuyên gia để biết thêm thông tin chi tiết.

Chỉ định

  • Tiêu chảy.
  • Viêm đường ruột tiêu hóa cấp tính, bệnh lỵ do trực khuẩn, ngộ độc thức ăn do vi khuẩn.
  • Viêm đại tràng cấp tính hoặc mãn tính kèm triệu chứng chướng bụng, tiêu chảy; viêm loét đại tràng.

Chống chỉ định

Không dùng thuốc cho các đối tượng sau:

  • Bệnh nhân mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần có trong thuốc.
  • Bệnh nhân có tổn thương hẹp ở đường tiêu hóa.

Dạng bào chế và hàm lượng

Thuốc được bào chế ở dạng bột pha hỗn dịch uống với hàm lượng 3 gam.

Cách sử dụng

Đọc kĩ thông tin về các sử dụng và liều dùng trong tờ đơn hướng dẫn được đính kèm trong mỗi hộp thuốc hoặc tham khảo ý kiến của dược sĩ/ bác sĩ trước khi dùng. Mọi hành động dùng thuốc sai lệch đều có thể làm tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ.

  • Thuốc dùng đường uống, kèm một ly nước đầy.
  • Thuốc uống nên dùng nguyên viên, không được nhai, bẻ hoặc nuốt viên thuốc.
  • Không dùng thuốc đồng thời với biphosphonat, quinolone, kháng sinh nhóm tetracycline.
  • Sau 48 giờ dùng thuốc, nếu triệu chứng tiêu chảy không có dấu hiệu thuyên giảm hay cải thiện, cần liên hệ với bác sĩ để tìm biện pháp khác khắc phục.

Liều dùng

Thông tin dưới đây không tể thay thế chỉ định dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Luôn luôn tham khảo ý kiến chuyên gia để được xác định liều dùng thuốc phù hợp nhất với tình trạng đang gặp phải.

Liều dùng cho người lớn:

  • Đối với Actapulgite® 3g: Uống 2 – 3  gói mỗi ngày.

Liều dùng cho trẻ em:

  • Đối với Actapulgite® 3g: Trẻ dưới 10 kg uống 1 gói / ngày. Với trẻ trên 10 kg, uống 2 gói/ ngày.
  • Độ an toàn và hiệu quả của thuốc Actapulgite® chưa được xác lập ở đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi.

Bảo quản

  • Bảo quản thuốc Actapulgite ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát, khô ráo.
  • Đặt thuốc xa tầm tay của trẻ em và động vật nuôi trong nhà.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Actapulgite

Thận trọng

Trước khi dùng thuốc cần lưu ý điều gì?

Thông báo với bác sĩ nếu bạn mắc phải vấn đề về sức khỏe sau:

  • Dị ứng với bất kỳ thành phần của thuốc.
  • Mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Dị ứng với thức ăn, hóa chất, thuốc nhuộm…
  • Sốt, đi ngoài phân có lẫn máu hoặc chất nhầy.
  • Đang dùng muối citrate trong các sản phẩm thuốc bổ sung canxi, thuốc nhuận tràng, thuốc kháng axit.

Thận trọng chung khi dùng thuốc

  • Không nên dùng Attapulgite nếu đang bị sốt, trẻ dưới 3 tuổi – trừ khi có chỉ định của chuyên gia.
  • Thận trọng khi dùng thuốc cho người trên 60 tuổi do thuốc có thể gây táo bón, mất nước ở nhóm đối tượng này.
  • Bệnh nhân bị tiêu chảy cần bù dịch và chất điện giải theo nhu cầu.
  • Ngưng dùng thuốc nếu bị táo bón, chướng bụng, tắc ruột.

Thận trọng khi dùng thuốc cho đối tượng đặc biệt

Hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ về hiệu quả và độ an toàn của thuốc Attapulgite với phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Do đó, trước khi dùng thuốc cho nhóm đối tượng trên, cần tham khảo ý kiến của chuyên gia, cân nhắc thận trọng giữa lợi ích và rủi ro có thể mắc phải.

Tương tác thuốc

Tương tác với thuốc điều trị:

Attapulgite có thể làm giảm sự hấp thu của một số thuốc nếu dùng đồng thời hoặc thời điểm khá gần nhau đó là:

  • Tetracycline
  • Penicillamine
  • Muối nhôm
  • Hormone tuyến giáp như levothyroxine.

Nếu dùng đồng thời Attapulgite với các loại thuốc trên, thời điểm dùng từng loại thuốc nên cách nhau ít nhất là hai giờ.

Ngoài ra, trước khi dùng Attapulgite điều trị, bạn nên thông báo với chuyên gia các loại thuốc đặc trị đang sử dụng (bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thuốc thảo dược…). Trong trường hợp có hiện tượng tương tác, chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn cạch điều chỉnh phù hợp.

Tương tác với bệnh:

Một số vấn đề sức khỏe có thể làm ảnh hưởng đến việc dùng thuốc Actapulgite® gồm:

  • Viêm ruột thừa
  • Bệnh Alzheimer
  • Phình đại đại tràng hoặc tổn thương chức năng vận động của đại tràng.

Tác dụng phụ

Bạn có thể mắc phải một số tác dụng phụ sau khi điều trị bằng thuốc Actapulgite®:

  • Táo bón
  • Khó tiêu
  • Đầy hơi
  • Buồn nôn
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Thiếu hụt phosphate
  • Phản ứng dị ứng (phù mặt, sưng môi, lưỡi, phát ban…).

Nhìn chung, Actapulgite® dung nạp tốt trong liều điều trị. Các tác dụng phụ gặp phải thường không quá nghiêm trọng và biến mất khi ngưng điều trị. Tuy nhiên, nếu như xuất hiện bất kỳ tác dụng không mong muốn nghiêm trọng trong quá trình dùng thuốc trên điều trị, cần liên hệ với nhân viên y tế để được tư vấn và tìm hướng khắc phục.

Click xem thêm

Thực Đơn Tốt Cho Người Đau Dạ Dày – Ăn Ngon, Ngủ Khỏe

Ăn uống tùy tiện, không điều độ, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh là nguyên nhân khiến bệnh đau...

Bệnh viện nào có bác sĩ nữ khám bệnh trĩ giỏi?

Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh khó nói và dần trở nên phổ biến, trong đó, tỷ lệ...

viêm đại tràng tái phát

Viêm đại tràng tái phát: nguyên nhân và cách phòng tránh

Viêm đại tràng là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa rất nhiều người mắc phải. Không ít...

Bệnh rò hậu môn: Các thông tin cần biết và cách điều trị

Rò hậu môn: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

Rò hậu môn tuy ít khi nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe...

Cập nhật phác đồ điều trị ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là bệnh lý phức tạp, có nhiều rủi ro. Do đó việc điều trị ung thư...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.