Khám đại tràng bằng cách nào, chuẩn bị gì? Quy trình

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Xét nghiệm phân, nội soi, chụp X-quang, kiểm tra thực thể bên ngoài bụng… là những cách khám đại tràng đang được áp dụng tại bệnh viện. Khi đi khám, người bệnh cần chuẩn bị một số vấn đề dưới đây để quy trình khám đại tràng diễn ra suôn sẻ, cho kết quả chẩn đoán bệnh chính xác.

Khi nào nên đi khám đại tràng?

Đại tràng hay ruột già là một trong những cơ quan giữ chức năng quan trọng trong đường tiêu hóa . Bất cứ vấn đề nào xảy ra ở cơ quan này cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Chính vì vậy, việc thăm khám đại tràng là điều cần thiết khi bạn có các dấu hiệu bất thường nghi ngờ mắc bệnh ở cơ quan này.

Khi nào nên đi khám đại tràng
Khám đại tràng là việc làm cần thiết nếu bạn có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh ở cơ quan này

Cụ thể bạn nên đi khám đại tràng nếu rơi vào các trường hợp như:

  • Bị đi ngoài ra máu tươi hoặc máu đen
  • Phân đen, lẫn chất nhầy, có mùi hôi hoặc hình dáng bất thường
  • Táo bón hay tiêu chảy kéo dài
  • Cơ thể có dấu hiệu mất nước
  • Sụt cân liên tục mà không trong quá trình ăn kiêng hay tập luyện để giảm cân
  • Đi ngoài đầu táo, đuôi lỏng
  • Đau vùng bụng dưới, có dùng thuốc giảm đau nhưng không hết
  • Người có cơ bị ung thư đại tràng cao. Bao gồm bệnh nhân bị viêm đại tràng mãn tính lâu năm, trong gia đình có tiền sử bị ung thư đại tràng hoặc polyp đại trực tràng. Những đối tượng này được khuyến cáo nên tiến hành thăm khám định kỳ để tầm soát, phát hiện sớm ung thư.

Cách khám đại tràng

Khám đại tràng bằng cách nào? Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc về điều này bởi họ muốn biết trước để có sự chuẩn bị tốt nhất khi đi khám. Thông thường, khi đi khám đại tràng, bệnh nhân nào cũng cần trải qua quá trình thăm khám thực thể và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác bệnh, mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh ở đại tràng.

Cụ thể, quy trình khám đại tràng tại các phòng khám chuyên khoa thường bao gồm các bước sau:

Bước 1: Thăm khám lâm sàng

Đây là bước đầu tiên và không thể thiếu trong quy trình khám đại tràng. Trước tiên bệnh nhân sẽ được gặp và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh sơ bộ.

Trong quá trình trao đổi, bác sĩ có thể đưa ra một số câu hỏi có liên quan để khoanh vùng bệnh lý mà bạn có nguy cơ mắc phải. Chẳng hạn như:

  • Lý do bạn đi khám?
  • Các triệu chứng mà bạn đang gặp phải?
  • Thời điểm xuất hiện các triệu chứng?
  • Điều gì có thể khiến triệu chứng bạn gặp phải thuyên giảm hoặc trở nên tồi tệ
  • Mức độ nghiêm trọng và tần xuất suất hiện của các triệu chứng

Hãy bình tĩnh suy nghĩ thật kỹ và trình bày với bác sĩ về tất cả những dấu hiệu khó chịu bạn đang gặp phải, ví dụ như đi cầu ra máu, đau âm ỉ hay đau quặn bụng, tiêu chảy và số lần đi tiêu trong ngày…

Bên cạnh các vấn đề liên quan đến triệu chứng lâm sàng, trong quá trình khám đại tràng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn cung cấp thêm một số thông tin liên quan đến tiền sử bệnh tật của cá nhân và gia đình cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn có tiền sử bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, ung thư hoặc thường xuyên uống bia rượu, hút thuốc lá…

Bước 2: Khám thực thể bên ngoài đại tràng

Sau bước thăm khám lâm sàng để nắm rõ các triệu chứng người bệnh đang gặp phải, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám bên ngoài để tìm kiếm các dấu hiệu bệnh ở bên ngoài.

Bác sĩ có thể dùng tay sờ nắn bụng để tìm kiếm điểm đau hoặc các triệu chứng bất thường ở bên ngoài như sưng bụng, chướng bụng, khối u… Căn cứ vào đây để khoanh vùng bệnh lý và chỉ định các xét nghiệm, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cần thiết.

Bước 3: Thực hiện các xét nghiệm 

Thực hiện xét nghiệm là cách khám đại tràng được thực hiện cho hầu các các trường hợp, đặc biệt là khi người bệnh mới đi khám lần đầu. Các xét nghiệm dùng để chẩn đoán bệnh đại tràng bao gồm:

– Nội soi đại tràng:

Sau khi tháo thụt để làm sạch đại tràng, bác sĩ đưa một ống nội soi mềm có kích thước cỡ ngón tay vào trong đại tràng thông qua hậu môn. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ quan sát được toàn bộ những tổn thương, sự thay đổi trong cấu trúc của ruột già.

Quy trình khám đại tràng
Nội soi là kỹ thuật chẩn đoán thường được chỉ định trong quy trình khám đại tràng

Thông qua nội soi, bác sĩ cũng có thể lấy mẫu tế bào để làm sinh thiết nhằm tầm soát ung thư đại tràng. Toàn bộ thời gian nội soi thường diễn ra trong khoảng 30 phút hoặc có thể lâu hơn tùy ca bệnh. Bạn có thể lựa chọn hình thức nội soi đại tràng gây tê để bớt lo lắng và tránh tình trạng đau trong suốt quá trình nội soi.

– Chụp X quang đại tràng:

Kỹ thuật này thường được chỉ định trong thăm khám đại tràng cho những đối tượng không thể nội soi. Thông qua hình ảnh thu được trên phim chụp X- quang, bác sĩ có thể nhận thấy được các dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý ở đại tràng như u đại tràng, tắc đại tràng, phình giãn đại tràng hay táo bón…

Bệnh nhân sẽ được làm thông thoáng niêm mạc đại tràng trước khi chụp X – quang bằng cách sử dụng thuốc hay bơm nước để tháo thụt. Có 2 kỹ thuật chụp X-quang chẩn đoán bệnh đại tràng được áp dụng phổ biến là:

  • Chụp X – quang bằng thuốc cản quang tan trong nước: Nếu bạn có triệu chứng nghi ngờ viêm nhiễm hoặc thủng đại tràng, bác sĩ có thể yêu cầu kỹ thuật chụp X -quang cản quang.
  • Cản quang đơn: Với kỹ thuật này Baryte sẽ được hòa với 1 lít nước và bơm vào đại tràng của bạn rồi tiến hành chụp X-quang. Sau đó, bạn được yêu cầu đi vệ sinh và tiến hành chụp thêm lần nữa để lấy phim xả.

– Xét nghiệm phân

Khi đi khám đại tràng, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu lấy mẫu phân của bạn đem vào phòng thí nghiệm nhằm tìm kiếm sự hiện diện của máu, vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Điều này có thể giúp xác định được chủng vi khuẩn gây bệnh đại tràng để xây dựng phác đồ kháng sinh phù hợp.

– Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có thể được thực hiện trong quy trình khám đại tràng nhằm mục đích:

  • Xác định được tình trạng nhiễm trùng và khả năng miễn dịch của cơ thể thông qua số lượng tế bào bạch cầu trong máu. Trường hợp số lượng bạch cầu tăng cao bất thường thì có thể khẳng định đại tràng đang bị viêm nhiễm.
  • Kiểm tra khả năng đông máu
  •  Xác định xem bệnh nhân có bị thiếu máu hay không trong các trường hợp thường xuyên bị đi ngoài ra máu.
Đi khám đại tràng cần chuẩn bị gì?
Người đi khám đại tràng nên nhịn ăn để xét nghiệm máu được chính xác

– Siêu âm đại tràng

Siêu âm đại tràng là phương pháp sử dụng các sóng cao tần giúp bác sĩ quan sát được cấu trúc, sự thay đổi bên trong ruột già nhưng ít khi giúp phát hiện ra sự có mặt của khối u. Bác sĩ có thể áp dụng kỹ thuật này nếu nghi ngờ bạn bị tắc đại tràng, xoắn đại tràng hay lồng ruột…

– Điện giải đồ:

Đối với những trường hợp bị tiêu chảy kéo dài nghi ngờ do mắc viêm đại tràng, điện giải đồ sẽ được thực hiện. Các thông số về nồng độ natri, clorua hay kali sẽ được đồ lường để đánh giá tình trạng rối loạn điện giải trong cơ thể.

– Chụp CT scan:

Một số trường hợp được chỉ định thêm phương pháp chụp cắt lớp vi tính ổ bụng nhằm quan sát rõ hơn về tình trạng mô mềm ở khu vực này.

– Chụp cộng hưởng từ (MRI):

MRI ít khi được chỉ định trong khám đại tràng nhưng kỹ thuật này có thể giúp phát hiện được khối u và đánh giá được giai đoạn ung thư biểu mô trực tràng, đại tràng.

Dựa trên các kết quả ghi nhận được, bác sĩ có thể đưa ra kết luận chính thức về tình trạng bệnh tất của bạn cũng như nguyên nhân dẫn đến căn bệnh đại tràng bạn đang mắc phải. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bạn.

Đi khám đại tràng cần chuẩn bị gì?

Để việc thăm khám đại tràng được diễn ra thuận lợi và cho kết quả chính xác cao, bạn cần chuẩn bị một số vấn đề sau:

Lên lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa 

Khi khám đại tràng, bạn phải làm các xét nghiệm và có thể cần làm sạch đại tràng tại nhà bằng thuốc trước đó. Vì vậy hãy lựa chọn một địa chỉ khám bệnh uy tín và ấn định lịch hẹn trước với bác sĩ nhằm tiết kiệm được nhiều thời gian.

– Thay đổi chế độ ăn uống:

  • Thông thường, trong vòng 3 – 4 ngày trước khi đi khám đại tràng, bạn chỉ nên sử dụng các món ăn nhẹ, tiêu thụ ít chất xơ , chất béo. Tránh ăn các thực phẩm có màu đỏ gây nhầm lẫn với máu như dưa hấu, củ dền, thanh long đỏ…
  • Ngưng hút thuốc lá cách ngày đi khám và nội soi đại tràng ít nhất 5 ngày
  • Nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc, vitamin hay chất bổ sung (chẳng hạn như thuốc sắt) thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ xem có nên ngưng lại trước khi đi khám đại tràng hay không. Nó có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm.
  • Uống nhiều nước lọc và các loại nước không có màu như nước dừa, nước hầm xương… Không nên uống nước có màu.
  • Nhịn ăn trong ngày đi khám

– Làm sạch đại tràng

Một số trường hợp được chỉ định chụp x-quang hoặc nội soi đại tràng sẽ được bác sĩ phát thuốc xổ về nhà dùng hoặc tháo thụt tại bệnh viện ngay trong ngày đi khám. Đừng quá lo lắng, hãy làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Trang bị thêm bỉm và mang thêm quần áo nếu bạn lo lắng quá trình làm sạch đại tràng sẽ khiến phân bị rò rỉ ra ngoài.

Trong quá trình dùng thuốc tháo thụt đại tràng, bạn có thể gặp một số phản ứng khó chịu như đi tiêu lỏng liên tục, buồn nôn, chóng mặt… Thông báo ngay cho bác sĩ nếu chúng gây khó chịu nhiều và khiến bạn cảm thấy lo lắng.

– Những vấn đề khác cần chuẩn bị khi đi khám đại tràng:

  • Mang theo đầy đủ số khám bệnh, các kết quả xét nghiệm nếu từng khám đại tràng trước đây và các giấy tờ cá nhân như chứng minh thư, thẻ BHYT nếu có.
  • Mặc quần áo lịch sự, rộng rãi để thuận tiện khi thăm khám
  • Đảm bảo hậu môn được rửa sạch trước khi đi khám.

Trên đây là cách khám đại tràng và một số vấn đề bạn cần biết khi đi khám bệnh. Nếu bạn có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh đại tràng được đề cập ở trên, hãy bắt đầu bằng việc lựa chọn cho mình một cơ sở y tế có chuyên khoa tiêu hóa uy tín và sớm tiến hành thăm khám để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Đau đại tràng nằm ở vị trí nào? Có hình ảnh nhận biết

Đau đại tràng là một trong những bệnh lý thuộc bệnh tiêu hóa dần trở nên khá phổ biến hiện...

Bệnh nhân viêm đại tràng nên ăn khoảng 1 - 2 quả chuối/ngày.

Bị viêm đại tràng có nên ăn chuối không, tại sao?

Chuối là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe mọi người. Người bệnh viêm đại tràng...

Các món cháo nên ăn khi bị đau dạ dày và cách thực hiện

9 món cháo vừa ngon vừa tốt cho người đau dạ dày rất dễ thực hiện

Cháo nấm hương , cháo bí đỏ đậu xanh, cháo nếp long nhãn… là những món cháo tốt cho người...

Không nên lựa chọn siêu âm khi khám bệnh viêm đại tràng

Chỉ siêu âm có phát hiện ra bệnh viêm đại tràng chính xác không?

Bệnh viêm đại tràng có thể được chẩn đoán thông qua các biện pháp như xét nghiệm phân, nội soi,...

Thực hư NS Chiến Thắng, NS Thu Hà hàng ngàn người bệnh điều trị khỏi đại tràng nhờ Tiêu thực Phục tràng hoàn 

Điều trị bệnh đại tràng bằng Đông y là phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn hiện nay khi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *