Chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh – mẹ chớ xem thường!

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh còn được gọi là bệnh lác sữa, viêm da cơ địa. Đây là bệnh da liễu rất phổ biến ở trẻ từ 2 – 3 tháng tuổi và kéo dài trong nhiều năm.

cách chữa chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh
Chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh là bệnh lý da liễu phổ biến

Tìm hiểu về bệnh chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh

Chàm thể tạng hay còn gọi là viêm da cơ địa – một trong những bệnh lý da liễu rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Đây là bệnh lý đặc trưng bởi những nốt đỏ li ti và các mảng hồng ban trên mặt. Các triệu chứng này gây ngứa ngáy dữ dội khiến trẻ khó chịu và thường xuyên quấy khóc.

1. Nguyên nhân

Hiện tại nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm thể tạng vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên một số yếu tố có thể làm tăng khả năng mắc bệnh lý này, chẳng hạn như:

  • Giới tính: Trẻ sơ sinh có giới tính nữ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với trẻ có giới tính nam.
  • Môi trường sinh sống: Điều kiện sinh sống có ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh chàm thể tạng. Các chuyên gia cho biết, trẻ sinh sống trong môi trường có khí hậu lạnh và ô nhiễm có khả năng cao mắc những bệnh lý về da liễu.
  • Di truyền: Nếu cha mẹ của trẻ mắc các bệnh lý như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm hoặc một số bệnh da liễu khác, trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh có thể bùng phát và nghiêm trọng hơn nếu trẻ tiếp xúc với những tác nhân kích thích như phấn hoa, bụi, lông thú nuôi, dị ứng thực phẩm,…

Tham khảo thêm: Bệnh chàm khô ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị hiệu quả

2. Triệu chứng

Triệu chứng nhận biết chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh:

  • Hồng ban xuất hiện trên da mặt, tập trung ở má, cằm và trán.
  • Xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti và tập trung thành đám ở trên mặt, lưng, bụng.
  • Da sần sùi, bong vảy khi các mụn nước vỡ ra.
bệnh chàm thể tạng ở trẻ em
Dấu hiệu nhận biết của bệnh chàm thể tạng là các mảng hồng ban xuất hiện trên da mặt

3. Biến chứng

Chàm thể tạng không gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không tiến hành điều trị để kiểm soát bệnh, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng, gây ngứa ngáy dữ dội cho trẻ.

Trong trường hợp chăm sóc không đúng cách, vùng da tổn thương có thể bị nhiễm trùng.

Điều trị chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh

Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, vì vậy bạn cần thận trọng trong việc điều trị cho trẻ. Để có hướng điều trị đúng cách và an toàn, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa.

1. Dưỡng ẩm da

Tình trạng da khô do chàm thể tạng có thể kích thích các triệu chứng ngứa ngáy, bỏng rát trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, da khô còn có thể gây ra các vết nứt trên bề mặt khiến trẻ bị chảy máu. Chính vì vậy, việc đầu tiên bạn cần thực hiện là dưỡng ẩm và giữ da của trẻ ở trạng thái tối ưu nhất.

bệnh chàm thể tạng ở trẻ em
Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ để làm giảm triệu chứng trên da của trẻ

Với làn da nhạy cảm của trẻ, bạn nên sử dụng những sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ như Vaseline hoặc các tinh dầu tự nhiên. Để đảm bảo an toàn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào cho trẻ.

Thời điểm thoa kem dưỡng thích hợp nhất là ngay sau khi trẻ vừa tắm xong. Sử dụng khăn sạch lau khô và thoa kem dưỡng ẩm ngay sau đó.

2. Thuốc mỡ

Bên cạnh việc dưỡng ẩm cho da, bạn có thể sử dụng thuốc mỡ có chứa steroid để làm giảm viêm và ngứa ngáy. Tuy nhiên hoạt động của thuốc có thể gây kích ứng đối với một số trẻ, vì vậy cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn loại thuốc thích hợp.

Nên sử dụng thuốc có nồng độ thấp (khoảng 0.03%) và tuân thủ chỉ dẫn để giảm rủi ro khi sử dụng.

3. Thuốc ức chế histamine

Trong trường hợp trẻ bị chàm thể tạng do phản ứng dị ứng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng histamine.

Thuốc kháng histamine chỉ được sử dụng cho trẻ sơ sinh có sức khỏe ổn định và sinh đủ tháng. Với những trẻ gặp các vấn đề sức khỏe đặc biệt, bác sĩ sẽ cân nhắc trước khi chỉ định loại thuốc này.

Lưu ý: Không sử dụng thuốc steroid bôi ngoài có nồng độ cao, thuốc steroid đường uống, thuốc ức chế miễn dịch đường uống và đường bôi cho trẻ sơ sinh – trừ khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Xem ngay: Bệnh chàm dị ứng ở trẻ – Cách chữa mẹ nên  biết

Chăm sóc cho trẻ bị chàm thể tạng

Chế độ chăm sóc có tác động trực tiếp đến mức độ tiến triển và ảnh hưởng của bệnh chàm thể tạng. Do đó bạn cần chăm sóc đúng cách để giảm các triệu chứng ngứa rát, đỏ, sưng trên da của trẻ.

bệnh chàm thể tạng ở trẻ em
Lựa chọn những sản phẩm vệ sinh cho trẻ có tính dịu nhẹ và không chứa thành phần hóa học

Các biện pháp chăm sóc cho trẻ bị chàm thể tạng:

  • Tránh xa những tác nhân có khả năng gây kích ứng cao như bụi, phấn hoa, lông chó mèo, thực phẩm gây dị ứng,…
  • Trẻ có thể cào vào vùng da tổn thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó bạn nên cắt móng, đeo bao tay và vớ cho trẻ.
  • Lựa chọn quần áo có chất liệu mỏng, nhẹ, thấm hút và thoáng khí. Đồng thời nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi để tránh ma sát lên da.
  • Nên tắm bằng nước ấm để làm mềm và giảm ngứa. Tắm trong khoảng 10 – 15 phút, không nên tắm quá lâu. Dưỡng ẩm cho da ngay sau khi tắm.
  • Lựa chọn những sản phẩm vệ sinh cho trẻ có độ pH khoảng 5.5, dịu nhẹ, không chứa thành phần hóa học và hương liệu.
  • Giữ không gian sống sạch sẽ, thoáng mát, tránh bụi bẩn và ẩm thấp.
  • Cần chú ý đến nguồn sữa mẹ bởi yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Bạn nên hạn chế thực phẩm cay nóng, hải sản,… để tránh kích thích các triệu chứng của chàm thể tạng ở trẻ.
  • Nếu thời tiết quá khô, bạn nên dùng máy tạo độ ẩm và giữ ấm cho trẻ.

Nếu trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng (nóng sốt, sưng viêm, đỏ rát nghiêm trọng,…) bạn cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Người bị chàm bội nhiễm tuyệt đối kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc tiếp nhận biện pháp điều trị, bệnh nhân bị chàm bội nhiễm cần đặc biệt chú trọng để chế độ dinh dưỡng, tránh tuyệt đối những thực...
bệnh chàm khô ở trẻ em

Bệnh chàm khô ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Chàm khô ở trẻ em là căn bệnh gây ra tình trạng khô rát, ngứa ngáy ở da, dẫn tới...

Trị chàm bằng tỏi như thế nào? Cần lưu ý điều gì?

Phương pháp điều trị chàm bằng tỏi giúp giảm ngứa, kiểm soát viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng và dự phòng...

Bị bệnh chàm có tự khỏi không

Bệnh chàm có tự khỏi không? Thông tin cần biết

Trước tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh chàm ngày càng tăng, mối quan tâm "Bệnh chàm có tự khỏi không?"...

Những thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị chàm

Bị bệnh chàm không nên ăn gì, nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Bị bệnh chàm không nên và nên ăn gì cần được bệnh nhân quan tâm một cách nghiêm túc. Vì...

bệnh chàm sinh dục

Bệnh chàm sinh dục: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bệnh chàm sinh dục khiến da ở vùng kín bị viêm nhiễm, khô rát,  gây ngứa ngáy, khó chịu. Đây...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *