Cách chữa chàm bội nhiễm ở bà bầu an toàn cho cả mẹ và bé

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chàm bội nhiễm trong giai đoạn mang thai là một tình trạng khá phổ biến. Bệnh không những ảnh hưởng đến làn da của người phụ nữ, mà còn để lại sự hoang mang về cách điều trị an toàn cho mẹ và thai nhi. 

I- Bạn biết gì về bệnh chàm bội nhiễm ở thai phụ?

Chàm bội nhiễm là từ chuyên khoa dùng để chỉ dạng nặng của bệnh chàm (Eczema). Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính và ngay cả ở phụ nữ đang mang thai.

chàm bội nhiễm ở phụ nữ mang thai
Làm cách nào để điều trị chàm bội nhiễm ở thai phụ một cách an toàn?

1- Nguyên nhân

Hiện vẫn chưa có công trình nào chứng minh được nguyên nhân chính xác khiến cho phụ nữ đang mang thai mắc phải bệnh chàm bội nhiễm. Song, quá trình nghiên cứu cũng đã chỉ ra được những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành và phát triển của bệnh, cụ thể như sau:

  • Sự suy giảm hệ miễn dịch: Dù bình thường cơ thể người mẹ không gặp vấn đề về hệ miễn dịch nhưng giai đoạn mang thai sẽ thay đổi tất cả. Nếu không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và theo dõi sức khỏe đúng mức thì hàng rào bảo vệ cơ thể nói chung và làn da nói riêng sẽ bị suy yếu một cách đáng kể, dẫn đến sự xâm nhập của các tác nhân gây hại.
  • Mất cân bằng độ ẩm trên da: Một trong những nguyên nhân khiến bệnh chàm da trở nên nặng nề hơn và chuyển sang giai đoạn bội nhiễm, đó là độ ẩm. Hầu hết các mẹ khi mang thai sẽ quên chăm sóc da dẫn đến việc làn da mất đi độ ẩm cần thiết. Da lúc này sẽ trở nên khô ráp, bong tróc thành từng mảng màu trắng và nứt nẻ.
  • Sự thay đổi hoocmon: Đây là một điều tất yếu trong quá trình mang thai, lượng lớn hoocmon thay đổi một cách đột ngột không chỉ khiến cơ thể người mẹ có nhiều biến đổi về hình dáng mà da dẻ cũng trở nên rất nhạy cảm.
  • Giữ vệ sinh da kém: Nhiều người quan niệm nên hạn chế tắm giặt khi mang thai, thật ra đó là một điều sai lầm. Phụ nữ mang thai cần giữ cho da của mình luôn trong trạng thái sạch sẽ, nếu không sẽ rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm hoặc tự phát về da. Bên cạnh đó, việc dùng móng tay để gãi lên các vùng bị chàm cũng khiến cho bệnh chuyển qua giai đoạn bội nhiễm.

Ngoài ra còn có một số yếu tố tăng nguy cơ bị chàm bội nhiễm ở bà bầu như bệnh viêm da dị ứng, hen suyễn, di truyền, tiếp xúc nhiều với hóa mỹ phẩm, môi trường ô nhiễm v.v…

XEM THÊM: Bị chàm khi mang thai– Cách chữa trị và chăm sóc hợp lý

2- Triệu chứng

Chàm bội nhiễm nhìn chung có những triệu chứng khá tương đồng với bệnh chàm thông thường, nhưng xét về mức độ và sự lây lan thì cao hơn nhiều. Có thể kể đến một số biểu hiện thường gặp ở chàm bội nhiễm khi mang thai như sau:

  • Trên da xuất hiện nhiều mảng đỏ, di chuyển ngày càng rộng và kết lại với nhau.
  • Theo thời gian, các mụn nước bắt đầu hình thành, luôn rỉ dịch. Khi chúng vỡ ra thì sẽ từ từ khô lại và đóng thành lớp sừng khiến cho vùng da đó trở nên dày hơn.
  • Bề mặt da khô, sờ vào thấy nhám và bong tróc như vẩy. Tại một số khu vực da khô nhất sẽ bị nứt nẻ và chảy máu thường xuyên.
  • Cảm giác ngứa ngáy thậm chí là đau rát tăng lên vào buổi tối, khi nhiệt độ và độ ẩm không khí xuống thấp.
  • Vùng da bị chàm bội nhiễm thường là vùng da rộng như tay, chân, lưng và thậm chí là bụng, mặt.
  • Chàm bội nhiễm có xu hướng lây lan và lan rất nhanh, nhiều trường hợp mẹ bầu bị chàm bội nhiễm lan khắp vùng bụng đang mang thai.
  • Mắc bệnh trong giai đoạn mang bầu sẽ khiến cho tâm trạng của người phụ nữ khá tệ, dễ cáu gắt, khó ngủ do ngứa ngáy và đau rát.
triệu chứng chàm bội nhiễm ở thai phụ
Bệnh chàm bội nhiễm là dạng phát triển nặng của chàm Eczema.

Chàm bội nhiễm không hoặc rất khó có thể lây từ mẹ sang thai nhi, mà nếu có thì hơn 90% trường hợp bé mắc bệnh đều sẽ khỏi sau thời gian ngắn điều trị.

II- Điều trị chàm bội nhiễm an toàn cho mẹ và bé

Những cách điều trị an toàn bệnh chàm bội nhiễm cho mẹ bầu và em bé có thể kể đến như sau:

1- Điều trị bằng thuốc

Tin vui cho các mẹ bầu là căn bệnh này hoàn toàn có thể điều trị được dứt điểm nếu như tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ da liễu. Nếu đã bị chàm bội nhiễm trước khi mang thai, bạn cần ngưng sử dụng tất cả các loại thuốc đang sử dụng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Thay vào đó, hãy dùng thuốc bôi dịu nhẹ, không chất hóa học.

  • Thuốc bôi

Hãy ưu tiên chọn các loại kem bôi trị chàm được sản xuất dành cho da nhạy cảm, đọc kỹ hướng dẫn có ghi rõ ràng “an toàn cho phụ nữ mang thai”. Hoặc bạn có thể chọn các sản phẩm có thành phần tự nhiên, lành tính, ít mùi thơm. Thuốc mỡ Steroid cũng có công dụng trị chàm bội nhiễm rất tốt, thuốc gần như phù hợp với mọi loại da.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các mẹ nên hỏi kĩ ý kiến của bác sĩ trước khi bôi lên da bất cứ loại thuốc nào. Và cũng cần ghi nhớ là làn da của thai phụ rất nhạy cảm, hãy thử một chút trên mu bàn tay trước khi dùng trên diện rộng để kiểm tra mức độ dị ứng với sản phẩm.

  •  Thuốc uống

Một số loại thuốc uống có thể được dùng song song với thuốc bôi để tăng hiệu quả điều trị chàm bội nhiễm. Riêng đối với phụ nữ đang mang thai thì cần phải thận trọng khi uống thuốc, vì rất có thể thành phần của nó sẽ có thể truyền qua nhau thai.

Các thuốc điều trị chàm bội nhiễm phổ biến có thể liệt kê như: thuốc chống Histamine (một chất gây ngứa có sẵn trong cơ thể), thuốc kháng viêm, các thuốc chống oxy hóa có chứa Vitamin A, B, C, D, E, acid béo có trong dầu cá và các Probiotic (một loại lợi khuẩn) hỗ trợ. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc khi chưa có bất cứ sự tham vấn y khoa nào.

THAM KHẢO NGAY: Thuốc bôi ngoài da Philderma: Tác dụng và điều cần lưu ý

2- Các biện pháp hỗ trợ điều trị chàm bội nhiễm ở bà bầu

Song song với việc điều trị tại chỗ bằng thuốc bôi và thuốc uống, thai phụ còn có thể dễ dàng khắc phục căn bệnh chàm bội nhiễm đáng ghét bằng cách theo dõi và lựa chọn thực hiện các biện pháp hỗ trợ sau đây:

  • Giữ vệ sinh làn da

Khi mang thai, thân nhiệt của người phụ nữ sẽ tăng cao hơn so với mức bình thường, trọng lượng cũng tăng, dẫn đến tình trạng cơ thể nóng nực. Bạn hoàn toàn có thể tắm khi bạn muốn, chỉ cần thời gian tắm ở mỗi lần không quá 10 phút và nên tắm với nước hơi ấm một chút để cơ thể không bị cảm lạnh và giảm ngứa.

điều trị bà bầu bị bệnh chàm bội nhiễm
Vệ sinh da sạch hàng ngày là một cách để đẩy lùi chàm bội nhiễm.

Hạn chế dùng mỹ phẩm, các loại sữa tắm có mùi thơm nồng để ngăn da khỏi bị tiếp xúc với các chất hóa học. Đồng thời, mẹ bầu nên chọn mặc những dạng quần áo làm bằng sợi tự nhiên hoặc cotton, rộng rãi để tránh cọ xát với vùng da đang bị chàm và giữ cho làn da luôn được thoáng mát.

  • Dưỡng ẩm da

Chàm bội nhiễm sẽ khiến cho da bạn bị bong tróc, đóng mảng, nứt nẻ và chảy máu. Để có thể khắc phục tình trạng này một cách an toàn nhất, hãy liên hệ với bác sĩ để chọn được loại kem dưỡng da phù hợp. Kem dưỡng da có công dụng làm ẩm da, loại bỏ tế bào chết đã bong tróc và giảm nứt nẻ trên da rất hiệu quả.

Bạn chỉ nên thoa kem thật nhẹ nhàng lên vùng da đang gặp vấn đề, tuyệt đối không nhân cơ hội đó mà chà xát lên da. Tất cả những tác động gãi ngứa, chà xát lên da đang bị chàm bội nhiễm sẽ chỉ càng khiến tình trạng tệ hơn. Và đừng quên uống đủ nước mỗi ngày để tăng cường độ ẩm da từ bên trong.

  • Giữ tâm trạng ổn định

Stress không chỉ là một nhân tố gây bệnh mà còn khiến cho bệnh tiến triển phức tạp hơn. Đặc biệt là đối với phụ nữ đang mang thai, căng thẳng và mất ngủ có thể dẫn đến chứng trầm cảm rất nguy hiểm.

Mỗi khi cảm thấy tâm trạng không tốt, mẹ bầu có thể thực hiện các hoạt động giải trí như đọc sách, nghe nhạc, xem tivi hoặc nói chuyện với thai nhi để cảm thấy thư giãn hơn.

Trên đây là những thông tin mang tính tham khảo về bệnh chàm bội nhiễm khi mang thai và cách điều trị. Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả chữa bệnh, bạn hãy đến tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Sản hoặc khoa Da liễu tại các bệnh viện uy tín. 

Có thể bạn quan tâm

Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay: Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay là tình trạng viêm da gây nên các triệu chứng khô rát, nứt...

Bật mí cách trị chàm sữa bằng lá trà xanh cực hiệu nghiệm

Chàm sữa là bệnh lý da liễu phổ biến ở đối tượng trẻ em và trẻ sơ sinh từ 2...

Mẹo chữa chàm sữa bằng dầu dừa giúp giảm ngứa hiệu quả

Ngứa, đỏ da, da bong tróc vảy, khô da là những đặc trưng có thể tìm thấy ở bất kỳ...

chàm sinh dục nam

Đau khổ vì bệnh chàm sinh dục nam!

Chàm sinh dục nam là một căn bệnh liên quan đến vùng da sinh dục không truyền nhiễm. Chàm sinh...

Chàm nang lông: bệnh không nguy hiểm có thể khắc phục

Chàm nang lông có tên khoa học là Follicular Eczema, xảy ra khi nang lông bị tổn thương dẫn đến...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *