Bệnh chàm sữa ở trẻ: nguyên nhân, dấu hiệu & cách trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chàm sữa hay gọi cách khác là viêm da cơ địa ở trẻ em. Đây là bệnh da liễu thường gặp ở trẻ ở độ tuổi từ 2 tháng – 5 tuổi. Các phụ huynh cần phát hiện sớm để có các phương pháp điều trị cho trẻ, tránh gặp phải các tổn thương không đáng trên da của trẻ.

bệnh chàm sữa ở trẻ
Bệnh chàm sữa ở trẻ em cần được phát hiện, áp dụng phương pháp điều trị đúng cách

Dấu hiệu chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Bệnh chàm sữa thường bắt gặp ở trẻ em trong độ tuổi từ 2 – 5 tuổi là nhiều. Bệnh chàm sữa không phải là bệnh truyền nhiễm, nhưng có thể tái phát sau khi điều trị khỏi. Phụ huynh cần phát hiện sớm để có phương pháp điều trị thích hợp với làn da nhạy cảm của trẻ.

Trẻ mắc phải bệnh chàm sữa thường có các triệu chứng như:

  • Ngứa ngáy
  • Sưng đỏ
  • Nổi mụn nước màu hồng ban
  • Phát ban da
  • Da bị bong tróc

Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ, vị trí vùng da bị tổn thương bởi bệnh chàm sẽ khác nhau hoàn toàn, có thể tái phát tại vị trí cũ hoặc chuyển sang tổn thương ở vị trí khác trên vùng da của trẻ.

Giai đoạn 6 tháng đầu

Trẻ sơ sinh trong giai đoạn 6 tháng đầu, da của trẻ rất nhạy cảm, dễ mắc phải bệnh lý về da, điển hình là bệnh chàm sữa. Chàm sữa thường xuất hiện ở vùng mặt, má, cằm, da đầu và trán. Ngoài ra, chàm sữa có thể xuất hiện ở vị trí khác trên cơ thể trẻ, thông thường là ở khu vực mông, hông, khu vực này thường bị ẩm do trẻ mặc tã thường xuyên.

Giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi

Giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi, triệu chứng của bệnh chàm sữa hay gặp là các mụn nước trên da hoặc các lớp vỏ cứng màu xuất hiện ở khuỷu tay hoặc đầu gối.

Giai đoạn 2 – 5 tuổi

Giai đoạn trẻ biết đi, biết nói, trẻ sẽ nói khi trẻ đau, phụ huynh dễ dàng nắm bắt được cảm xúc của trẻ khi mắc phải bệnh chàm sữa. Độ tuổi này, những đốm đỏ hoặc mụn nước có thể xuất hiện ở các nếp gấp của khuỷu tay, của đầu gối, cổ tay, bàn tay, mắc cá chân.

Giai đoạn trên 5 tuổi

Giai đoạn này, các vi khuẩn, nấm phát triển gây ra bệnh chàm ở vùng nếp gấp khuỷu tay, đầu gối hoặc trên tay. Đôi khi, chúng ta thường bắt gặp chúng ở sau tai, bàn chân hoặc da đầu trẻ.

bệnh chàm sữa ở trẻ
Trẻ ngứa ngáy, phát ban đỏ, mệt mỏi, hay quấy khóc khi bệnh chàm sữa

Xem thêm: 11 kem bôi trị chàm sữa cho trẻ tốt nhất hiện nay

Vì sao trẻ bị chàm sữa?

Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào chưa ra chính xác nguyên nhân của bệnh chàm sữa ở trẻ em. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số nguyên nhân căn bản dẫn đến bệnh chàm ở trẻ em:

  • Thành viên trong gia đình có tiền sử bị viêm da dị ứng, hen suyễn.
  • Môi trường sống xung quanh nhiễm khuẩn.
  • Làn da của trẻ có vấn đề về lớp bảo vệ khỏi các vi khuẩn xâm nhập.
  • Những vật dụng trẻ sử dụng có sự ẩn nấp của vi khuẩn gây bệnh chàm.
  • Trẻ dị ứng hoặc mẫn cảm với các loại thực phẩm.

Một trong những tác nhân gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ em là do bệnh lý về da liễu, da khô, nhiễm trùng, trẻ thường xuyên đổ mồ hôi hoặc các chất gây ra dị ứng như phấn rôm, nước hoa, thú nhồi bông, bụi bặm, lông của thú nuôi. Đôi khi, trẻ mắc phải bệnh chàm sữa do thời tiết nóng bức, trẻ đồ nhiều mồ hôi gây kích ứng da.

Cách chữa chàm sữa cho trẻ

Bệnh chàm sữa ở trẻ em được xem là căn bệnh khó chữa khỏi, có thể tái phát sau khi được chữa khỏi. Phụ huynh cần phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời cho trẻ, nhanh chóng khắc phục tình trạng này để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh chàm sữa, phụ huynh có thể sử dụng phương pháp Tây y, Đông y hoặc kết hợp cả hai để điều trị cho trẻ. Phụ huynh sử dụng các kem bôi, kem dưỡng da cho trẻ, thuốc được kê theo toa hoặc không theo toa, thuốc ức chế miễn dịch, ngoài ra có thể áp dụng các bài thuốc dân gian sử dụng các thảo dược có sẵn trong tự nhiên.

Phương pháp Tây y

Các nhà sản xuất đã cho ra đời rất nhiều kem trị chàm sữa cho trẻ em được phân phối rộng rãi trên thị trường hiện nay với các thương hiệu khác nhau. Phụ huynh nên lựa chọn những loại kem dưỡng có chứa các thành phần như Glycerin, Hyaluronic acid, Ceramides, Fatty acids, Silicone derivatives giúp cải thiện được vùng da bị tổn thương.

Trước khi tiến hành bôi kem, ba mẹ cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương bằng nước ấm rồi lau lại sạch bằng khăn thấm nước rồi mới thực hiện thoa kem cho trẻ. Dùng một lượng kem vừa đủ thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị chàm sữa (bạn có thể tự điều chỉnh tùy vào kích thước củ vùng bị nhiễm khuẩn), bên cạnh đó có thể kết hợp massage nhẹ giúp trẻ thư giãn.

Gợi ý thêm: Hướng dẫn cách trị chàm sữa bằng lá trà xanh

Phương pháp Đông y

Trong dân gian, người đời truyền tai nhau rất nhiều cách trị chàm sữa cho trẻ vừa dễ kiếm lại dễ thực hiện. Bên cạnh đó, phương pháp này mang lại mức độ an toàn rất cao, phụ huynh có thể áp dụng ngay cho bé hoặc kết hợp với phương pháp Tây y hỗ trợ tái tạo làn da bị tổn thương.

Dân gian đã sử dụng: lá trà xanh, lá diếp cá, lá trầu không, lá ổi,… để tắm cho trẻ hằng ngày, giúp giảm bớt các cơn ngứa ngáy, giảm đau khi bị sưng đỏ, nổi mụn nước, thay đổi màu da.

Có thể bạn quan tâm: Mách bạn bí kíp trị chàm sữa bằng lá trầu không đúng cách

bệnh chàm sữa ở trẻ
Thoa kem dưỡng ẩm lên vùng vị nhiễm khuẩn hằng ngày để điều trị chàm sữa khi trẻ mắc phải

Những lưu ý trong việc chăm sóc trẻ bị chàm sữa

Trong quá trình điều trị trẻ bị chàm sữa bằng các phương pháp khác nhau, phụ huynh cũng cần phải lưu ý trong việc chăm sóc sức khỏe cửa trẻ. Dưới đây là vài điều cần lưu ý mà chúng tôi muốn chia sẻ cho các phụ huynh được biết:

  • Hạn chế hoặc tốt nhất không cho trẻ ăn các thực phẩm gây ngứa như: đậu phộng, đồ lên men, đồ biển,…
  • Vào những ngày hè oi bức, cần mặc cho trẻ những bộ quần áo thoải mái, tránh mặc áo quá chật hoặc quá nóng khiến trẻ toát mồ hồi, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm lây lan.
  • Hạn chế mặc tã lót cho trẻ, chỉ mặc vào những thường hợp cần thiết.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ đặc biệt là những vùng da bị tổn thương.

Mỗi trẻ bị bệnh chàm sữa, phụ huynh sẽ tự đưa ra các cách chăm sóc khác nhau. Không một phụ huynh nào nhìn thấy con trẻ của mình đang cảm thấy khó chịu, mệt mỏi bởi bệnh chàm gây ra. Hãy phát hiện bệnh sớm nhất có thể, tìm các phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh tình của trẻ, tốt nhất bạn nên tìm sự trợ giúp của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chuẩn đoán, hay phương pháp điều trị y khoa.

Khoai tây chữa bệnh chàm có được không?

Khoai tây chữa bệnh chàm mang lại những dưỡng chất có lợi cho cơ thể và làn da, khoai tây...

Bệnh chàm đồng tiền là một loại bệnh chàm mãn tính

Tìm hiểu về bệnh chàm đồng tiền (chàm đồng xu)

Bệnh chàm đồng tiền hay chàm đồng xu là một loại bệnh chàm mãn tính gây ngứa ngáy, khó chịu...

Dầu dừa mang nhiều lợi ích cho người bị chàm

Hướng dẫn cách dùng dầu dừa chữa bệnh chàm từ A – Z

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp tây y theo sự chỉ định của bác sĩ để điều trị...

bệnh chàm mãn tính chữa trị

Như thế nào là bệnh chàm mãn tính?

Bệnh chàm mãn tính là bệnh ngoài da phổ biến trên toàn thế giới. Bệnh có thể được phát triển...

Nổi mẩn ngứa có mủ là bệnh gì và cách điều trị?

Nổi mẩn ngứa có mủ là biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng cần được chăm sóc và điều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *