Bệnh chàm bìu có lây không bác sĩ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Câu hỏi “bệnh chàm bìu có lây không?” luôn là nỗi lo của nhiều nam giới. Với các triệu chứng như ngứa rát, da bong tróc sần sùi hoặc nổi mụn nước li ti, chảy dịch vàng, chàm bìu gây nên bao sự hoang mang và bất tiện cho người bệnh. Hơn nữa, chàm bìu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống, cần phải tiến hành điều trị mới có thể thuyên giảm.

Bệnh chàm bìu có lây không bác sĩ?
Chàm bìu là bệnh về chứng viêm da dị ứng phổ biến ở nam giới

Chàm bìu là tên gọi cho một loại bệnh về da ở bộ phận sinh dục nam giới. Vết chàm sẽ làm biến đổi màu da ở khu vực mà nó xuất hiện. Đồng thời chàm có thể làm da bìu dày lên, sần sùi và bong vảy. Trong trường hợp nặng, chàm bìu có thể dẫn đến tình trạng viêm loét, chảy mủ dịch, xuất hiện các mụn nước hoặc tróc da đến chảy máu, đau đớn.

Vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm bìu ở nam giới là do đâu. Tuy nhiên nhiều ý kiến khoa học đã thống nhất những tác nhân có thể kích hoạt chàm bìu là:

  • Di truyền
  • Thực phẩm
  • Độ tuổi
  • Khói bụi hoặc phấn hoa
  • Tâm lý căng thẳng
  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột (quá nóng hoặc quá lạnh)
  • Tiếp xúc với các chất gây kích ứng: thuốc nhuộm quần áo, dầu diesel, dầu mỡ, chất cao su (bao cao su), hóa chất tẩy rửa tắm giặt,…
  • Thiếu chất dinh dưỡng (hụt kẽm và riboflavin)
  • Phản ứng thuốc (tác dụng phụ của thuốc)

Xem ngay: Chàm bìu mãn tính: nguyên nhân do đâu? Cách điều trị

bệnh chàm bìu có lây không
Dị ứng chất tẩy rửa, giữ vệ sinh kém là những tác nhân có thể ảnh hưởng đến chàm bìu

Bệnh chàm bìu có lây không?

Mặc dù là một bệnh ngoài da tuy nhiên chàm bìu không phải là bệnh truyền nhiễm. Bệnh chàm sẽ không có khả năng lây nhiễm. Nhưng những người có người thân từng bị chàm bìu thì tỷ lệ mắc căn bệnh này sẽ cao hơn những người bình thường.

Phòng ngừa và kiểm soát bệnh chàm bìu

Ngăn ngừa bệnh chàm bìu cũng như điều trị bệnh chủ yếu nằm ở việc loại trừ hoặc hạn chế nguồn kích thích gây bùng phát bệnh.

Điều trị chàm bìu

Điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả loại trừ hoàn toàn khả năng tái phát bệnh. Tuy nhiên thuốc là phương án nhanh nhất, hữu hiệu nhất để giảm bớt đi các triệu chứng chàm bìu.

Các bác sĩ có thể kê toa có kem steroid, thuốc kháng histamine và kem dưỡng ẩm để ức chế cảm giác ngứa ngáy, ngăn chặn sự lan rộng của vết chàm trên da. Trong trường hợp chàm bìu ở mức độ trung bình nặng, bệnh nhân có thể được khuyến nghị sử dụng liệu pháp quang học (tia cực tím UV) để hỗ trợ điều trị chàm.

Tham khảo thêm: Bệnh chàm bìu có lây không? Cách phòng ngừa và kiểm soát

Chế độ ăn uống

Một số thực phẩm có thể kích hoạt sự giải phóng các tế bào gây viêm, làm tình trạng chàm ở bệnh nhân trở nên tồi tệ hơn. Đối với những người mắc bệnh chàm bìu, việc chú ý đến khẩu phần ăn hằng ngày là việc hết sức cần thiết.

  • Bổ sung nhóm thực phẩm chống viêm: thực phẩm chứa men vi sinh (sữa chua, súp miso, dưa cải bắp,…); thực phẩm chứa nhiều flavonoid chống viêm (táo, bơ, bông cải xanh, anh đào, cải xoăn,…)
  • Cắt giảm nhóm thực phẩm chứa nhiều niken: đậu, trà đen, thịt hộp, socola, các loại hạt, hải sản có vỏ.

Mặc dù chế độ ăn uống không phải lúc nào cũng gây ra bệnh chàm bìu. Thế nhưng người bị chàm bìu nếu có một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp các triệu chứng bệnh giảm đi một cách nhanh chóng hơn.

bệnh chàm bìu có lây không
Việt quất, dâu tây, táo, bơ,… là những loại trái cây giàu flavonoid chống viêm mà người bệnh nên bổ sung hằng ngày

Xem thêm: Thuốc trị chàm bìu tốt nhất? Chăm sóc và phòng ngừa

Chế độ sinh hoạt

Các loại quần áo bó sát hoặc việc tiếp xúc với hóa chất, khói bụi có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng chàm bìu quay trở lại. Vì vậy thay đổi thói quen sinh hoạt là một cách bảo đảm tỷ lệ chàm bìu phát sinh giảm xuống mức thấp nhất có thể.

Những việc bệnh nhân có thể làm:

  • Chú ý đến chất liệu quần áo, nhất là quần lót.
  • Tránh mặc đồ bó sát, thô cứng, đồ chưa qua xử lý loại bỏ màu nhuộm dư.
  • Tránh các loại thuốc không kê đơn gây kích ứng da bằng cách hỏi bác sĩ về các loại thuốc có nhu cầu sử dụng.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, vật liệu gây ra phản ứng dị ứng.
  • Giữ vệ sinh cá nhân, giữ vùng kín luôn khô ráo sạch sẽ.
  • Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh.
  • Tránh làm trầy xước tinh hoàn, dùng tay cào gãi da vì dễ hình thành nhiễm trùng.
  • Thay đổi các loại sản phẩm đang dùng sang nhóm sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên (sữa tắm, dầu gội, bột giặt,…)
  • Chơi thể thao hoặc thư giãn để giảm căng thẳng, stress.
  • Gặp bác sĩ khi có bất kỳ dấu hiệu bị kích thích làm chàm bìu quay trở lại.

Chàm bìu dù không lây nhiễm nhưng lại là bệnh ngoài da khó điều trị. Việc chữa trị chàm bìu có thể sẽ khiến bệnh nhân mất rất nhiều thời gian và công sức. Vì vậy bệnh nhân không nên mặc cảm, tự ti mà cần liên hệ với bác sĩ da liễu ngay khi có những dấu hiệu bất thường tại vùng da bộ phận sinh dục. Phát hiện sớm có thể rút ngắn thời gian điều trị và tăng thêm hiệu quả điều trị thành công. Đừng quên chàm bìu hoàn toàn có thể tái phát khi bệnh nhân không có kế hoạch chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

ThuocDanToc.vn chỉ mang đến các thông tin có tính chất tham khảo, không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mẹo chữa chàm sữa bằng dầu dừa giúp giảm ngứa hiệu quả

Ngứa, đỏ da, da bong tróc vảy, khô da là những đặc trưng có thể tìm thấy ở bất kỳ...

Cách dùng lá muồng trâu trị chàm, lác theo kinh nghiệm dân gian

Chàm, lác là bệnh da liễu phổ biến, có xu hướng mạn tính, thường xuyên tái đi phát lại. Để...

Bệnh chàm đồng tiền là một loại bệnh chàm mãn tính

Tìm hiểu về bệnh chàm đồng tiền (chàm đồng xu)

Bệnh chàm đồng tiền hay chàm đồng xu là một loại bệnh chàm mãn tính gây ngứa ngáy, khó chịu...

Bạn đã biết mẹo chữa chàm môi bằng dầu dừa đúng cách chưa?

Nhờ vào đặc tính chống viêm, dưỡng ẩm, lành tính mà dầu dừa được ứng dụng rộng rãi trong chăm...

Để biết được bệnh chàm có di truyền không, đầu tiên phải xác định được căn nguyên gây bệnh

Bệnh chàm có di truyền không? Thông tin cần biết

Bệnh chàm có di truyền không là câu hỏi khiến không ít người băn khoăn. Vậy thì câu trả lời...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *