Bạn đã biết mẹo chữa chàm môi bằng dầu dừa đúng cách chưa?
Nhờ vào đặc tính chống viêm, dưỡng ẩm, lành tính mà dầu dừa được ứng dụng rộng rãi trong chăm sóc và điều trị bệnh da liễu. Có thể được dùng như son dưỡng tự nhiên an toàn cho người bị chàm môi. Cách chữa chàm môi bằng dầu dừa khá đơn giản, dễ thực hiện nên được đánh giá cao.
Công dụng của dầu dừa trong điều trị bệnh chàm môi
Chàm môi là bệnh lý da liễu đặc trưng bởi tình trạng môi khô, đỏ, bong tróc vảy. Hiện tại giới chuyên môn vẫn chưa xác định chính xác được nguyên nhân gây bệnh, chỉ biết chàm môi có liên quan mật thiết đến yếu di truyền và dị ứng.
Chàm môi thường xuyên tái đi phát lại khi gặp yếu tố nguy cơ (hóa chất trong son môi, phấn hoa, lông động vật, thời tiết, căng thẳng…). Việc dùng thuốc tây hay các biện pháp điều trị tự nhiên không có khả năng không điều trị triệt để, tuy nhiên đây là một trong số ít những biện pháp có thể cải thiện triệu chứng & ổn định bệnh trong thời gian dài.
Hiện nay, dầu dừa được ứng dụng rộng rãi trong việc điều trị bệnh chàm toàn thân và dùng cho môi. Đây cũng là một trong những nguyên liệu được Hiệp hội Quốc gia Eczema công nhận về lợi ích mang lại bởi những tác dụng sau:
Dưỡng ẩm
Khô môi là tính trạng hầu hết người bị chàm môi đều mắc phải, thêm vào đó da môi thường mỏng và hay tiếp xúc với yếu tố bên ngoài (thức ăn, không khí, nước bọt…) hơn so với những bộ phận khác nên đặc biệt nhạy cảm, dễ bị mất ẩm và tổn thương nếu không được cấp nước, dưỡng ẩm đầy đủ.
Các chuyên gia cho biết, dầu dừa có thể làm tăng khả năng giữ nước của tế bào và giữ ẩm cho môi, ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ đau đớn khi môi bị khô, bong tróc, nứt nẻ trong thời gian chàm môi bùng phát.
Tham khảo thêm: Dầu dừa có gây dị ứng không? Nên làm gì nếu bị
Làm mềm da
Không chỉ có tác dụng dưỡng ẩm, dầu dừa còn được xem là chất làm mềm da tư nhiên, có khả năng khóa ẩm, tăng độ kết dính của tế bào, nhờ vậy mà hạn chế tình trạng bong vảy. Ngoài ra, chất này cũng có tác dụng làm mềm tế bào sừng, tẩy nhẹ lớp tế bào chết bị bong tróc trên môi, giúp da môi mềm và đàn hồi tốt hơn.
Khử trùng và kháng khuẩn
Dầu dừa chứa hàm lượng lớn axit béo có lợi axit lauric (được tìm thấy nhiều trong sữa mẹ). Tác dụng nổi bật của chất này là ức chế các loại vi nấm, vi khuẩn, bảo vệ đôi môi khô nứt nẻ không bị nhiễm trùng. Ngoài ra, axit lauric có trong nguyên liệu trên cũng làm tăng khả năng hấp thu các chất dưỡng ẩm cho da.
Chống viêm
Dầu dừa có chứa một số hoạt chất có khả năng chống viêm, cải thiện tình trạng sưng viêm, giảm đau đớn khi bị chàm môi.
Giúp môi rạng rỡ
Dầu dừa được ứng dụng nhiều trong làm đẹp nhờ vào tác dụng chống oxy hóa. Bạn có thể bôi dầu dừa lên môi để môi trở nên mịn màng và rạng rỡ hơn.
Cách chữa chàm môi bằng dầu dừa
Dầu dừa đặc biệt an toàn, dễ tìm. Cách dùng dầu dừa trị chàm môi cũng tương đối đơn giản. Bạn chỉ cần thoa nhẹ nhàng dầu dừa nguyên chất lên môi và vùng da quanh môi bị tổn thương do chàm, có thể dùng thay thế son dưỡng, sử dụng ban ngày hoặc ban đêm đều được.
Tuy nhiên, để tăng độ hiệu quả khi sử dụng ban đêm, bạn nên phối hợp dầu dừa với mật ong để tạo hỗn hợp kem dày, bôi hỗn hợp trên lên môi, để qua đêm và rửa sạch vào buổi sáng ngày hôm sau.
Ngoài ra, bạn có thể tự chế tạo son dưỡng môi kết cấu dạng đặc bằng cách phối hợp dầu dừa với sáp ong, mật ong, dầu oliu, hoặc bơ hạt mỡ theo tỉ lệ 1:1 cho vào một hộp nhỏ và bảo quản trong tủ lạnh để dùng được lâu hơn. Những chất này sẽ góp phần bổ sung thêm khả năng dưỡng ẩm và bảo vệ môi.
Xem thêm: 10 cách trị bệnh chàm tại nhà hiệu quả theo mẹo dân gian
Một số lưu ý khi chữa chàm môi bằng dầu dừa
Trong quá trình điều trị bệnh chàm môi bằng dầu dừa, bạn cần lưu ý một số điều sau để có thể thu được hiệu quả cao nhất:
- Dầu dừa có hai loại: dầu dừa tinh luyện và dầu dừa nguyên chất (không chứa lẫn hóa chất). Khi điều trị bệnh chàm môi, bạn nên sử dụng dầu dừa nguyên chất hoặc dầu dừa hữu cơ (sản phẩm có độ tinh khiết cao) bởi những sản phẩm này giữ lại được những đặc tính tự nhiên có lợi của dầu dừa đối với da.
- Mặc dù khá hiếm gặp nhưng vẫn có một số trường hợp bị dị ứng với dầu dừa. Nếu mắc phải trường hợp trên, bạn không nên áp dụng mà thay vào đó nên tìm giải pháp khác phù hợp hơn.
- Thực hiện thường xuyên để cải thiện tình trạng môi khô, nứt nẻ.
- Dầu dừa có tính kháng viêm, kháng khuẩn, dưỡng ẩm cho da, tuy vậy cách làm trên không nên dùng thay thế thuốc điều trị và nên được phối hợp cùng với các phương pháp khác.
Trên đây là một số thông tin về tác dụng của dầu dừa và cách chữa chàm môi bằng dầu dừa an toàn cho da. Thực hiện thường xuyên và đều đặn để cải thiện triệu chứng, ngăn bệnh bùng phát và tăng sức sống cho làn môi. Tuy nhiên, cách làm trên không nên được dùng thay thế thuốc chữa bệnh, nhất là trong trường hợp bị chàm môi nghiêm trọng. Thay vào đó, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
- Dùng dầu dừa trị chàm khô và những điều nên biết
- Gợi ý 6 cách trị chàm môi theo dân gian và điều cần lưu ý
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!