Người bị chàm môi kiêng ăn gì, nên ăn gì để bệnh mau lành?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể kiểm soát và ngăn ngừa bệnh chàm môi tái phát. Chế độ ăn thích hợp cho bệnh nhân chàm môi bao gồm việc bổ sung thực phẩm lành mạnh và kiêng cử những loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao.

Người bị chàm môi kiêng ăn gì?

Bệnh chàm nói chung và chàm môi nói riêng đều có mối quan hệ mật thiết với chế độ dinh dưỡng. Một số thực phẩm không thích hợp có thể kích thích hoặc làm nghiêm trọng hóa các triệu chứng của bệnh lý này. Do đó bạn cần loại bỏ hoàn toàn những nhóm thực phẩm không phù hợp trong quá trình điều trị bệnh.

bị chàm môi kiêng ăn gì
Người bị chàm môi kiêng ăn gì, nên ăn gì để bệnh mau lành?

1. Thực phẩm dị ứng

Chàm là một trong những phản ứng của da khi dị ứng thực phẩm. Với những người đã phát sinh triệu chứng trước đó, việc bổ sung thực phẩm gây dị ứng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở môi.

Vì vậy, bạn tuyệt đối không sử dụng những thực phẩm đã từng bị dị ứng và thận trọng khi ăn những thực phẩm có chứa các thành phần khó dung nạp. Các thực phẩm có khả năng dị ứng cao như đậu phộng, đậu nành, trứng, sữa, một số loại hạt, hải sản,…

2. Đường

Đường là gia vị phổ biến được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên đường lại là nguyên nhân khiến môi bị bong tróc và sưng viêm.

bị chàm môi kiêng ăn gì
Cần hạn chế đường và thực phẩm chứa đường trong thời gian điều trị bệnh chàm môi

Khi thu nạp đường, cơ thể sẽ tăng nồng độ insulin một cách đột ngột và vô tình thúc đẩy phản ứng viêm ở vùng da môi bị tổn thương. Hơn nữa, việc ăn quá nhiều đường khiến cơ thể mệt mỏi và thiếu nước. Điều này khiến cho da môi trở nên khô và bong tróc hơn trước. Vì vậy bạn cần hạn chế tối đa những thực phẩm và đồ uống chứa đường trong thời gian điều trị.

3. Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều gia vị, chất bảo quản và hương liệu. Các thành phần này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa mà còn có khả năng gây dị ứng cao.

Thường xuyên ăn những thực phẩm chế biến sẵn là nguyên nhân khiến triệu chứng của bệnh chàm môi bùng phát. Do đó bạn nên thay thế nhóm thực phẩm này bằng các thực phẩm nguyên chất và được chế biến trực tiếp.

4. Thực phẩm cay nóng

Ớt, tiêu, mù tạt,… là những gia vị có cay nóng. Những gia vị này có khả năng tăng vị giác và kích thích tiêu hóa. Tuy nhiên bổ sung những thực phẩm cay nóng có thể gây nóng, rát và bong tróc ở vùng da môi.

bị chàm môi kiêng ăn gì
Thực phẩm cay nóng có thể gây nóng rát ở vùng da môi tổn thương

Khác với những vùng da toàn thân, da môi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Vì vậy việc sử dụng thực phẩm cay nóng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ tổn thương trên môi.

Tham khảo thêm: Bạn đã biết mẹo chữa chàm môi bằng dầu dừa đúng cách chưa?

Người bị chàm môi nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng không thể điều trị dứt điểm bệnh chàm môi. Tuy nhiên một số loại thực phẩm có thể kiểm soát mức độ tổn thương và triệu chứng trên da môi.

1. Thực phẩm chứa Omega 3

Omega 3 là axit béo có trong cá hồi, cá trích, quả bơ,… Thành phần này có tác dụng chống oxy hóa và giảm phản ứng viêm. Thường xuyên bổ sung thực phẩm chứa Omega 3 có thể giảm cảm giác đau và ngứa rát ở môi.

chàm môi nên ăn gì
Thực phẩm chứa Omega 3 có tác dụng dưỡng ẩm, chống viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng

Bên cạnh đó, Omega 3 còn có khả năng dưỡng ẩm và hạn chế nhiễm trùng.

2. Thực phẩm chứa Quercetin

Quercetin là thành phần chống oxy hóa có mặt trong rau xanh và một số loại trái cây. Thành phần này có khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa tổn thương ở mô mềm. Ngoài ra, Quercetin còn ức chế sản sinh histamine nhằm hạn chế các triệu chứng do phản ứng dị ứng gây ra.

Bổ sung thực phẩm chứa Quercetin làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và thúc đẩy tái tạo tế bào môi bị tổn thương.

3. Thực phẩm chứa Vitamin C

Cảm cúm và cảm lạnh là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bùng phát triệu chứng của bệnh chàm môi. Do đó bạn cần hạn chế nguy cơ bị cảm lạnh và cảm cúm nhằm dự phòng tình trạng tổn thương ở môi tái phát.

chàm môi nên ăn gì
Thực phẩm chứa vitamin C tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ bùng phát bệnh chàm môi

Bệnh cảm thường phát sinh khi hệ miễn dịch suy yếu khiến virus xâm nhập qua đường hô hấp. Vì vậy bạn cần cải thiện sức đề kháng của cơ thể bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C.

Nhóm thực phẩm này không chỉ giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tai mũi họng mà còn thúc đẩy sản sinh collagen và giảm tổn thương ở vùng da môi. Những thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: dâu tây, cam, quýt, việt quất, lựu,…

Tham khảo thêm: Chàm môi có chữa hết không? Chữa như thế nào hiệu quả?

4. Dầu hạt hướng dương

Tình trạng khô ráp, nứt nẻ,… ở bệnh nhân bị chàm môi thường phát sinh do môi giảm số lượng ceramides (màng bảo vệ môi tự nhiên). Khi màng bảo vệ hư tổn, môi dễ mất nước và có xu hướng tổn thương do nhiều tác nhân khác nhau.

Vì vậy bạn nên bổ sung dầu hạt hướng dương vào chế độ ăn để kích thích sản sinh ceramides tự nhiên trên môi và da. Khi hàng rào bảo vệ được củng cố, mức độ tổn thương ở môi sẽ được cải thiện đáng kể.

5. Thực phẩm chứa men vi sinh

Thực phẩm chứa men vi sinh như kim chi, sữa chua, dưa cải muối,… có tác động tích cực đến hệ miễn dịch của cơ thể. Điều này sẽ giúp hệ thống đề kháng hoạt động ổn định và ít gây ra các rối loạn trong cơ thể, bao gồm rối loạn trên a và môi.

6. Mật ong

Mật ong là thành phần dưỡng ẩm và kháng khuẩn tự nhiên. Bạn nên sử dụng 1 – 2 thìa mật ong hàng ngày để giảm các triệu chứng của bệnh chàm trên môi.

chàm môi nên ăn gì
Sử dụng 1 – 2 thìa mỗi ngày để cải thiện triệu chứng chàm trên môi và da

Hơn nữa, các thành phần trong mật ong còn có khả năng tiêu diệt những vi khuẩn tiềm ẩn trong cơ thể và hạn chế tình trạng bùng phát những tình trạng da mãn tính khác.

Bệnh chàm môi có triệu chứng nhẹ và điều trị dễ hơn tình trạng chàm trên da. Tuy nhiên nếu thực hiện chế độ dinh dưỡng không hợp lý, bệnh có thể tái phát nhiều lần trong năm. Nếu bạn có cơ địa nhạy cảm và đã từng dị ứng với nhiều loại thực phẩm, bạn cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn thích hợp.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh chàm khô có lây nhiễm không?

Bệnh chàm khô có lây nhiễm không?

Nhiều người thắc mắc liệu bệnh chàm khô có lây nhiễm hay không, đặc biệt khi tiếp xúc gần gũi...

Những điều cần phải biết về bệnh chàm bẩm sinh

Chàm bẩm sinh là những vết bớt hoặc nốt ruồi, có kích thước từ nhỏ đến khổng lồ, xuất hiện...

Người bị chàm bội nhiễm tuyệt đối kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc tiếp nhận biện pháp điều trị, bệnh nhân bị chàm bội nhiễm cần đặc biệt chú trọng...

Cách chữa bệnh chàm thể tạng ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Chàm thể tạng ở trẻ nhỏ là một trong những bệnh ngoài da tuy không nguy hiểm nhưng có ảnh...

Bệnh tổ đỉa là tình trạng mụn nước xuất hiện ở vùng da lòng bàn tay, lòng bàn chân gây ngứa rát, bong tróc da.

Bệnh tổ đỉa có di truyền sang đời sau không?

Bệnh tổ đỉa là một dạng đặc biệt của bệnh chàm (eczema). Bệnh tổ đỉa không lây lan nhưng có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *