Bệnh chàm sinh dục có lây truyền hay không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chàm sinh dục là tình trạng da khô, ngứa, nổi mụn nước, tróc vảy ở bộ phận sinh dục hoặc vùng da lân cận. Nhiều người lo lắng rằng chàm sinh dục có lây truyền hay không? Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

chàm sinh dục có lây truyền hay không
Nhiều người lo lắng rằng chàm sinh dục có lây truyền hay không?

Bệnh chàm sinh dục là gì?

Chàm sinh dục là bệnh lý da liễu có xu hướng mạn tính, gây ngứa ngáy ở bộ phân sinh dục. Cả nam và nữ trong bất kỳ độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc phải bệnh trên. Chàm bìu, chàm ở háng là những dạng dễ bắt gặp nhất.

Nguyên nhân gây chàm sinh dục khá đa dạng, bao gồm:

  • Di truyền: người có người thân bị chàm sinh dục có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với các đối tượng khác.
  • Cơ địa: rối loạn chức năng miễn dịch dễ khiến da bị tổn thương, dẫn đến chàm sinh dục.
  • Căng thẳng
  • Dị ứng tiếp xúc: hóa chất, cao su, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa…
  • Thói quen vệ sinh da vùng kín không đúng cách khiến cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
  • Kích ứng với một số loại thuốc đặc trị.

Thông thường, người bị chàm sinh dục đều khởi phát các triệu chứng sau:

  • Đỏ da
  • Ngứa vùng kín, đôi khi kèm theo cảm giác nóng rát.
  • Nổi mụn nước, có thể chức mủ. Mụn nước vỡ ra để lại vết loét trên da kèm mùi hôi khó chịu.
  • Bong vảy: da có dấu hiệu khô, sần, bong tróc lớp sừng bên ngoài.

Bệnh chàm sinh dục có lây truyền hay không?

Về bản chất, chàm sinh dục vẫn là một dạng chàm da. Bệnh không lây lan quan tiếp xúc trực tiếp, cũng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, kể cả đối tượng trẻ em. Tuy nhiên, các triệu chứng trong đợt bùng phát chàm sinh dục khiến cho da thô ráp, bong tróc ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Thêm vào đó, tình trạng ngứa ngáy, mụn nước gây cảm giác khó chịu, tâm lý tự tin ở nhiều người.

chàm sinh dục có lây không
Chàm sinh dục vẫn là một dạng chàm da cho nên bệnh không lây lan qua tiếp xúc trực tiếp.

Chàm sinh dục có lây qua đường tình dục hay không?

Như đã nói, chàm sinh dục không có khả năng lây lan nên bệnh cũng không hề lây nhiễm qua đường tình dục. Tuy nhiên, bệnh nhân đang trong thời kỳ phát bệnh nên hạn chế quan hệ vì các lý do sau đây:

  • Ma sát với các vết chàm sần sùi, cộm khiến cho việc quan hệ trở nên không thoải mái.
  • Tác động cơ học có thể khiến cho vùng da bị chàm trở nên trầy xước, lở loét, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Về lý thuyết, bệnh chàm sinh dục không ảnh hưởng đến chức năng tình dục. Tuy nhiên, bệnh nhân nên kiêng cho đến khi khỏi hẳn. Với các bệnh nhân bị chàm nặng, việc kiêng cử cần được thực hiện triệt để và nghiêm túc hơn.

Nên làm gì khi bị chàm sinh dục?

Bệnh nhân bị chàm sinh dục nên được điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa kết hợp với các giải pháp chăm sóc sức khỏe, thay đổi lối sống và sinh hoạt tại nhà để kiểm soát các triệu chứng của bệnh.

Thuốc điều trị chàm sinh dục

Các loại thuốc này thường tập trung vào mục đích giảm đau và ngăn chặn sự xâm lấn của chàm da. Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định:

  • Thuốc ức chế calcineurin: tacrolimus hoặc pimecrolimus dạng kem bôi ngoài da.
  • Thuốc kháng sinh: cetirizine, chlorpheniramine được chỉ định cho bệnh nhân nhiễm trùng, mưng mủ.
  • Thuốc kháng histamin: Thuốc có dạng tiêm, uống hoặc kem bôi tại chỗ, có tác dụng giảm ngứa ngứa ngáy khó chịu, đồng thời giúp người bệnh ngủ ngon hơn, không bị cơn ngứa làm phiền.
  • Kem bôi steroid: eumovate, elomest, fucicort, sylana,… giúp cải tiện tình trạng sưng, viêm trên da.
  • Thuốc tiêm: áp dụng cho người bị chàm sinh dục nghiêm trọng hoặc cho bênh nhân phản ứng với thuốc đường uống.
  • Vitamin và men vi sinh: Nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng của các loại men tiêu hóa, chất chống viêm, chống oxy hóa, vitamin B, E, D… đối với bệnh nhân chàm da. Bạn có thể được cân nhắc các sản phẩm trên vào trong liệu trình điều trị.

Quang trị liệu

Với tình trạng chàm sinh dục nghiêm trọng, liệu pháp ánh sáng có thể được chỉ định. Phương pháp được tiến hành bằng cách dùng máy chiếu tia cực tím có bước sóng phù hợp lên vùng da sinh dục trong một thời gian nhất định. Thông thường, tia UVB được dùng phổ biến hơn cả. Phần lớn những người áp dụng liệu pháp trên cho biết tình trạng chàm trên da đã được cải thiện đáng kể sau mỗi lần trị liệu.

Chăm sóc da và biện pháp thay đổi lối sống tại nhà

Vùng da sinh dục và vùng lân cận tương đối nhạy cảm do cấu trúc da mỏng, thường xuyên ẩm ướt. Chăm sóc hay vệ sinh không đúng cách có thể khiến bệnh khởi phát nghiêm trọng hơn.

Vì thế, bạn có thể tham khảo lời khuyên sau:

Biện pháp chăm sóc vùng da bị chàm sinh dục

  • Giữ vệ sinh: Làm sạch vùng kín bằng nước ấm với dung dịch vệ sinh dịu nhẹ. Dùng khăn mềm hoặc giấy sạch lau sạch nước ở khu vực này.
  • Dưỡng ẩm: Sau khi vệ sinh vùng kín, cần tiến hành bôi kem dưỡng ẩm để khóa ẩm cho da, cải thiện tình trạng khô da, bong tróc vảy, sần sùi, khô nứt ở bệnh nhân bị chàm sinh dục. Nên chọn những loại sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ, không chất tạo màu, hương liệu, hóa chất mạnh gây kích ứng lên da.
  • Tẩy tế bào chết do da: Việc này nên thực hiện 1 – 2 lần mỗi tuần. Bạn có thể dùng nguyên liệu tự nhiên để loại bỏ vảy, tế bào chết tạo vùng sinh dục như: kết hơp muối biển với mật ong và đường nâu. Ngoài ra, một số tinh dầu có tính sát khuẩn mạnh như cam thảo, tràm trà…cũng đặc biệt hữu ích trong việc tẩy tế bào chết cho da.

Biện pháp chăm sóc sức khỏe và thay đổi lối sống

  • Cắt móng tay: Thường xuyên cắt, giũa móng tay để hạn chế tình trạng móng tay sắc nhọn, gãi mạnh gây tổn thương da.
  • Chọn quần áo: Nên chọn quần áo mỏng, nhẹ, được làm từ sợi tự nhiên để thấm hút mồ hôi và hạn chế tối đa ma sát với tổn thương do chàm sinh dục.
  • Dinh dưỡng: Bổ sung vào thực đơn hằng ngày thực phẩm có lợi cho sức khỏe, có khả năng chống viêm, tăng cường sức đề  kháng.
  • Thư giãn: Căng thẳng, áp lực, lo lắng kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh chàm trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn nên thư giãn thường xuyên bằng cách chơi thể thao, đọc sách, nghe nhạc, trò chuyện để giải tỏa căng thẳng, từ đó giảm thiểu tối đa khả năng bệnh bùng phát trở lại.
  • Sinh hoạt tình dục: Hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian phát bệnh. Bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia tần suất sinh hoạt phù hợp.

Trên đây là một số thông tin và giải đáp thắc mắc bệnh chàm sinh dục có lây truyền hay không và một số biện pháp khắc phục. Bệnh nhân có thể cung cấp thông tin về tình trạng bệnh lý để bác sĩ chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị bước đầu. 

Có thể bạn quan tâm

 

Người bị chàm bội nhiễm tuyệt đối kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc tiếp nhận biện pháp điều trị, bệnh nhân bị chàm bội nhiễm cần đặc biệt chú trọng...

Bệnh tổ đỉa là tình trạng mụn nước xuất hiện ở vùng da lòng bàn tay, lòng bàn chân gây ngứa rát, bong tróc da.

Bệnh tổ đỉa có di truyền sang đời sau không?

Bệnh tổ đỉa là một dạng đặc biệt của bệnh chàm (eczema). Bệnh tổ đỉa không lây lan nhưng có...

Địa chỉ chữa chàm bẩm sinh ở đâu uy tín?

Chàm bẩm sinh là hiện tượng rối loạn sắc tố của tần biểu bì, chuyển màu da sang các sắc...

Bệnh eczema có chữa khỏi được không? Bằng cách nào?

Chàm (eczema) là thuật ngữ chỉ tình trạng đỏ, ngứa, nổi mụn nước, bong tróc vảy & khô da. Đây...

Cách chữa bệnh chàm thể tạng ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Chàm thể tạng ở trẻ nhỏ là một trong những bệnh ngoài da tuy không nguy hiểm nhưng có ảnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *