Chàm nang lông: bệnh không nguy hiểm có thể khắc phục

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chàm nang lông có tên khoa học là Follicular Eczema, xảy ra khi nang lông bị tổn thương dẫn đến tình trạng đỏ, sưng viêm, ngứa và chảy máu. Đây là bệnh lý khá hiếm gặp nhưng không nguy hiểm và có thể khắc phục.

Tổng quan về bệnh chàm nang lông

Chàm nang lông còn gọi là chàm nang, tên khoa học – Follicular Eczema. Đây là thuật ngữ y tế đề cập đến tình trạng tổn thương da làm phát sinh các triệu chứng xung quanh nang lông. Bệnh hiếm gặp hơn so với các loại chàm khác.

chàm nang lông là gì
Chàm nang lông xảy ra khi nang lông bị tổn thương dẫn đến tình trạng đỏ, sưng và chảy máu

1. Triệu chứng

Khác với những bệnh da liễu khác, chàm nang lông chỉ phát sinh triệu chứng khu trú ở xung quanh nang lông và tóc. Đầu tiên các vết sưng nhỏ và đỏ sẽ xuất hiện, sau đó có thể phát triển và gây viêm, ngứa, chảy máu. Sau khi chảy máu, da bắt đầu đóng mài, khô, nứt nẻ và bong tróc.

Chàm nang lông tập trung ở mặt, chân và tay.

2. Nguyên nhân

Đến nay, nguyên nhân chính xác gây bệnh chàm nang vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu có tiền sử hen suyễn, sốt cỏ khô, chế độ ăn thiếu khoa học, căng thẳng, thay đổi thời tiết hoặc gia đình có người mắc bệnh chàm.

Bệnh chàm nang thường có mức độ nhẹ hơn các bệnh da liễu mãn tính khác. Bệnh không thể chữa trị dứt điểm nhưng có thể kiểm soát hoàn toàn nếu tiến hành điều trị từ sớm.

hình ảnh bệnh chàm nang lông
Chàm nang lông chỉ phát sinh triệu chứng khu trú ở xung quanh nang lông

Xem thêm: Bệnh chàm khô nang lông là gì Nguyên nhân và cách xử lý bệnh

Cách chữa bệnh chàm nang lông phổ biến

Mặc dù bệnh chàm nang lông không thể điều trị nhưng bạn có thể cải thiện và khắc phục triệu chứng trên da. Điều trị chàm nang lông bao gồm dưỡng ẩm, sử dụng corticosteroid dạng kem bôi và điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt.

1. Dưỡng ẩm da

Chàm nang hay các bệnh da liễu mãn tính đều có xu hướng gây khô, bong tróc và sần sùi. Triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn không bổ sung độ ẩm cho da.

Khi lượng nước trong da bay hơi, biểu bì trở nên khô căng, xuất hiện vết nứt hay thậm chí gây chảy máu. Hơn nữa, da ở trạng thái khô thường có hệ miễn dịch yếu do màng lipit bị tổn thương nghiêm trọng. Do đó để kiểm soát mức độ và tiến triển của chàm nang lông, bạn phải dưỡng ẩm cho da đầy đủ.

cách chữa chàm nang lông
Dưỡng ẩm cho da nhằm giảm ngứa, khô ráp và sần sùi

Nên sử dụng những loại kem chứa thành phần dưỡng ẩm cao như Glycerin, Hyaluronic acid, Mineral oil,… Hạn chế sản phẩm có chứa cồn, mùi hương và các chất có khả năng kích ứng cao.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên như mật ong, dầu dừa, dầu ô liu, nha đam,… để dưỡng ẩm và cải thiện tình trạng khô rát.

Các sản phẩm và nguyên liệu tự nhiên đều có thể gây dị ứng ở một số làn da nhạy cảm. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên trao đổi với bác sĩ để lựa chọn được loại kem dưỡng và nguyên liệu tự nhiên thích hợp.

Xem ngay: 10 cách trị bệnh chàm tại nhà theo mẹo dân gian hiệu quả

2. Kiểm soát triệu chứng với kem bôi steroid

Kem bôi ngoài da có chứa steroid được sử dụng phổ biến trong quá trình điều trị bệnh chàm nang lông. Các loại thuốc steroid điều trị tại chỗ phổ biến như betamethasone, triamcinolone acetonide,… có tác dụng kiểm soát phản ứng viêm, ngứa và khó chịu ở vùng da tổn thương.

Hầu hết bệnh nhân bị chàm nang đều đáp ứng tốt với nhóm thuốc này. Tuy nhiên khi sử dụng bạn cần lưu ý một số điều để hạn chế những tình huống rủi ro::

  • Chỉ sử dụng kem steroid khi có yêu cầu của bác sĩ.
  • Lựa chọn thuốc có nồng độ thích hợp (người lớn 0.1%, trẻ em 0.03%). Chỉ dùng thuốc có nồng độ cao khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Sử dụng thuốc ở phạm vi da nhỏ đến trung bình. Nếu tổn thương da xuất hiện trên diện rộng, hãy nói chuyện với bác sĩ để dự phòng những tình huống không mong muốn.
  • Không dùng quá liều lượng khuyến cáo hay băng kín vùng da dùng thuốc – trừ khi có yêu cầu của bác sĩ.
  • Thuốc steroid bôi ngoài khiến da mỏng và nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Cần bảo vệ da bằng cách sử dụng kem chống nắng, mặc áo khoác khi phải di chuyển dưới trời nắng.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ.

3. Biện pháp khác

Thuốc steroid bôi ngoài da không được khuyến cáo dùng trong thời gian dài. Loại thuốc này thường được chỉ định khi triệu chứng của bệnh bùng phát và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Sau thời gian dùng kem bôi chứa steroid, bạn nên thực hiện những biện pháp khắc phục tại nhà để làm giảm ngứa khi triệu chứng tái phát.

cách chữa chàm nang lông
Cần lưu ý một số điều khi sử dụng kem steroid để điều trị bệnh chàm nang lông

Các biện pháp giảm ngứa do bệnh chàm nang:

  • Sử dụng khăn sạch, nhúng qua nước ấm và áp lên vùng da tổn thương. Cách này sẽ giúp da bổ sung nước, giảm khô ráp, ngứa và nứt nẻ.
  • Dùng kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm để hạn chế da thoát hơi nước. Mặc quần áo ấm, mang bao tay và vớ khi thời tiết khô hanh.
  • Ngâm vùng da ảnh hưởng với nước ẩm pha bột yến mạch. Thành phần trong nguyên liệu này có tác dụng giảm ngứa và phục hồi tế bào da hư hại.

Gợi ý: Bị chàm môi chữa như thế nào? Cách chữa hiệu quả an toàn

Phòng ngừa triệu chứng của chàm nang lông bùng phát

Các triệu chứng của bệnh chàm nang thường kéo dài trong khoảng vài tuần đến một tháng. Tuy nhiên triệu chứng có thể tái phát trở lại trong thời gian ngắn nếu bạn tiếp xúc với chất dị ứng hay chăm sóc da không đúng cách.

bệnh chàm nang lông
Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường nhằm hạn chế tái phát triệu chứng của bệnh chàm nang

Để ngăn ngừa tình trạng tái phát, bạn nên chú ý những điều sau:

  • Thay thế các sản phẩm làm sạch có chứa hóa chất, xà phòng, hương liệu,… có khả năng kích ứng cao.
  • Nên chú ý nhiệt độ nước và thời gian tắm. Chỉ nên tắm nước ấm và tắm trong khoảng 15 phút.
  • Giữ vùng da bị bệnh khô thoáng và sạch sẽ. Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi và có chất liệu thấm hút.
  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng như nấm mốc, phấn hoa, bụi, lông thú nuôi,…
  • Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, chứa nhiều đường,… Những loại thực phẩm này khiến tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, đồng thời kích thích phản ứng viêm khiến triệu chứng của bệnh chàm nang trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tập yoga và dành thời gian nghỉ ngơi để tránh căng thẳng, mệt mỏi.

Nếu tình trạng trên da không đáp ứng với biện pháp điều trị và chăm sóc thông thường, cần chủ động đến gặp bác sĩ để được tư vấn về các phương pháp chuyên sâu.

Có thể bạn quan tâm

Người bị chàm môi kiêng ăn gì, nên ăn gì để bệnh mau lành?

Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể kiểm soát và ngăn ngừa bệnh chàm môi tái phát....

Xóa vết chàm ở đâu uy tín tại TP.HCM và HÀ NỘI?

Chàm sắc tố bẩm sinh (còn gọi là bớt) xuất hiện các sắc tố melanocyte xâm lấn sâu xuống vùng...

Bệnh ghẻ chàm hóa và cách điều trị

Bệnh ghẻ chàm hóa là một trong những dạng ghẻ tiến triển kéo dài do không được can thiệp và...

Bệnh chàm khi mang thai: Dấu hiệu, cách trị và phòng ngừa

Bệnh chàm ở phụ nữ mang thai thường khó điều trị hơn so với các trường hợp thông thường. Bởi...

chàm bội nhiễm có lây không

Bệnh chàm bội nhiễm có lây hay không?

Chàm bội nhiễm có lây lan từ người này sang người khác hay không là câu hỏi của nhiều người....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *