Bệnh chàm khô và chàm ướt có gì khác nhau?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chàm là căn bệnh ngoài da chiếm đến 20% tổng số các ca bệnh da liễu tại Việt Nam. Trong đó chàm khô và chàm ướt là 2 thể bệnh thường gặp nhất. Mặc dù có những biểu hiện khác biệt nhưng nhiều bệnh nhân vẫn nhầm lẫn, dẫn tới việc điều trị không hiệu quả. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận diện chính xác bệnh chàm khô, chàm ướt và biết cách điều trị hiệu quả bằng thảo dược thiên nhiên.

Tính đến ngày 31/10/2019 Thanh bì dưỡng can thang đã điều trị thành công cho 3597 người bệnh trong đó phần lớn là bệnh nhân mắc chàm eczema.

Bệnh chàm là gì?

Chàm là tình trạng viêm nhiễm mãn tính ngoài da làm xuất hiện mụn nước, gây sưng tấy, có thể bong tróc và rất ngứa. Căn bệnh này hình thành do cơ thể phản ứng lại với các tác nhân ngoại sinh hoặc nội sinh. Bệnh chàm có thể chia thành nhiều thể khác nhau, trong đó phổ biến nhất là chàm khô và chàm ướt.

Phân biệt bệnh chàm khô và chàm ướt

Chàm có nhiều hình thái khác nhau, thông thường chàm được chia làm 2 dạng dựa vào đặc tính của chúng trên bề mặt da là chàm khô và chàm ướt. Nhìn chung hai dạng chàm này có một số khác biệt do tình trạng dịch tiết trên bề mặt thương tổn, từ đó quyết định tính chất của vùng da bị chàm.

Đối với chàm ướt

  • Vùng da bị chàm thường có các mụn nước li ti. Bề mặt vùng da bị chàm ướt và dính do có dịch tiết, mủ vỡ ra từ những mụn nước.
  • Tình trạng vỡ mụn nước có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu như trên bề mặt da bị xây xát do gãi, tiếp xúc mạnh,…
  • Da có dấu hiệu đóng vẩy sẩn kèm theo tình trạng mủ nước ngoài da.
  • Chàm ướt có thể xuất hiện trên nhiều vùng da khác nhau.

Đối với chàm khô

  • Da của bệnh nhân thường xuất hiện những mảng đỏ rải rác trên bề mặt.
  • Các mảng đỏ thường phát triển theo từng giai đoạn, gây khô ngứa và khó chịu.
  • Khi tình trạng khô da tiến triển nặng, da sẽ bị bong tróc và nứt nẻ thành từng mảng trên bề mặt.
  • Chàm khô chủ yếu xuất hiện trên những vùng da tiếp xúc nhiều với không khí, thời tiết bên ngoài, đặc biệt là không khí lạnh và khô, tiếp xúc với nhiều loại chất tẩy rửa và sản phẩm vệ sinh da.

Nhìn chung, dù là chàm khô hay chàm ướt thì cả hai dạng bệnh chàm này đều có những ảnh hưởng xấu đến tình trạng da, gây ra những thương tổn không mong muốn. Nếu kiểm soát không tốt thì cả chàm ướt lẫn chàm khô đều có thể trở thành mãn tính, kéo dài dai dẳng và tái phát liên tục.

dấu hiệu chàm khô
Dấu hiệu chàm khô trên da tay

Điều trị bệnh chàm khô, chàm ướt hiệu quả

Đặc điểm chung của bệnh chàm khô và chàm ướt là dễ tiến triển thành mãn tính. Do đó, bên cạnh việc điều trị triệu chứng, bệnh nhân cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chăm sóc da để phòng tránh tái phát bệnh.

Cách chữa bệnh chàm khô, chàm ướt bằng Tây y

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, kết hợp xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác về tình trạng chàm da của bệnh nhân, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, các bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc để kiểm soát triệu chứng bệnh.

  • Kem hoặc mỡ bôi dưỡng ẩm: Được sử dụng trong trường hợp bị chàm khô để làm mềm da.
  • Thuốc kháng Histamin có tác dụng chống ngứa da.
  • Thuốc bôi chứa corticoid để chống viêm, chữa lành tổn thương. Đây là loại thuốc rất dễ gây ra tác dụng phụ, vì thế bệnh nhân cần sử dụng thận trọng.
  • Các loại thuốc bôi dạng dung dịch (Jarish, vioform 1%,…)
  • Kháng sinh trong trường hợp xuất hiện nhiễm trùng.

Khi sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị bệnh chàm khô hoặc chàm ướt, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để phòng tránh các nguy cơ tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra.

dấu hiệu bệnh chàm ướt
Dấu hiệu chàm ướt trên da

Cách chữa chàm khô, chàm ướt theo dân gian

Một số mẹo dân gian chữa bệnh chàm vẫn được nhiều bệnh nhân áp dụng bởi giúp tiết kiệm chi phí và khá lành tính, an toàn.

  • Chữa chàm khô bằng dầu dừa: Dùng dầu dừa nguyên chất bôi lên vùng da bị chàm khô sẽ giúp làm ẩm da, giảm tình trạng khô da, bong tróc, nứt nẻ.
  • Chữa chàm khô bằng cây lá trà xanh: Dùng khoảng 200g lá trà xanh rửa sạch, đun sôi với 1,5 lít nước, có thể thêm một chút muối hạt để tăng tính sát khuẩn. Ngâm rửa vùng da bị chàm với nước trà xanh hàng ngày.
  • Chữa chàm ướt bằng lá ổi: Lấy 1 nắm lá ổi rửa sạch, vò nát rồi đun sôi với nước. Dùng nước lá ổi để ngâm rửa vùng da bị chàm ướt.
  • Chữa chàm ướt bằng lá trầu không: Lá trầu không rửa sạch, giã nát chắt lấy nước cốt rồi bôi lên vùng da bị bệnh.

Mặc dù có thể giúp giảm bớt những triệu chứng chàm khô hoặc chàm ướt, tuy nhiên những mẹo dân gian này không có tác dụng điều trị. Vì thế bệnh nhân vẫn cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa và chữa bệnh bằng phương pháp chính thống.

Cách chữa chàm khô, chàm ướt bằng Đông y

Đông y xếp các chứng chàm khô, chàm ướt vào nhóm bệnh viêm da mãn tính, nguyên nhân do cơ thể bị phong hàn, thấp, nhiệt xâm nhập dẫn tới cơ thể mất điều hòa, khí huyết kém lưu thông, lâu ngày dẫn tới huyết táo, làm da không được dưỡng gây ra bệnh.

Đông y điều trị bệnh chàm từ gốc bằng các bài thuốc Nam có nguồn gốc thảo dược. Phương pháp này chú trọng điều trị từ bên trong cơ thể để điều hòa nội tiết, cân bằng cơ thể, loại bỏ căn nguyên gốc rễ gây ra tình trạng chàm da. Từ đó khắc phục các triệu chứng của bệnh.

Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc Nam đánh bay chàm khô, chàm ướt từ gốc

Được nghiên cứu và bào chế bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu, chắt lọc tinh hoa từ 20 bài thuốc cổ phương quý giá và hàng chục y văn cổ của các đại danh y thời xưa, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang mang đến giải pháp đột phá, giúp điều trị chàm khô, chàm ướt từ gốc và phòng ngừa tái phát. [Ký sự hoàn thiện bài thuốc xem TẠI ĐÂY]

Bài thuốc đã chứng minh hiệu quả vượt trội qua thực tế điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân và được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 giới thiệu tới đông đảo khán giả truyền hình trong số phát sóng ngày 16/11/2019.

Báo chí đưa tin về bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang chữa bệnh chàm

Trải qua thời gian dài nghiên cứu, các chuyên gia đã tìm ra loại dược liệu quý Thanh bì có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, dưỡng da cực tốt. Bên cạnh đó dược liệu này còn có khả năng kháng Histamin nên giúp giảm ngứa nhanh chóng và hiệu quả. Với những công dụng tuyệt vời, Thanh bì đã được chọn làm vị thuốc chủ trong bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang.

Ngoài ra, bài thuốc còn sử dụng thêm 30 vị thuốc quý khác như Tang bạch bì, Bồ công anh, Bạch linh, Ké đầu ngựa, Kim ngân hoa, Thổ phục linh, Huyết đằng, Sa sâm, Dạ dao đằng, Đan sâm, Đương quy, Sa đằng tử… để tạo thành 3 dạng bào chế tiện dụng với công thức “3 trong 1” hoàn chỉnh:

  • Thuốc ngâm rửa: Làm sạch, sát khuẩn vùng da bị chàm.
  • Thuốc bôi: Giảm ngứa, chống nhiễm trùng, chữa lành tổn thương, phục hồi và tái tạo da.
  • Thuốc uống: Giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, ổn định cơ địa, điều hòa cơ thể, tăng sức đề kháng.
Bài thuốc kết hợp cùng lúc 3 chế phẩm 
Bài thuốc kết hợp cùng lúc 3 chế phẩm

Sự kết hợp độc đáo 3 dạng bào chế đã tạo nên bài thuốc Nam duy nhất hiện nay có được phác đồ điều trị chàm da hoàn chỉnh và toàn diện, tạo tác động mạnh mẽ từ trong ra ngoài.

Thanh bì Dưỡng can thang được bào chế từ 100% thảo dược sạch tự nhiên đạt chuẩn GACP-WHO an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ nguy hiểm.

Bài thuốc có thể sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm cả trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú.

Với công thức thành phần ưu việt và phác đồ điều trị chặt chẽ, bài thuốc đã giúp 3597 bệnh nhân thoát khỏi những triệu chứng bệnh chàm khó chịu. Đông đảo người bệnh đã gửi về Trung tâm những phản hồi tích cực:

NÊN ĐỌC: Thanh bì Dưỡng can thang được đông đảo bệnh nhân ĐÁNH GIÁ CAO, chuyên gia KHUYÊN DÙNG

Thanh bì Dưỡng can thang cho hiệu quả điều trị chuyên sâu
Thanh bì Dưỡng can thang cho hiệu quả điều trị chuyên sâu

Điển hình nhất là trường hợp của chị Nguyễn Thị Thỏa (Thanh Xuân, Hà Nội) mắc chàm – viêm da cơ địa đã 7 năm nay có kết quả tốt sau khi điều trị bằng Thanh bì Dưỡng can thang. Tình trạng khô ngứa, bong tróc da tay của chị không còn nữa, mọi sinh hoạt dần quay trở lại trạng thái cân bằng. [Chi tiết tại đây]

Những bệnh nhân đã điều trị khỏi bệnh chàm bằng Thanh bì dưỡng can thang
Những bệnh nhân đã điều trị khỏi bệnh chàm bằng Thanh bì dưỡng can thang

Cách chăm sóc và phòng ngừa tái phát cho bệnh nhân chàm da

Đối với những trường hợp chàm khô, chàm ướt, bệnh nhân cần chú ý tránh tiếp xúc với các yếu tố có thể làm nặng thêm tình trạng chàm hoặc gây tái phát bệnh. Bệnh nhân cần đặc biệt tránh các yếu tố như chất tẩy rửa, hóa chất, mỹ phẩm, một số loại dung môi, kim loại và những bề mặt kim loại, các yếu tố vệ sinh, phấn hoa, khói bụi, lông động vật,…

Một số lưu ý khác

  • Chọn lựa trang phục phù hợp với điều kiện thời tiết. Ưu tiên các loại trang phục mát mẻ, khô thoáng, thấm hút tốt để sử dụng vào mùa nóng.
  • Tránh các thói quen xấu như bóc, gỡ, gãi vào vùng da bị chàm để tránh thương tổn nặng hơn, làm nhiễm khuẩn nặng nề hơn trên nền da của bạn.
  • Nên bổ sung đầy đủ nước và vitamin cần thiết cho làn da của bạn để tăng cường sức đề kháng.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị, chẩn đoán của bác sĩ.

TIN NÊN XEM:

chàm sinh dục nam

Đau khổ vì bệnh chàm sinh dục nam!

Chàm sinh dục nam là một căn bệnh liên quan đến vùng da sinh dục không truyền nhiễm. Chàm sinh dục nam gây ra cảm giác ngứa rát và khô...
Kem bôi nào trị chàm sữa phổ biến hiện nay?

11 loại kem bôi trị chàm sữa phổ biến hiện nay

Lựa chọn một loại kem bôi trị chàm sữa không phải là điều dễ dàng với các bà mẹ. Bởi...

Những điều cần biết khi dùng thuốc trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh

Trẻ em là đối tượng đặc biệt nên trong điều trị, chăm sóc y tế cho trẻ cần có những...

Hướng dẫn các cách trị chàm da đầu vô cùng đơn giản

Chàm da đầu có tên khoa học là Scalp eczema. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý này những các...

Những điều cần phải biết về bệnh chàm bẩm sinh

Chàm bẩm sinh là những vết bớt hoặc nốt ruồi, có kích thước từ nhỏ đến khổng lồ, xuất hiện...

Chàm nang lông: bệnh không nguy hiểm có thể khắc phục

Chàm nang lông có tên khoa học là Follicular Eczema, xảy ra khi nang lông bị tổn thương dẫn đến...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.