Bệnh chàm thể tạng là gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào?
Chàm thể tạng là bệnh da liễu xuất hiện ở nhiều độ tuổi và gây ra các triệu chứng như đỏ rát, bong tróc và ngứa ngáy. Đến nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh lý này. Mục đích của việc điều trị là kiểm soát mức độ tiến triển và làm thuyên giảm các triệu chứng.
Bệnh chàm thể tạng là gì?
Chàm thể tạng hay còn gọi là viêm da thể tạng, viêm da cơ địa. Đây là bệnh lý ngoài da thường gặp ở nhiều độ tuổi, tuy nhiên bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ vài tháng tuổi. Tỉ lệ người lớn mắc bệnh lý này chỉ chiếm từ 1 – 3% và đa phần đều tái phát do có tiền sử phát bệnh lúc còn nhỏ.
1. Nguyên nhân
Các nguyên nhân gây bệnh chàm thể tạng bao gồm:
- Di truyền: nếu bạn có người thân trong gia đình mắc bệnh chàm, viêm mũi dị ứng, hen suyễn,… bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh chàm thể tạng cao hơn người bình thường. Nếu cả cha lẫn mẹ đều bị bệnh, trẻ sinh ra có đến 78% nguy cơ mắc phải bệnh lý này.
- Giới tính: nghiên cứu cho thấy nữ giới có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn nam giới.
- Dị ứng: dị ứng khiến hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng thái quá với các tác nhân bên ngoài. Đây có thể là thời điểm thích hợp để vi khuẩn xâm nhập và phát sinh các bệnh lý trên da, trong đó có bệnh chàm thể tạng.
- Môi trường sống: môi trường sống có nhiệt độ thấp hoặc ô nhiễm là điều kiện khiến bệnh chàm thể tạng dễ dàng phát sinh.
Nhìn chung, các nguyên nhân gây bệnh chàm thể tạng chỉ mang tính tương đối vì các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh lý này. Thông tin chúng tôi cung cấp có thể thay đổi nếu các nghiên cứu mới được thực hiện và tìm thấy nguyên nhân cụ thể.
Gợi ý thêm: Chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh – Tham khảo ngay cách điều trị
2. Dấu hiệu nhận biết chàm thể tạng
Chàm thể tạng sẽ gây ra các triệu chứng sau:
- Đỏ da là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết chàm thể tạng
- Bề mặt da sần sùi và khô ráp
- Có dấu hiệu bong da nhẹ
- Ngứa rát tại vùng da bị tổn thương
- Đôi khi xuất hiện mụn nước
- Có thể xuất hiện thành mảng lớn hoặc các đốm đỏ sát nhau
Bạn có thể gặp phải các triệu chứng không được đề cập trong bài viết. Trong trường hợp nhận thấy những dấu hiệu bất thường, cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kịp thời.
Cách chữa bệnh chàm thể tạng
Có rất nhiều cách để chữa trị bệnh chàm thể tạng, cần theo dõi để điều trị kịp thời khi bệnh vừa bùng phát:
1. Điều trị bằng thuốc
Đến nay vẫn chưa có phương pháp hay loại thuốc điều trị dứt điểm chàm thể tạng. Mục đích của việc điều trị là ngăn chặn và kiểm soát chuyển biến của bệnh.
Làm mềm và dưỡng ẩm cho da
Trong điều trị chàm thể tạng, việc giữ cho da ở trạng thái tối ưu nhất được xem là yếu tố giúp tình trạng không chuyển biến xấu và lan rộng. Ngoài ra, việc dưỡng ẩm da còn giúp giảm khô và bong tróc da, từ đó cải thiện các triệu chứng như đỏ, rát và ngứa.
Nên dùng kem sau khi tắm khoảng 3 phút – vì đây là thời điểm da có độ ẩm thích hợp và dễ dàng hấp thu dưỡng chất từ kem dưỡng. Với những người có cơ địa nhạy cảm, bạn có thể thử một lượng kem lên một vùng da nhỏ để chắc rằng sản phẩm không khiến da bị kích ứng.
Dùng thuốc steroids dạng bôi ngoài
Thuốc steroids được chỉ định khi kem làm mềm và dưỡng ẩm không đáp ứng được các triệu chứng do bệnh gây ra. Thuốc steroid có nhiều mức độ, bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh cụ thể.
Sử dụng thuốc steroid ở liều cao trong một thời gian dài có thể khiến một số tác dụng phụ xuất hiện. Do đó, bạn cần thận trọng khi sử dụng loại thuốc này trong quá trình điều trị.
Thuốc kháng Histamine
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân sử dụng thuốc kháng histamine để giảm ngứa và sưng viêm. Mặc dù cải thiện các triệu chứng khá tốt nhưng bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi cần thiết. Sử dụng thuốc tùy tiện và bừa bãi có thể khiến các triệu chứng nguy hiểm phát sinh.
Xem thêm: Điều trị bệnh chàm thể tạng ở trẻ em và trẻ sơ sinh như thế nào?
2. Chế độ chăm sóc
Đối với người mắc bệnh da liễu nói chung và bệnh chàm thể tạng nói riêng, chế độ chăm sóc hằng ngày đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị. Kết hợp việc dùng thuốc với chăm sóc đúng cách sẽ giúp bạn đạt được kết quả như mong đợi
- Cần vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày, nên tắm từ 5 – 10 phút để da không bị khô. Ngoài ra, bạn không nên tắm với nước ấm, nhiệt độ cao sẽ khiến lớp dầu tự nhiên bên ngoài da bị phá hủy khiến da khô và bong tróc hơn trước.
- Sử dụng xà phòng nhẹ dịu, tốt nhất nên nhờ bác sĩ tư vấn loại xà phòng có độ pH 5,5 để bảo vệ và làm mềm da.
- Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin E và Omega 3 để cung cấp độ ẩm cho da từ bên trong. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ thận thanh lọc và bài trừ độc tố.
- Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng và rượu bia, đồ uống có cồn,…
- Giặt quần áo sạch sẽ và khô thoáng để tránh tình trạng ma sát làm nhiễm khuẩn vùng da bị tổn thương. Nếu chàm thể tạng xuất hiện ở vùng da được che phủ bởi quần áo, bạn nên mặc quần áo rộng để tránh tình trạng tiếp xúc gây ngứa và đỏ da.
Mặc dù chàm thể tạng không thể trị dứt điểm nhưng nếu bạn nghiêm túc trong quá trình điều trị, triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em: Phòng ngừa và điều trị bệnh
- Bệnh chàm có thực sự nguy hiểm không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!