Người bị chàm bội nhiễm tuyệt đối kiêng ăn gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bên cạnh việc tiếp nhận biện pháp điều trị, bệnh nhân bị chàm bội nhiễm cần đặc biệt chú trọng để chế độ dinh dưỡng, tránh tuyệt đối những thực phẩm nguy cơ để ngăn ngừa bệnh chuyển biến nghiêm trọng và hỗ trợ phục hồi.

chàm bội nhiễm kiêng ăn gì
Có một số loại thực phẩm có thể khiến cho tình trạng chàm bội nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn khi thêm vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày.

Người bị chàm bội nhiễm tuyệt đối kiêng ăn gì?

Chàm bội nhiễm (Superinfection of Eczema hay Eczema Herpeticum) là một trong những tiến triển nghiêm trọng của chàm, xuất hiện khi bị các loại vi khuẩn, virus như: herpes, simplex (HSV), tụ cầu,… xâm nhập và phát triển.

Người bị chàm bội nhiễm xuất hiện tất cả các triệu chứng của bệnh chàm (nổi mẩn đỏ, mụn nước, ngứa ngáy khó chịu, hình thành các mảng da dày) và biểu hiện của bội nhiễm (da rỉ tiết dịch, mưng mủ, rướm máu, bong tróc và loét). Chàm bội nhiễm có thể gây biến chứng nguy hiểm lên da và sức khỏe. Một số trường hợp nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng da, hoạt tử, nhiễm trùng máu.

Để khắc phục tình trạng trên, bệnh nhân cần phải kiêng một số loại thực phẩm có thể khiến cho tình trạng chàm bội nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn. Các loại thực phẩm này có thể kích hoạt lympho (tế bào T) hình thành phản ứng viêm cũng như giảm số lượng IgE (kháng thể được tạo ra để đối phó với chứng viêm).

Xem ngay: Bị bệnh chàm nên ăn gì và không nên ăn gì để chữa bệnh hiệu quả?

Theo các chuyên gia, những thực phẩm có thể khiến tổn thương do chàm bội nhiễm trở nên trầm trọng hơn gồm có:

Thực phẩm dễ gây dị ứng

Việc nạp vào cơ thể thực phẩm dễ gây dị ứng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm hoặc khiến tình trạng chàm da chuyển biến xấu đi. Các thực phẩm thuộc nhóm trên gồm có:

  • Thực phẩm giàu gluten như đậu nành, lúa mì, lúa mạch….
  • Các loại hải sản, động vật có vỏ như tôm, nghêu, cua, cá…
  • Sữa (nhất là sữa bò) và một số sản phẩm từ sữa.
chàm bội nhiễm không nên ăn
Thực phẩm giàu gluten như đậu nành, lúa mì, lúa mạch… có thể gây dị ứng, không tốt cho người bị chàm bội nhiễm.

Phản ứng dị ứng với thực phẩm thường xuất hiện sau 6 – 24 giờ (hoặc có thể lâu hơn) sau khi ăn. Người bệnh có xu hướng ngứa ngáy, gãi nhiều dẫn đến tổn thương lan rộng và nặng nề. Do đó, những người có cơ địa dị ứng với thực phẩm thì nên hạn chế tối đa những thực phẩm có thể gây kích ứng, dị ứng.

Thực phẩm chứa Niken và coban

Niken là coban là chất có trong tự nhiên trong đất. Chính vì vậy mà một lượng nhỏ niken có thể được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như: Đậu, trà đen, quả hạch, thịt hộp, sô cô la, cá có vảy. Việc ăn những loại thực phẩm chứa kim loại trên có thể khiến cho hệ miễn dịch nhầm lẫn thành phần này với vi khuẩn, virus gây hại, dẫn đến việc kích hoạt thành phần trung gian gây viêm.

Do vậy, người bị chàm bội nhiễm, người bị dị ứng với niken, coban nên hạn chế bổ sung những chất trên trong quá trình điều trị.

Xem thêm: Bệnh chàm có di truyền không? – Nỗi băn khoăn của nhiều người

Thực phẩm chứa nhiều chắt phụ gia

Phụ gia và chất bảo quản trong thực phẩm có thể làm bùng phát hoặc nghiêm trọng hơn triệu chứng của bệnh chàm. Chất này gồm có tartrazine (thuốc nhuộm thực phẩm azo màu vàng chanh), natri benzoate, natri glutamate (muối) và sulfites (chất bảo quản trái cây) có sẵn trong nhiều thực phẩm đóng gói và chế biến. Bột ngọt – chất phụ gia làm tăng vị ngọt cho món ăn cũng được xem là một trong những nguyên liệu phổ biến không tốt cho người bị chàm da, chàm bội nhiễm.

Thực phẩm chứa nhiều đường

Người bị chàm bội nhiễm không nên ăn thực phẩm chứa quá nhiều đường như: bánh ngọt, soda, sinh tố, đồ uống ngọt… Đường có thể làm tăng đột biến nồng độ insulin trong máu, kích hoạt phản ứng viêm.

chàm bội nhiễm không nên ăn gì
Ăn quá nhiều đồ ngọt có thể kích hoạt phản ứng viêm, không tốt cho người bị chàm bội nhiễm.

Gợi ý thêm: Người bị chàm môi nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi bệnh?

Thực phẩm chứa chất kích thích, các loại gia vị

Các thành phần như etanol, methanol, aldehyd, furfuroli,… trong các chất trên có thể gây ảnh hưởng đến sự chuyển hóa các chất và sức đề kháng của da. Vì vậy khi dùng thực phẩm chứa chất kích thích có thể khiến cho triệu chứng của bệnh chàm da trở nên nặng nề hơn.

Không có một chế độ ăn nào giúp loại bỏ triệu chứng bệnh chàm bội nhiễm, tuy nhiên việc tránh những thực phẩm nguy cơ có thể hạn chế khả năng bùng phát, ngăn triệu chứng bệnh tồi tệ hơn. Bài viết trên đã giới thiệu những loại thực phẩm người bị chàm bội nhiễm không nên ăn, bạn cần lưu ý hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mẹo dân gian dùng lá diếp cá trị chàm sữa

Trẻ bị chàm sữa, gây ra quấy khóc, mệt mỏi, không chịu ngủ. Phụ huynh lo lắng tìm kiếm các phương pháp chữa chàm sữa cho con vừa hiệu quả...
bệnh chàm khô là bệnh gì

Chàm khô là một bệnh như thế nào? Bệnh có chữa được không?

Chàm thường được chia thành 2 dạng là chàm khô và chàm ướt, dựa vào đặc tính của những tổn...

Lá Tắm Viêm Da Thuốc Dân Tộc Tống Tiễn Ngứa Ngáy, Ban Rát Từ Tinh Hoa YHCT

Lá Tắm Viêm Da Thuốc Dân Tộc Tống Tiễn Ngứa Ngáy, Ban Rát Từ Tinh Hoa YHCT

Lá tắm viêm da Thuốc dân tộc là công thức chuyên biệt được phối chế theo cơ chế DƯỢC DỤC...

Chàm bội nhiễm ở nhũ hoa: nguyên nhân và cách điều trị

Chàm bội nhiễm ở nhũ hoa là một trong những bệnh ngoài da đặc biệt ở phụ nữ. Tình trạng chàm...

Người bị chàm môi kiêng ăn gì, nên ăn gì để bệnh mau lành?

Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể kiểm soát và ngăn ngừa bệnh chàm môi tái phát....

Cách phân biệt bệnh chàm và hắc lào

Bệnh chàm và hắc lào khác nhau như thế nào?

Chàm và hắc lào đều là những căn bệnh da liễu phổ biến, bất cứ đối tượng nào cũng có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *