Bệnh chàm sinh dục: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh chàm sinh dục khiến da ở vùng kín bị viêm nhiễm, khô rát,  gây ngứa ngáy, khó chịu. Đây là căn bệnh khó nói khiến nhiều người xấu hổ, ngại đi khám dẫn tới bệnh tiến triển nặng. Bệnh có thể phát triển thành mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần, ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hàng ngày và tâm lý của bệnh nhân. 

bệnh chàm sinh dục
Hình ảnh bệnh chàm sinh dục

Tính đến ngày 31/10/2019 Thanh bì dưỡng can thang đã điều trị thành công cho 3597 người bệnh trong đó phần lớn là bệnh nhân mắc chàm eczema.

Bệnh chàm sinh dục là gì? Chàm sinh dục có lây không?

Chàm sinh dục là tình trạng viêm nhiễm ngoài da ở vùng kín, gây nên tình trạng mụn nước ngứa ngáy, da đỏ, khô và bong tróc khiến người bệnh khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Theo bác sĩ Vi Văn Thái (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y Dược Cổ truyền Quảng Ninh): Bệnh chàm sinh dục không lây nhiễm qua tiếp xúc hoặc khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nếu mắc căn bệnh này, người bệnh nên kiêng quan hệ để tránh làm vỡ các mụn nước và trầy xước da dễ dẫn tới nhiễm trùng và bệnh nặng hơn. 

Bệnh chàm sinh dục có nguy hiểm không?

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên chàm vẫn tồn tại nhiều mối nguy hại và ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh.

Là vùng da mỏng manh và nhạy cảm trên cơ thể, bộ phận sinh dục khi bị chàm sẽ khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn và bất tiện hơn hẳn. Nguy hiểm nhất có lẽ chính là tình trạng bệnh chàm nhiễm khuẩn. Nghĩa là khi có dấu hiệu các vết thương hở,  vi khuẩn sẽ theo cơ hội đó tấn công vào cơ thể.

Chàm sinh dục có thể khiến người bệnh bị nhiễm trùng máu, động kinh, co giật khi bị vi khuẩn, virus hoặc các loại nấm men, kí sinh tấn công.

Hơn nữa, chàm sinh dục khi chuyển sang giai đoạn nặng sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn để có thể điều trị. Bệnh sẽ để lại sẹo trong trường hợp viêm nhiễm có dịch mủ. Đồng thời khiến người bệnh mang tâm lý tự ti, e ngại vì tính thẩm mỹ của bệnh chàm.

hình ảnh bệnh chàm sinh dục
Hình ảnh bệnh chàm sinh dục ở trẻ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Chàm Sinh Dục Nữ Là Gì? Điều Trị Và Phòng Ngừa Như Thế Nào?

Nguyên nhân gây bệnh chàm sinh dục

Hiện nay các nghiên cứu vẫn chưa thể khẳng định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng chàm da vùng kín. Tuy nhiên, một số yếu tố được cho là có thể gây nên bệnh chàm sinh dục hoặc kiến bệnh trầm trọng hơn.

Các yếu tố nội sinh:

  • Di truyền: những người có người thân mắc bệnh chàm sinh dục sẽ có tỷ lệ bị chàm sinh dục cao hơn người bình thường
  • Cơ địa: khi bị rối loạn chức năng miễn dịch của da, da dễ bị tổn thương và cũng là nguyên nhân dẫn đến chàm sinh dục.
  • Căng thẳng: những bất ổn về tâm lý sẽ tác động lên da, kể cả vùng da sinh dục. Da thường xuyên nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, thậm chí là lở loét trong trường hợp người bệnh bị stress dài ngày.

Các yếu tố ngoại sinh:

  • Dị ứng tiếp xúc: tiếp xúc với các hóa chất độc hại, hóa chất thông thường như cao su, thuốc nhuộm, nước hoa, chất tẩy rửa,… đều có thể khiến da bị kích ứng.
  • Ma sát: quần lót chật, quần áo thấm hút kém hoặc được làm từ sợi tổng hợp, sợi len,… sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh chàm sinh dục.
  • Vệ sinh: thói quen vệ sinh không đúng cách, vùng kín bị trầy xước dễ tạo cơ hội để bệnh chàm sinh dục tấn công và phát triển.
  • Kích ứng: sử dụng thuốc đặc trị bệnh có thể bao gồm tác dụng phụ là xuất hiện bệnh chàm da.
chàm sinh dục là gì
Dị ứng chất liệu quần áo cũng có thể là nguyên nhân mắc bệnh chàm sinh dục

Triệu chứng bệnh chàm sinh dục

Khi xuất hiện các biểu hiện bất thường trên da ở vùng kín với những triệu chứng dưới đây, rất có thể bạn đã mắc phải căn bệnh chàm sinh dục.

  • Đỏ da: bắt đầu là những đốm phát ban dưới da. Sau đó chúng lan rộng hơn, sậm màu hơn và có thể kèm theo sưng.
  • Ngứa: dấu hiệu thường gặp nhất của chàm sinh dục chính là ngứa vùng kín. Có đôi khi ngứa sẽ kèm theo cảm giác nóng rát.
  • Nổi mụn nước: các mụn nước có chứa dịch mủ bên trong sẽ nổi trên bề mặt da tại bộ phận sinh dục. Chúng có thể sẽ vỡ ra, tạo thành vết loét và mùi hôi.
  • Bong vảy: da sau khi đỏ sẽ có dấu hiệu khô sần. Tiếp đến chính là tình trạng bong tróc lớp sừng bên ngoài.

GỢI Ý THÊM: Liệu bệnh chàm sinh dục có thể lây truyền không?

Cách chữa bệnh chàm sinh dục hiệu quả và an toàn

Bệnh chàm sinh dục dù ở nam hay nữ đều cần được điều trị sớm để loại bỏ các triệu chứng bệnh khó chịu và ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra. Người bệnh nên thẳng thắn chia sẻ với bác sĩ những triệu chứng mà mình đang gặp phải để giúp chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.

Cách chữa chàm sinh dục bằng Tây y

Tây y chủ yếu sử dụng các loại thuốc nhằm ngăn chặn sự xâm lấn của bệnh chàm và làm giảm các cơn đau. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn để dùng một hoặc nhiều các loại thuốc như:

  • Thuốc ức chế calcineurin: thuốc sẽ làm thay đổi hệ thống miễn dịch của người bệnh. Điều này sẽ làm giảm phản ứng của cơ thể đối với bệnh chàm, từ đó giảm viêm và sưng. Chúng có thể là tacrolimus hoặc pimecrolimus dùng ở dạng kem bôi ngoài da.
  • Thuốc uống: thuốc làm chậm phản ứng của hệ miễn dịch ở đường uống phổ thường được kê đơn là: azathioprine (Imuran), cyclosporine, methotrexate, mycophenolate mofetil, steroid đường uống, chẳng hạn như prednison.
  • Thuốc kháng sinh: các loại kháng sinh như cetirizine, chlorpheniramine sẽ được thêm vào liệu trình điều trị khi bị chàm sinh dục nhiễm trùng, dịch mủ.
  • Thuốc kháng histamine: các triệu chứng do bệnh chàm sinh dục gây ra có thể được thuốc kháng histamine kiểm soát để làm giảm bớt. Chúng sẽ được dùng ở dạng tiêm, dạng uống hoặc kem bôi. Thuốc kháng histamine cũng sẽ giúp bệnh nhân thư giãn, dễ ngủ hơn, không bị cơn ngứa làm phiền đến giấc ngủ nữa.
  • Kem bôi steroid: hầu hết người bệnh đều cần đến thuốc mỡ, kem bôi steroid để chống viêm da và hạn chế ảnh hưởng của chàm trên da. các chế phẩm chứa steroid mức độ vừa như eumovate, fucicort, elomest, sylana,… thường được sử dụng trong trường hợp này.
  • Bổ sung vitamin và men vi sinh: các loại thuốc bổ sung vitamin B, D, E hoặc các chất chống viêm, chống oxy hóa, men tiêu hóa probiotics sẽ được cân nhắc để thêm vào khi điều trị bệnh chàm sinh dục.
  • Thuốc tiêm: khi bệnh chàm sinh dục ở mức độ nặng hoặc cơ thể phản ứng với thuốc đường uống, bệnh nhân sẽ cần đến liệu trình dùng thuốc tiêm. Dupilumab (Dupixent) được phê duyệt là thuốc dạng tiêm có thể giúp người mắc bệnh chàm.

Khi sử dụng các loại thuốc Tây y chữa chàm sinh dục, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Không tự ý mua và sử dụng bất kỳ loại thuốc này để phòng tránh nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm.

Quang trị liệu: Là liệu pháp ánh sáng thường được sử dụng để điều trị bệnh chàm sinh dục ở mức nghiêm trọng. Một chiếc máy có chiếu tia cực tím UV sẽ được điều chỉnh để tiếp xúc với vùng kín của bệnh nhân trong thời gian nhất định. Ánh sáng UVB được sử dụng phổ biến hơn cả. Và tất nhiên, những người bị bệnh chàm đã có thể cải thiện phần nào các triệu chứng sau khi tiến hành xạ trị ánh sáng. 

Phương pháp quang trị liệu chỉ nên thực hiện tại các cơ sở y tế lớn, có uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để phòng tránh nguy cơ phỏng da hoặc tai biến nguy hiểm.

cách chữa chàm sinh dục
Hình ảnh điều trị ánh sáng tia UV

Chữa chàm sinh dục bằng phương pháp dân gian

Một số mẹo dân gian cũng được các bệnh nhân chàm sinh dục sử dụng để kiểm soát căn bệnh này như:

  • Chữa chàm sinh dục bằng lá trầu không: Dùng lá trầu không rửa sạch, cho vào nồi đun sôi, thêm một chút muối biển rồi dùng để ngâm rửa vùng kín.
  • Chữa chàm sinh dục bằng lá trà xanh: Lấy một nắm lá trà xanh rửa sạch, vò nát rồi đun sôi. Dùng nước trà xanh để ngâm rửa vùng kín.

Những mẹo dân gian kể trên chỉ có tác dụng sát khuẩn và giảm ngứa cho bệnh nhân, chứ không có công dụng điều trị bệnh chàm sinh dục. Do đó tốt nhất bệnh nhân vẫn nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị tốt nhất.

XEM THÊM: Bệnh chàm sinh dục nam: Dấu hiệu, phân loại và cách tri

Chữa chàm sinh dục bằng Đông y

Theo Đông y, chàm sinh dục cũng được xếp vào chứng bệnh viêm da mãn tính. Nguyên nhân gây bệnh là các yếu tố ngoại tà như phong hàn, phong nhiệt xâm nhập vào cơ thể, dẫn tới khí huyết rối loạn, sinh ra huyết táo không sinh dưỡng được da.

Để điều trị bệnh, Đông y đi sâu chữa từ gốc, giải quyết căn nguyên gây bệnh từ bên trong cơ thể. Từ đó chặn đứng các triệu chứng bệnh và phòng ngừa tái phát.

Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc Nam chữa chàm sinh dục hiệu quả cao, an toàn tuyệt đối

Kế thừa nguyên lý điều trị bệnh từ gốc của Y học cổ truyền, các chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã dành nhiều thời gian nghiên cứu để bào chế ra bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang, điều trị hiệu quả căn bệnh chàm, trong đó có chàm sinh dục.

Với hiệu quả vượt trội bài thuốc đã được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 giới thiệu tới đông đảo bạn xem truyền hình trong số phát sóng ngày 17/11/2019.

Báo chí đưa tin về bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang chữa bệnh chàm

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc DUY NHẤT hiện nay kết hợp đột phá 3 dạng bào chế gồm UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA mang đến phác đồ điều trị toàn diện từ trong ra ngoài.

  • Thuốc ngâm rửa: Thành phần gồm Ô liên rô, Sài đất, Hoàng liên, Xuyên tâm liên, Mò trắng… giúp làm sạch, sát khuẩn da và khoanh vùng tổn thương.
  • Thuốc bôi: Thành phần gồm: Hồng hoa, Tang bạch bì, Đương quy, Mật ong, Sa đằng tử… có công dụng giảm ngứa, chữa lành tổn thương, tái tạo và phục hồi da từ lớp biểu bì sâu.
  • Thuốc uống: Thành phần gồm Tang bạch bì, Ké đầu ngựa, Bạch linh, Kim ngân hoa, Thổ phục linh, Dạ dao đằng, Huyết đằng, Sa sâm, Bồ công anh, Đan sâm…  giúp giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, trừ phong, ổn định cơ địa, tăng sức đề kháng để điều trị bệnh từ bên trong.
3 chế phẩm của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang
3 chế phẩm của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang

Bài thuốc nổi danh không chỉ bởi công thức thành phần tối ưu và nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp điều trị khác như:

  • Thành phần từ 100% thảo dược sạch tự nhiên, đạt chuẩn GACP-WHO an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Dược liệu được thu hái trực tiếp từ các vườn chuyên canh chất lượng cao do Trung tâm Thuốc dân tộc gieo trồng và phát triển.
  • Bài thuốc có tính linh hoạt cao, tùy vào thể trạng và cơ địa riêng của mỗi bệnh nhân có thể gia giảm vị thuốc cho phù hợp. Vì thế bài thuốc sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có cả trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Các chế phẩm của bài thuốc được bào chế tiện lợi, đun sắc sắn giúp người bệnh tiết kiệm tối đa thời gian, công sức.

Với tính ưu việt và toàn diện, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang cho hiệu quả cao trong điều trị bệnh chàm sinh dục với tỷ lệ thành công lên đến 95%. Tính đến tháng 10/2019 đã có 3597 bệnh nhân điều trị thành công nhờ bài thuốc này.

Để được chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh và nhận tư vấn phác đồ điều trị thích hợp, bệnh nhân có thể chụp ảnh vùng da bị bệnh gửi về cho các bác sĩ của Trung tâm, kèm theo mô tả chi tiết triệu chứng.

Chăm sóc da vùng kín tại nhà để việc điều trị đạt hiệu quả cao

Chàm sinh dục rất dễ phát triển thành bệnh chàm mãn tính và kèm theo tái phát nhiều lần. Bởi những đặc tính như ẩm ướt, cấu trúc da mỏng manh,… mà vùng kín là nơi dễ phải đối mặt với bệnh chàm hơn cả. Chàm ở háng, chàm bìu ở nam giới là các dạng chàm dễ gặp nhất.

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, người bệnh cần tập trung thêm vào việc chăm sóc, khôi phục lại sức khỏe miễn dịch của làn da hơn là chỉ dựa vào các chăm sóc y tế thông thường. Một số biện pháp chăm sóc tại nhà mà bạn nên áp dụng như:

  • Giữ ẩm: giữ ẩm bằng kem dưỡng hoặc các loại dầu thực vật như dầu dừa, sáp ong, dầu olive,… có thể cải thiện tình trạng da của bạn. Giữ ẩm sẽ giúp tránh được việc làn da khô căng, sần sùi và bong tróc, hạn chế nứt nẻ, chảy máu,…
  • Tẩy tế bào chết: dùng muối biển hoặc hỗn hợp đường nâu+mật ong để tiến hành làm sạch da 1 tuần/lần sau lần điều trị chàm sinh dục là việc cần thiết. Chúng sẽ giúp nâng cấp quá trình hydrat hóa da, làm tăng chức năng của hàng rào bảo vệ da. Bạn có thể sử dụng thêm các loại tinh dầu có tính sát khuẩn giảm viêm tốt như bạc hà, cúc la mã, tràm trà, sả chanh, cam thảo,…
  • Máy tạo ẩm: sử dụng máy tạo ẩm trong môi trường điều hòa hoặc thời tiết khô hanh sẽ giúp làm giảm ngứa cho người bị chàm. Tuy nhiên nếu bệnh chàm đã phát triển thành mụn nước, nên cân nhắc thêm về việc sử dụng máy tạo độ ẩm không khí.
  • Cải thiện bữa ăn: những bữa ăn giàu dinh dưỡng và thân thiện với làn da sẽ mang lại nhiều hữu ích trong việc cải thiện sức khỏe. Hỏi bác sĩ dinh dưỡng về các nhóm thực phẩm cần cân đối và bổ sung.
  • Chọn quần áo: lựa chọn các loại chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt như cotton sẽ tốt hơn cho người bị chàm sinh dục. Hơn nữa, thay đổi quần lót mới mỗi 3 tháng/lần, tránh mặc quần bó sát chật chội sẽ mang lại nhiều lợi ích khi ngăn ngừa chàm tái phát.
  • Giữ vệ sinh: đừng quên làm sạch vùng kín với nước ấm và sử dụng kem dưỡng ẩm sau đó. Dùng khăn mềm để lau khô nước, tránh chà xát mạnh vì sẽ làm trầy xước da.
  • Cắt móng tay gọn gàng: không để móng tay dài, dũa các cạnh móng cho tròn bằng để tránh gãi ngứa làm tổn thương làn da.
  • Học cách làm bản thân thoải mái: chơi thể thao, luyện yoga hoặc thư giãn mỗi ngày sẽ giúp giảm tối đa khả năng chàm quay trở lại do căng thẳng.
  • Sinh hoạt tình dục: hỏi bác sĩ về chuyện vợ chồng cũng như tần suất sinh hoạt thích hợp. Đừng quên quan hệ lành mạnh, an toàn để đảm bảo sức khỏe, tránh cho bệnh chàm sinh dục có cơ hội phát triển và tấn công.
cách chữa bệnh chàm sinh dục
Yoga: môn thể thao có thể thư giãn tinh thần, giảm stress hiệu quả nhất

Trên đây là những thông tin hữu ích về căn bệnh chàm sinh dục. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết sớm các triệu chứng chàm sinh dục và tìm được phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn nhất.

ThuocDanToc.vn chỉ mang đến các thông tin có tính chất tham khảo, không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TIN NÊN XEM:

Bệnh chàm sữa ở trẻ: nguyên nhân, dấu hiệu & cách trị

Chàm sữa hay gọi cách khác là viêm da cơ địa ở trẻ em. Đây là bệnh da liễu thường...

Bệnh ghẻ chàm hóa và cách điều trị

Bệnh ghẻ chàm hóa là một trong những dạng ghẻ tiến triển kéo dài do không được can thiệp và...

Bệnh chàm bội nhiễm: nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Chàm là một trong những bệnh ngoài da phổ biến, không nguy hiểm. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển thành...

chàm bội nhiễm ở phụ nữ mang thai

Cách chữa chàm bội nhiễm ở bà bầu an toàn cho cả mẹ và bé

Chàm bội nhiễm trong giai đoạn mang thai là một tình trạng khá phổ biến. Bệnh không những ảnh hưởng...

Bệnh chàm khô có lây nhiễm không?

Bệnh chàm khô có lây nhiễm không?

Từ thắc mắc: "Bệnh chàm khô có lây nhiễm không?" của nhiều bạn đọc, chúng tôi đã có cuộc trao đổi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.