Bệnh chàm vi khuẩn (vi trùng) là bệnh gì, có chữa được không?
Bệnh chàm vi khuẩn xảy ra khi có sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn hoặc nấm vào vết thương. Hầu hết bệnh chàm vi khuẩn đều gây ra dấu hiệu nhiễm trùng, làm việc điều trị sẽ mất thêm nhiều công sức và thời gian. Chàm vi khuẩn có thể tiềm ẩn nhiều nguy hại bởi các biến chứng do nhiễm trùng xảy ra.
Bệnh chàm vi khuẩn là gì?
Bệnh chàm là một loại viêm da có thể gây ra các triệu chứng phát ban đỏ ngứa đến viêm loét. Các vết loét mở – đặc biệt là từ vết trầy xước có thể tạo điều kiện cho phép virus, vi khuẩn hoặc nấm men xâm nhập gây ra bệnh chàm vi khuẩn. Một cách gọi khác của bệnh chàm vi khuẩn là bệnh chàm nhiễm trùng.
Hình ảnh chàm vi khuẩn
Dưới đây là hình ảnh của một số ca bệnh được ghi nhận về trường hợp nhiễm trùng.
Xem thêm: Chàm bội nhiễm ở người lớn – Chẩn đoán và cách điều trị
Nguyên nhân gây bệnh chàm vi khuẩn
Bệnh chàm nhiễm trùng thường gặp ở những người thường xuyên bị viêm loét. Tuy nhiên không phải trường hợp bị chàm da nào cũng xảy ra tình trạng nhiễm trùng. Ngược lại, chỉ khi virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào vết thương tại vị trí phát bệnh chàm mới biến chứng thành chàm vi khuẩn.
Một số vi khuẩn có thể là yếu tố gây ra bệnh chàm nhiễm trùng là:
- Staphylococcus aureus: nhiễm tụ cầu khuẩn sẽ làm bệnh chàm lây lan nhanh hơn, thời gian lành bệnh lâu hơn và gặp nhiều khó khăn hơn so với thông thường.
- Nhiễm nấm, kí sinh: giun đũa là nguồn nhiễm nấm phổ biến gây bệnh chàm.
- Virus herpes: những người mắc bệnh về da do virus herpes có tỷ lệ lây nhiễm và tái phát cao.
Cách nhận biết bệnh chàm vi khuẩn
Các dấu hiệu của bệnh chàm vi khuẩn thường gặp gồm có:
- Ngứa nặng
- Nóng rát da càng thêm trầm trọng
- Da phồng rộp, viêm sưng
- Xuất hiện mụn nước dày đặc
- Chảy dịch mủ trắng hoặc vàng, có mùi hôi
- Cảm giác đau đớn.
Nhiễm trùng cũng có thể gây sốt và ớn lạnh – một số triệu chứng tương tự dễ nhầm lẫn của bệnh cúm.
Gợi ý: Bệnh chàm mãn tính là như thế nào? Những lưu ý phải nhớ
Chàm vi khuẩn có lây không?
Bản thân bệnh chàm không phải là bệnh truyền nhiễm. Hầu hết trường hợp lây nhiễm chàm gần như là không có. Tuy nhiên một số nguyên nhân gây nhiễm trùng có thể là tác nhân truyền nhiễm như tiếp xúc với herpes.
Nói cách khác, chàm vi khuẩn có thể tiềm ẩn nguy cơ lây lan khi người bệnh được xác định nguy cơ nhiễm trùng do virus herpes hoặc nhiễm một số nấm men, kí sinh có khả năng lây truyền.
Biến chứng có thể gặp của bệnh chàm vi khuẩn
Bệnh chàm vi khuẩn là một biến chứng của bệnh chàm. Tuy nhiên nó vẫn có thể gây ra các nguy hại về sức khỏe khác như:
- Bệnh chàm kéo dài
- Tăng triệu chứng chàm: ngứa rát, viêm đỏ, phồng rộp da,…
- Để lại sẹo
Một số biến chứng nguy hiểm hơn có thể kể đến là:
- Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn: trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra nhiễm trùng máu.
- Nhiễm trùng do nhiễm giun đũa: tác động đến thần kinh, gan và da (khối u não, ga to, thiếu máu kéo dài, …)
- Nhiễm trùng do virus herpes: gây viêm loét trên da thêm tồi tệ, làm suy yếu hệ miễn dịch, tạo cơ hội cho HIV, giang mai,… xâm nhập. Nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến mù lòa hoặc tử vong.
Xem ngay: Bệnh chàm đồng tiền – Nguyên nhân & cách điều trị
Cách chữa bệnh chàm vi khuẩn
Điều trị bệnh chàm nhiễm trùng sẽ phụ thuộc vào loại nhiễm trùng hiện tại. Vì vậy khi xuất hiện các dấu hiệu của chàm vi khuẩn, người bệnh nên sắp xếp cuộc hẹn với bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt.
Dùng thuốc điều trị
Tại cuộc hẹn của bạn, bác sĩ sẽ xem xét làn da và thực hiện xét nghiệm bằng cách lấy mẫu da để xác định nguyên nhân nhiễm trùng. Sau đó bạn sẽ được chỉ định loại thuốc thích hợp.
- Virus: Nếu nguyên nhân nhiễm trùng là do virus, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng virus.
- Vi khuẩn: Trong trường hợp nhiễm khuẩn, các bác sĩ có thể buộc lòng phải sử dụng kháng sinh đường uống hoặc đường tiêm để tiêu diệt vi khuẩn. Đồng thời sử dụng kem steroid có thể làm giảm sưng đỏ và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trên bề mặt da.
- Nhiễm nấm men, kí sinh: Tương tự. Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng kem chống nấm hoặc thuốc diệt kí sinh tương ứng.
Hỗ trợ điều trị bệnh
Khi ngày càng có nhiều trường hợp được ghi nhận về khả năng kháng thuốc thì áp dụng một số biện pháp tự nhiên là một phương án khá phù hợp. Bệnh nhân có thể xem xét một vài gợi ý sau đây và hỏi thêm ý kiến bác sĩ về việc bổ sung chúng trong liệu trình điều trị chàm vi khuẩn cá nhân.
- Men vi sinh: hỗ trợ đường tiêu hóa, giảm bớt các tác dụng phụ bị gây ra bởi kháng sinh.
- Xà phòng tự nhiên và các kem dưỡng da, làm mềm, giảm viêm.
- Thảo dược đường uống: tăng cường sức khỏe và nâng cao hiệu quả diệt trừ nhiễm trùng.
- Tinh dầu và muối để tắm: loại bỏ sự nhiễm trùng trên bề mặt da.
Tuy nhiên còn cần nghiên cứu thêm về tác dụng chính xác của các phương pháp này. Chúng chỉ nên được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ, không thể thay thế hoàn toàn việc điều trị chính thức từ phác đồ của bác sĩ chuyên môn.
Phòng ngừa chàm vi khuẩn
Bất kỳ vùng da nào cũng có thể xảy ra tình trạng nhiễm trùng: chàm môi, chàm bìu ở nam giới, chàm sinh dục nam và nữ,…Nhằm đảm bảo chàm da không thể phát triển thành bệnh chàm vi khuẩn, người bệnh nên tuân theo một vài chú ý như:
- Giảm các vết thương trầy xước trên vùng da phát chàm. Tốt nhất là tránh gãi da và cắt móng tay gọn gàng
- Giữ cho da luôn sạch sẽ, khô thoáng và đủ độ ẩm.
- Chú ý đến khẩu phần ăn và tránh xa các yếu tố có thể làm nặng thêm triệu chứng của bệnh chàm: dị ứng, nhiệt độ, đổ mồ hôi, …
- Tuân theo kế hoạch điều trị được điều trị để quản lý và giảm bớt tình trạng bệnh chàm.
Thời gian điều trị bệnh chàm vi khuẩn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và loại nhiễm trùng tương ứng. Bạn sẽ nhận thấy sự cải thiện đáng kể sau vài ngày khi bước vào quá trình điều trị chàm nhiễm trùng. Cần biết rằng điều trị nhiễm trùng không đồng nghĩa với việc không có nguy cơ tái phát bệnh chàm vi khuẩn trong tương lai. Ngược lại, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc hợp lí sẽ là phương án phù hợp để để ngăn chặn chàm nhiễm trùng quay trở lại.
Có thể bạn quan tâm:
- Chàm Sinh Dục Nữ: Dấu hiệu và cách phòng chống bệnh
- Bệnh Chàm Tổ Đỉa: Có nguy hiểm không? Cách chữa
ThuocDanToc.vn chỉ mang đến các thông tin có tính chất tham khảo, không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!