Bệnh chàm dị ứng ở trẻ: Những điều mẹ cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chàm dị ứng có thể xuất hiện dưới dạng các mảng đỏ, giòn trên da của trẻ. Chàm dị ứng rất phổ biến và có thể điều trị nếu trẻ được thăm khám và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa. Chàm dị ứng ở trẻ thường tồn tại trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên, trong một số trường hợp vẫn không mất đi khi đã đến tuổi trưởng thành. 

bệnh chàm dị ứng là gì
Bệnh chàm dị ứng ở trẻ là gì?

Bệnh chàm dị ứng là gì?

Bệnh chàm dị ứng là tình trạng da khô, ngứa, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ trong suốt thời gian mắc bệnh. Chàm da dị ứng có xu hướng phát triển các tình trạng như hen suyễn và sốt, da khô đỏ nứt nẻ, thậm chí là chảy dịch, chảy máu.

Nguyên nhân gây ra chàm dị ứng

Chưa có nghiên cứu chính thức về nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm dị ứng ở trẻ. Nhưng rất có thể chàm dị ứng xuất hiện do sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường. Cần nhớ là bệnh chàm không truyền nhiễm.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nhiều khả năng phát triển bệnh chàm nếu các thành viên khác trong gia đình từng có tiền sử mắc bệnh chàm, sốt cỏ khô hoặc hen suyễn. Theo đó, khi bị chàm dị ứng, trẻ có thể sẽ mắc thêm bệnh sốt cỏ khô hoặc hen suyễn.

Đôi khi bệnh chàm dị ứng xảy ra do sự kích ứng da do hóa chất, chẳng hạn như xà phòng tắm, chất tẩy rửa quần áo, môi trường ô nhiễm hoặc thời tiết, dị ứng thức ăn,…

chàm dị ứng ở trẻ
Những nguyên nhân gây ra chàm dị ứng ở trẻ: yếu tố gen di truyền hoặc yếu tố môi trường

Một yếu tố nữa được tin rằng có thể là nguyên nhân gây ra chàm dị ứng nằm ở làn da của trẻ. Bị chàm dị ứng có nghĩa là hàng rào bảo vệ da của trẻ không hoạt động tốt như bình thường, khiến da của trẻ trở nên khô sạm, dễ bị nhiễm trùng và dễ bị các chất gây dị ứng xâm nhập. Điều này sẽ gián tiếp khiến tình trạng chàm dị ứng trở nên tồi tệ hơn.

Điều gì khiến chàm dị ứng thêm tồi tệ?

Ở mỗi bé, nguyên nhân bị chàm dị ứng có thể sẽ khác nhau nhưng những tác nhân khiến chàm trở nên trầm trọng có thể là:

  • Da khô: nó sẽ làm trẻ cảm thấy ngứa rát hơn. Độ ẩm thấp, không khí khô hanh là nguyên nhân khiến làn da bị khô
  • Chất kích thích: chất liệu quần áo dễ kích ứng, nước hoa, xà phòng, khói thuốc lá, bụi bẩn,… đều là tác nhân kích hoạt triệu chứng chàm dị ứng ở trẻ thêm trầm trọng.
  • Nhiệt và mồ hôi: cả hai có thể khiến cảm giác ngứa ngáy, đau đớn của chàm trở nên tồi tệ hơn.

Tiến triển của chàm dị ứng ở trẻ

Hình dạng, vị trí và tình trạng chàm dị ứng thường thay đổi khi trẻ sơ sinh lớn lên. Nổi bật nhất là ở vùng má, trán và da đầu trong vài tháng đầu đời. Trẻ sẽ thường khóc quấy và làn da ửng đỏ hơn so với trẻ thông thường.

Chàm dị ứng có thể xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể. Khi trẻ bắt đầu bước vào thời gian bò (6-12 tháng) thì chàm dị ứng cũng có thể ảnh hưởng đến khuỷu tay lẫn đầu gối. Đây là các vùng da thường xuyên phải cọ xát trên mặt đất trong quá trình trẻ học bò, dễ gây ra trầy xước và nhiễm trùng da.

Sau khoảng 2 tuổi, vết chàm dị ứng có thể trở nên khô hơn, to hơn và dày hơn. Nó cũng có thể xuất hiện xung quanh miệng và mí mắt, phía sau đầu gối, cổ tay, mắt cá chân, bàn tay.

chàm dị ứng thời tiết
Hai má, khóe miệng, mắt là những vùng dễ gặp phải dấu hiệu chàm dị ứng

Một số triệu chứng để nhận biết chàm dị ứng có thể kể đến như:

  • Da dày, sần và thô ráp
  • Da đỏ ửng và sưng
  • Vùng da mí mắt và xung quanh mắt tối sạm
  • Da quanh miệng, mắt, tai hoặc khu vực bị chàm dị ứng bị thay đổi.

Cần cho trẻ đến gặp bác sĩ khi xuất hiện các biểu hiện trên hoặc cho trẻ làm kiểm tra khi gia đình có tiền sử mắc bệnh chàm da dị ứng, hen suyễn.

Cách chữa bệnh chàm dị ứng

Điều trị bệnh chàm dị ứng có thể giúp giảm các triệu chứng và cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên rất khó để có thể chắc chắn rằng chàm dị ứng sẽ không quay trở lại, tái phát.

Thuốc chữa chàm dị ứng

Việc điều trị chàm dị ứng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu trẻ bị chàm dị ứng mức độ nhẹ, các mẹ có thể được khuyên dùng sử dụng kem làm mềm, thuốc mỡ hoặc điều trị liệu trình kem steroid trong thời gian ngắn để giúp trẻ.

Có rất nhiều loại kem dưỡng ẩm hoặc chất làm mềm có sẵn sẽ hỗ trợ giảm bớt cảm giác khô rát, đỏ ửng trên làn da. Các loại kem này sẽ phải sử dụng cho trẻ một thời gian dài và thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa da bị khô quá nhiều.

Ngoài ra, trẻ bị chàm dị ứng sẽ được kiến nghị điều trị bằng kem steroid (corticosteroid tại chỗ) 2 lần/ngày. Tuy nhiên để ngăn ngừa tác dụng phụ là làm mỏng da nếu sử dụng trong thời gian dài, các mẹ cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

thuốc chữa chàm dị ứng
Sử dụng kem làm mềm da, thuốc mỡ hoặc kem bôi dưới sự chỉ định của bác sĩ

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng có thể đề nghị cho trẻ sử dụng các loại thuốc như:

  • Thuốc kháng histamine
  • Thuốc kháng sinh, kháng vi-rút hoặc thuốc chống nấm cho nhiễm trùng da
  • Thuốc uống ức chế hệ miễn dịch
  • Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ, là thuốc không steroid kiểm soát viêm

Chàm dị ứng kiêng gì?

Nhằm giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn và rút ngắn thời gian điều trị chàm dị ứng ở trẻ, các mẹ đừng quên phải có cho mình các kiến thức chăm sóc trẻ phù hợp.

Bằng cách lưu ý đến những vấn đề sau, chàm dị ứng có thể được cải thiện tối đa

  • Nuôi con bằng sữa mẹ: cho trẻ uống sữa mẹ ít nhất trong 4 tháng đầu đời (Tốt nhất là 6 tháng) sẽ làm tăng hệ miễn dịch, làm giảm nguy cơ mắc bệnh chàm dị ứng và các bệnh lý khác.
  • Ghi chú: sử dụng sổ để ghi chép lượng thức ăn và loại thực phẩm trẻ bổ sung hằng ngày là cách tốt nhất để quản lý tình trạng dị ứng. Một số nguyên nhân gây ra chàm dị ứng có liên quan đến việc dị ứng thực phẩm: sữa bò, đậu, hải sản,…
  • Khẩu phần ăn: thảo luận với bác sĩ về kế hoạch chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, phù hợp cho trẻ.
  • Chất liệu: quần áo, chăn gối của trẻ cần được sử dụng loại chất liệu từ cotton thoáng mát, tránh sợi len hoặc sợi tổng hợp.
  • Vệ sinh: quan tâm đến môi trường sinh hoạt và điều kiện vệ sinh của trẻ. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi để ngăn ngừa chàm dị ứng.
  • Dưỡng ẩm: sử dụng máy lọc không khí, máy tạo độ ẩm và kem dưỡng ẩm có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, giúp làn da của trẻ được chăm sóc và cung cấp độ ẩm tự nhiên.
chàm dị ứng kiêng gì
Giữ cho trẻ có tâm trạng vui vẻ, thoải mái
  • Hạn chế hóa phẩm tạo mùi làm sạch: các loại xà phòng, bột giặt chứa nhiều thành phần tạo màu, tạo mùi đều làm tăng khả năng mắc bệnh chàm dị ứng ở trẻ. Bạn có thể thay bằng các sản phẩm có nguồn gốc lành tính, tự nhiên.
  • Cắt ngắn móng tay: giữ cho móng tay, bàn tay của trẻ luôn sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng, trầy xước.
  • Liên hệ với bác sĩ: đến gặp bác sĩ khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu của chàm dị ứng và tuân theo hướng dẫn trong quá trình điều trị.

Để giúp chăm sóc và bảo vệ trẻ khỏi chàm dị ứng, các mẹ có thể tham khảo thông tin trên đây và trao đổi trực tiếp cùng các chuyên gia y tế.

ThuocDanToc.vn chỉ mang đến các thông tin có tính chất tham khảo, không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

bệnh chàm ở háng có lây không

Bệnh chàm ở háng là bệnh gì, có lây không?

Chàm được biết đến là một bệnh về da thường bùng phát mạnh ở những khu vực có nếp gấp như bên trong khuỷu tay, sau đầu gối và háng....
Bệnh tổ đỉa là tình trạng mụn nước xuất hiện ở vùng da lòng bàn tay, lòng bàn chân gây ngứa rát, bong tróc da.

Bệnh tổ đỉa có di truyền sang đời sau không?

Bệnh tổ đỉa là một dạng đặc biệt của bệnh chàm (eczema). Bệnh tổ đỉa không lây lan nhưng có...

Bệnh chàm bìu có lây không bác sĩ?

Bệnh chàm bìu có lây không bác sĩ?

Câu hỏi "bệnh chàm bìu có lây không?" luôn là nỗi lo của nhiều nam giới. Với các triệu chứng...

Bệnh chàm khô có lây nhiễm không?

Bệnh chàm khô có lây nhiễm không?

Nhiều người thắc mắc liệu bệnh chàm khô có lây nhiễm hay không, đặc biệt khi tiếp xúc gần gũi...

Bệnh chàm

Phân biệt vảy nến, chàm và viêm da cơ địa

Bệnh vảy nến, chàm và viêm da cơ địa đều có điểm chung là xuất hiện trên bề mặt da,...

Bí kíp trị chàm sữa bằng lá trầu không đúng cách

Lá trầu không có công dụng điều trị nhiều bệnh ngoài da, trong đó có bệnh chàm sữa. Bên cạnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *