Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người là bị gì? Cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người khiến cho nhiều phụ huynh hoang mang, lo lắng. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số vấn đề như phát ban, viêm da, dị ứng,…Ngoài ra, mẩn đỏ cũng là triệu chứng kèm theo của nhiều bệnh lý khác nhau. 

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người là bị gì?
Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người là bị gì?

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người là bị gì?

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người có thể nói là tình trạng khá phổ biến. Dưới đây là một số vấn đề ảnh hưởng làm khởi phát hiện tượng này:

Tình trạng mề đay, mẩn ngứa

Nổi mề đay là một trong những nguyên do khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người. Lúc này, trên người trẻ sẽ xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, gây ngứa ngáy. Tuy nhiên, tình trạng sẽ cải thiện sau đó vài giờ hoặc vài ngày nếu bố, mẹ biết cách giữ vệ sinh và chăm sóc da bé đúng cách. 

→Xem thêm: Nổi mề đay ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người là bị gì?
Mề đay là nguyên nhân khiến cơ thể trẻ xuất hiện nhiều mẩn đỏ

Trẻ bị mụn trứng cá

Mụn trứng cá không chỉ xuất hiện ở đội tuổi trẻ dậy thì mà còn cả giai đoạn trẻ nhũ nhi. Chúng hình thành trên mặt hoặc cơ thể trẻ. Hầu hết những nốt mụn thường không gây sốt ở trẻ nhỏ mà chỉ khiến vùng da tổn thương bị sưng, đỏ. Ngoài ra, mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh không gây ngứa cho da bé.

Rôm sảy ở trẻ nhỏ

Rôm sảy ở trẻ nhỏ là tình trạng khá phổ biến, hầu như em bé nào cũng trải qua một lần trong đời. Bệnh khiến da bé xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, gây ngứa ngáy, đôi khi còn có cả mụn nước. Chúng xuất hiện nhiều ở khu vực cổ, tay, ngực, háng, nách, lưng,….

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người là bị gì?
Tình trạng rôm sảy khá phổ biến ở trẻ em

Sốt phát ban ở trẻ

Sốt phát ban cũng là một trong những tác nhân khiến cho có thể trẻ nổi nhiều mẩn đỏ. Những cơn sốt nhẹ có thể xuất hiện, nhiệt độ từ 37.5 độ C cho đến 38 độ C. Một số trường hợp khác, trẻ có thể sốt phát ban với nhiệt độ lên đến 39.4 độ C. Bệnh có thời gian ủ trong cơ thể bé khoảng 1 tuần trước khi bùng phát.

Một số triệu chứng sốt phát ban giúp bố, mẹ sớm nhận biết như: Sốt, da nổi nhiều nốt ban đỏ. Các nốt ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai trẻ, sau đó lan rộng ra khắp cơ thể. Khi chúng biến mất có thể gây ra nhiều vết thâm trên người trẻ. 

Nhiễm nấm ngứa

Một số loại nấm có thể xâm nhập gây hại cho da bé như microsporum canis, microsporum audouinii, trichophyton tonsurans. Chúng khiến bề mặt da trẻ xuất hiện các nốt mẩn đỏ, nhưng không gây sốt. Tình trạng nấm ngứa có thể nhanh chóng lây lan thông qua các đồ dùng cá nhân của trẻ.

Ngoài mẩn ngứa, trẻ còn có thêm một số triệu chứng cụ thể khác như: Nốt mẩn đỏ có hình bầu dục, có vảy, chúng dần lớn lên theo thời gian; Vùng da tổn thương ngứa ngáy, khó chịu, một số trường hợp da còn bị bong tróc như vảy, gàu. 

Tình trạng giãn mao mạch

Trẻ bị nổi nhiều mẩn đỏ khắp người có thể do hiện tượng giãn mao mạch gây ra. Giãn mao mạch hình thành khi hệ thống mạch máu bị giãn nở quá mức dưới da, hay gọi là tình trạng xuất huyết dưới da làm cho da bé trở xuất hiện nhiều vết đỏ.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người là bị gì?
Giãn mao mạch dưới da khiến cơ thể trẻ xuất hiện nhiều đốm mẩn đỏ

Khi gặp phải tình trạng giãn mao mạch, trẻ sẽ có một số triệu chứng sau đây, bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết khi:

  • Trên da bé xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ.
  • Khi ấn tay vào chúng gần như biến mất. Tuy nhiên, khi thả tay ra, mẩn đỏ lại trở lại trạng thái ban đầu.
  • Da bé trở nên sẫm màu hơn, đôi khi có vài trường hợp sắc tố da bị thay đổi theo hiện tượng giãn mao mạch.

Bệnh chàm

Bệnh chàm hay còn gọi là Eczema là một dạng bệnh lý da liễu thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Triệu chứng của bệnh điển hình là tình trạng mẩn đỏ trên da, ở những vị trí như mặt, khuỷu tay hay đầu gối. Một số trường hợp, trẻ em bị bệnh chàm còn có các biểu hiện khác như nhiễm trùng hoặc bong tróc lớp da vảy vàng, giòn.

Bệnh chốc lở

Chốc lở cũng là một trong số các nguyên do khiến cơ thể trẻ xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ. Đây là tình trạng nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em, bệnh có khả năng lây lan rộng trên các vùng da cơ thể. Sau một thời gian, những nốt mẩn đỏ có thể hình thành mủ, bên ngoài có lớp vảy màu vàng.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người là bị gì?
Các nốt chốc lở sau khi lành có thể để lại thâm sẹo trên người trẻ

Bệnh hồng ban ở trẻ nhỏ

Bệnh hồng ban ở trẻ em hình thành khi cơ thể trẻ bị virus gây hại tấn công, gây nên tình trạng nhiễm trùng đối với một số bé có cơ địa mẫn cảm. Lúc này, trên da trẻ xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ. Những vết đỏ này có thể lan rộng khắp các vùng da trên người nhưng không gây ngứa ngáy..

Dị ứng thời tiết, thực phẩm

Còn một nguyên nhân nữa khiến da trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người đó là do tình trạng dị ứng. Cơ thể trẻ nhỏ khá nhạy cảm, mềm yếu nên có thể bị nhiều tác nhân bên ngoài xâm nhập, gây hại. Trong đó, một số yếu tố ảnh hưởng như thời tiết thay đổi, do ăn phải thực phẩm gây dị ứng.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người là bị gì?
Với những bé có cơ địa mẫn cảm rất dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên bên ngoài

Khi cơ thể trẻ bị kích thích sẽ có một số biểu hiện ngoài da như xuất hiện nhiều nốt đỏ, rát, kèm theo ngứa. Một số trường hợp, dị ứng còn gây ra tình trạng nóng sốt cho trẻ, khiến bé mệt mỏi, chán ăn, da trở nên khô và bong tróc. Chúng sẽ thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày sau khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Mức độ nguy hiểm khi trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người

Nổi nhiều mẩn ngứa trên da tuy không nguy hại trực tiếp tính mạng trẻ nhưng một số trường hợp, mẩn ngứa, đỏ rát kéo dài có thể gây ra nhiều hệ lụy như:

  • Mẩn đỏ xuất hiện khiến da bé trở nên mất thẩm mỹ. Thậm chí, một số trường hợp khi chúng biến mất còn để lại thâm hay sẹo cho làn da trẻ.
  • Nếu không được điều trị đúng cách, những nốt đỏ có thể dẫn đến viêm nhiễm nghiêm trọng.

Trường hợp mẩn đỏ xuất hiện do các bệnh da liễu hoặc dị ứng có thể thuyên giảm nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày. Thế nhưng, nếu mẩn đỏ bùng phát do bệnh truyền nhiễm, thời gian lưu trú trên da kéo dài, phụ huynh nên đưa con em đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị. Thông thường, can thiệp sau 5 ngày đến 1 tuần tình trạng sẽ cải thiện.

Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Như đã đề cập, tình trạng nổi mẩn đỏ trên người trẻ có thể tự biến mất sau vài ngày hoặc chỉ trong vài giờ sau khi chúng xuất hiện. Tuy nhiên, phụ huynh cũng không nên chủ quan, bởi tình trạng này có thể là dấu hiệu của những vấn đề nguy hại hơn. Đưa con đi thăm khám y tế khi trẻ xuất hiện các biểu hiện sau:

  • Da xuất hiện nhiều nốt đỏ, kèm theo đó là mụn nước, đôi khi là mủ viêm.
  • Bé khóc thường xuyên, quấy khóc nhiều vào ban đêm.
  • Những nốt đỏ không có biểu hiện thuyên giảm mà ngày càng trở nên dày đặc.
  • Mẩn đỏ xuất hiện rồi biến mất, rồi lại tái phát liên tục. Kèm theo đó, bé có biểu hiện sốt cao bất thường.
  • Da có tình trạng nhiễm trùng, tổn thương càng ngày càng lan rộng.
    Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
    Đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi da bé xuất hiện nhiều mẫn đỏ kèm theo biểu hiện bất ổn

Thông qua thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất. Bố mẹ không nên tự ý mua và cho con sử dụng thuốc tân dược khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt đối với những bé nhũ nhi, cần có sự theo dõi của người có chuyên môn để tránh xảy ra rủi ro không mong muốn.

Tham khảo ngay: Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa: Nguyên nhân, cách trị

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người điều trị như thế nào?

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người cần được thăm khám và điều trị.  Dưới đây là một số phương pháp điều trị, bạn đọc có thể tham khảo:

Giảm ngứa ngáy, mẩn đỏ khắp người trẻ bằng mẹo dân gian

Sử dụng một số loại thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện tình trạng mẩn đỏ nổi khắp người trẻ được nhiều người lựa chọn. Bởi, những nguyên liệu thiên nhiên đảm bảo được độ lành tính, an toàn cho da bé, không gây ra tác dụng phụ như thuốc tân dược. Một số mẹo đơn giản như:

  • Sử dụng lá trà xanh: Lấy một nắm lá trà xanh, đun với 500ml nước. Sau đó sử dụng nước lá trà đã nấu pha với nước mát, đảm bảo độ ấm để tắm cho bé hàng ngày.
  • Sử dụng lá khế: Hái một nắm lá khế, rửa sạch sau đó giã nát. Cho vào một ít muối, sau đó đắp hỗn hợp lá khế và muối lên khu vực bị mẩn đỏ. Sau 15 phút thì rửa lại da bé với nước sạch.
  • Chườm nóng: Mẹ sử dụng một chiếc khăn sạch, thấm nước ấm, vắt khô và chườm trực tiếp lên vùng da đang khó chịu của trẻ. Thực hiện cho đến khi thấy con giảm cảm giác ngứa ngáy. 
Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người điều trị như thế nào?
Mẹo dân gian phù hợp cho tình trạng mẩn đỏ nhẹ, tuy nhiên cần phải kiên trì thực hiện

Lưu ý: Mẹo dân gian chỉ phù hợp cho tình trạng mẩn đỏ khắp người không gây sốt hay các triệu chứng bất thường khác kèm theo.

Điều trị mẩn đỏ khắp người trẻ bằng thuốc Tây

Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng để cải thiện tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bố mẹ nên tham vấn ý kiến của người có chuyên môn:

  • Thuốc bôi chứa corticoid: Chỉ được sử dụng với trường hợp nặng, dùng trong thời gian dài có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng cho trẻ. 
  • Thuốc kháng histamin: Thông thường, thuốc dạng này sẽ được chỉ định cho trường hợp trẻ bị dị ứng hoặc gặp các vấn đề tự miễn.
  • Kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm có tác dụng thúc đẩy quá trình liền sẹo, làm vết thương trên da trẻ mau chóng phục hồi. Do đó, bố mẹ có thể tham khảo một số sản phẩm lành tính với da bé, chứa các thành phần vitamin như C, E, D hoặc B5,…

Một vài lưu ý khi trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp khắc phục tình trạng mẩn đỏ khắp người cho trẻ, bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Tránh để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như lông vật nuôi, phấn hoa, bụi
  • Lựa chọn cho con những bộ quần áo phù hợp với thời tiết, chất liệu thấm hút tốt, rộng rãi.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tránh cho con ăn những loại thực phẩm gây kích thích
  • Giữ vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, không nên chà xát mạnh da bé trong quá trình tắm, phòng ngừa tổn thương lan rộng.
  • Sắp xếp thời gian vui chơi, học tập cho trẻ hợp lý. Đảm bảo giấc ngủ cho con.
  • Tránh để trẻ lấy tay tự cào gãi vết thương, da khiến nhiễm trùng, lở loét nguy hiểm
Một vài lưu ý khi trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người
Chăm sóc và điều trị đúng cách giúp tình trạng mẩn đỏ trên da bé mau chóng cải thiện

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người có thể là biểu hiện của một vài bệnh lý hoặc do dị ứng gây ra. Nếu quan sát thấy các nốt đỏ không thuyên giảm, bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, trường hợp trẻ nổi nhiều mẩn đỏ kèm theo các biểu hiện bất thường khác nên can thiệp điều trị càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm

VTV2 thực hiện phóng sự công tác khám chữa bệnh mề đay tại Thuốc dân tộc

Ngày 20/10/2020 vừa qua, kênh truyền hình về khoa học và sức khỏe VTV2 Đài Truyền hình Việt Nam đã...

Mách bạn cách chữa mề đay bằng lá hẹ cực dễ làm

Chữa mề đay bằng lá hẹ là một trong những cách trị bệnh được lưu truyền rộng rãi trong dân...

Trung tâm Thuốc dân tộc khám chữa bệnh mề đay bằng YHCT

15 Cách Trị Nổi Mề Đay Tại Nhà Không Dùng Thuốc Bằng Dân Gian

Nhiều bệnh nhân vẫn truyền tai nhau cách chữa mề đay bằng mẹo dân gian. Cách này liệu có hiệu quả...

Mề đay sau sinh có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi ?

Những cơn ngứa ngáy kèm phát ban đỏ trên da khi bị nổi mề đay sau sinh khiến cho nhiều...

Mề đay mẩn ngứa và cách điều trị hiệu quả

Nổi Mề Đay Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Điều Trị Hiệu Quả Tốt

Nổi mề đay mẩn ngứa đặc trưng bởi tình trạng xuất hiện một mảng da đỏ, ngứa và nổi lên...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *