Bệnh chàm và hắc lào khác nhau như thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chàm và hắc lào đều là những căn bệnh da liễu phổ biến, bất cứ đối tượng nào cũng có thể mắc phải. Vì có những đặc điểm tương tự nhau nên rất ít người phân biệt được chúng, thậm chí có nhiều người còn cho rằng 2 bệnh này là một, dẫn đến điều trị sai cách. Do đó, phân biệt rõ được chàm và hắc lào sẽ giúp cho việc chữa trị được diễn ra một cách dễ dàng hơn.

Cách phân biệt bệnh chàm và hắc lào
Cách phân biệt bệnh chàm và hắc lào

Tính đến ngày 31/10/2019 Thanh bì dưỡng can thang đã điều trị thành công cho 3597 người bệnh trong đó phần lớn là bệnh nhân mắc chàm eczema.

Dựa vào đâu để phân biệt chàm và hắc lào?

Vì đều là các căn bệnh ngoài da, triệu chứng bệnh cũng tương tự nhau nên có không ít người nhầm lẫn giữa bệnh chàm và hắc lào. Tuy nhiên, nếu được xem xét kỹ lưỡng thì bạn sẽ nhận thấy chúng là 2 căn bệnh khác biệt, các nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách điều trị cũng khác nhau.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Để phân biệt được chàm và hắc lào, trước tiên chúng ta cần phải xét đến nguyên nhân gây ra các chứng bệnh này. Chúng có sự khác biệt như sau:

♦ Chàm da

Chàm da (Eczema) là căn bệnh mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng da bị viêm, gây ngứa. Những biểu hiện của bệnh thường tập trung thành từng cụm nhỏ với những hình dáng khác nhau hoặc lan ra trên một vùng cơ thể rộng lớn. Các vùng da thường bị chàm là cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh chàm, phổ biến nhất là do các yếu tố sau:

  • Yếu tố nội sinh: Do di truyền, rối loạn các nội tiết tố trong cơ thể, rối loạn những chức phận nội tạng…
  • Yếu tố ngoại sinh: Do sự tác động của các tác nhân gây kích ứng như phấn hoa, lông động vật, các chất tẩy rửa, tác dụng phụ của các loại thuốc tây, do các tổn thương vật lý trên da như bị côn trùng cắn, chà xát mạnh hoặc bị trầy xước.

Dù là do yếu tố nội sinh hay ngoại sinh thì bệnh chàm cũng có liên quan đến khả năng phản ứng của cơ thể trước những tác nhân gây dị ứng. Mức độ phản ứng càng mạnh thì các triệu chứng bệnh chàm càng diễn ra một cách trầm trọng và khả năng bệnh tái phát càng cao.

Hắc lào

Khác với chàm da, bệnh hắc lào (lác đồng tiền) lại là căn bệnh do các vi nấm nhóm dermatophytes gây nên. Các loại nấm gây bệnh chủ yếu bao gồm:

  • Epidermophyton.
  • Microsporum.
  • Trychophyton.

Những người thường sống và sinh hoạt ở nơi đông người,  môi trường bị ô nhiễm hoặc người không thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ sẽ có nguy cơ mắc bệnh hắc lào cao hơn những người khác.

Xem thêm: Hắc lào trên da đầu: Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

2. Triệu chứng bệnh

Không thể phủ nhận rằng các triệu chứng của chàm và hắc lào có những điểm tương tự nhau. Tuy nhiên, khi được phân tích một cách kỹ càng thì chúng cũng mang những đặc điểm khác biệt. Cụ thể như sau:

Chàm da:

Triệu chứng đặc trưng của bệnh chàm da bị khô, bong tróc, nổi mụn nước...
Triệu chứng đặc trưng của bệnh chàm da bị khô, bong tróc, nổi mụn nước…

Như đã nói, chàm da là căn bệnh mãn tính, bệnh có thể tái phát nhiều lần sau khi đã được chữa khỏi. Đặc trưng của tình trạng này là da bị khô, có cảm giác nóng rát, xuất hiện các mảng bong tróc, sần sùi, nổi các mụn nước trên da. Đi kèm với các triệu chứng này là cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu.

Nếu da bị tổn thương nặng do nhiễm trùng, người bệnh sẽ có thêm các triệu chứng khác như da bị sưng, đỏ, mụn nước xuất hiện nhiều và bị vỡ, cơ thể sốt cao.

Hắc lào

Triệu chứng của bệnh hắc lào (lác đồng tiền)
Triệu chứng của bệnh hắc lào (lác đồng tiền)

Nếu như bệnh chàm thường xuất hiện ở các vị trí như tay, chân thì hắc lào có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhất là các vùng da có nhiều nếp gấp như cổ, nách, háng. Vì những nơi này thường đổ mồ hôi, ẩm ướt, tạo cơ hội cho bệnh hắc lào phát triển.

Khác với bệnh chàm, hắc lào không gây ra nhiều triệu chứng. Khi bị mắc bệnh, biểu hiện dễ nhận thấy nhất đó là xuất hiện các đốm đỏ hình tròn giống đồng xu hoặc hình elip trên da và chúng thường có ranh giới rõ ràng. Những vùng da bị bệnh sẽ không bị bong tróc, sần sùi như chàm mà ở trạng thái phẳng, bóng. Tuy cũng có thể bị nổi mụn nước, nhưng khác với mụn nước do chàm là chúng tập trung ở phần rìa của vùng da bị bệnh.

3. Khả năng lây nhiễm

Một đặc điểm khác nữa giữa bệnh chàm và bệnh hắc lào đó chính là ở khả năng lây lan của chúng. Cụ thể như sau:

Chàm da

Vì những triệu chứng bệnh chàm được biểu hiện ra bên ngoài nên nó làm cho không ít người cảm thấy sợ hãi, luôn né tránh người bệnh vì sợ chúng có thể lây lan. Tuy nhiên chàm da không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Nhưng nếu không được chữa trị sớm, bệnh có thể lây sang các bộ phận khác trên cơ thể, làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Hắc lào

Ngoài việc có thể lây lan sang nhiều vị trí khác trên cơ thể, hắc lào còn có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Các con đường lây nhiễm của hắc lào mà chúng ta có thể kể đến là:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thông qua những hành động ôm, hôn, bắt tay.
  • Dùng chung khăn tắm hoặc quần áo.
  • Sử dụng chung dao cạo râu và các vật dụng cá nhân khác.
  • Quan hệ tình dục với người bị bệnh.

Thông thường các triệu chứng của hắc lào sẽ ít nghiêm trọng hơn các biểu hiện của bệnh chàm. Tuy nhiên, bạn cũng không được chủ quan mà cần phải có những biện pháp điều trị sớm, tránh để bệnh lây lan ra nhiều vị khác.

Gợi ý: Hắc lào có lây người khác không? Có thể tự khỏi không?

Sự khác biệt trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh chàm và hắc lào

Việc điều trị bệnh hắc lào và chàm cũng có sự khác biệt
Việc điều trị bệnh hắc lào và chàm cũng có sự khác biệt

Vì chàm và hắc lào có những điểm khác biệt về nguyên nhân, triệu chứng, khả năng lây nhiễm, do đó cách chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa cũng có sự khác biệt. Cụ thể như sau:

1. Chẩn đoán

Việc chẩn đoán hắc lào và chàm thường sẽ được tiến hành tương tự như nhau. Trước tiên, các bác sĩ sẽ dựa vào những thông tin về tiền sử bệnh lý mà bạn cung cấp và xem xét các triệu chứng bạn gặp phải để đưa ra các chẩn đoán ban đầu. Tiếp theo, các bạn có thể sẽ được chỉ định tiến hành các xét nghiệm mẫu mô để xác định xem có bị nhiễm trùng hay không, từ đó mới đưa ra được các hướng điều trị phù hợp.

2. Điều trị

Chính vì bản chất của 2 chứng bệnh là khác nhau nên cách điều trị của chúng cũng có sự khác biệt. Thông thường, bệnh chàm và hắc lào sẽ được điều trị như sau:

Điều trị bệnh chàm

Cho đến nay vẫn chưa có cách nào để điều trị triệt để bệnh chàm. Để cải thiện các triệu chứng bệnh, bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn những loại thuốc corticosteroid đường uống hoặc dùng tại chỗ. Ngoài ra, bạn cũng có thể khắc phục bệnh bằng cách dùng quang trị liệu, nếu bị nhiễm trùng sẽ được chỉ định dùng kết hợp các loại thuốc kháng sinh.

Chữa bệnh hắc lào

Khác với bệnh chàm, hắc lào là căn bệnh có thể chữa khỏi được hoàn toàn. Thông thường, bệnh sẽ được điều trị bằng các loại thuốc kháng nấm dạng bôi ngoài da như thuốc dạng mỡ, kem hoặc những loại thuốc dạng đường uống. Bạn sẽ cần phải dùng thuốc để chữa trị trong khoảng 2 – 4 tuần thì bệnh mới khỏi. Sau khoảng thời gian này, nếu các triệu chứng hắc lào không biến mất thì tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý hiệu quả hơn.

Bên cạnh những ưu điểm là tiện lợi và mang lại tác dụng tốt thì việc điều trị bệnh hắc lào và chàm da bằng những loại thuốc tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng. Do đó, bạn cần phải dùng những loại thuốc này theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian, tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liều.

Xem ngay: Hướng dẫn 10 cách trị hắc lào tại nhà đơn giản hiệu quả

6. Biện pháp phòng ngừa

♦ Chàm da

Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên là một trong những cách phòng ngừa bệnh chàm
Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên là một trong những cách phòng ngừa bệnh chàm

Vì bệnh có thể tái phát nhiều lần sau khi được chữa khỏi, do đó áp dụng các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ này là điều vô cùng cần thiết. Bạn có thể phòng ngừa bệnh bằng việc thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Thoa kem dưỡng ẩm cho da thường xuyên. Nên chọn những sản phẩm lành tính, an toàn cho da để sử dụng, tránh gây kích ứng da.
  • Sử dụng các loại máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí, giữ cho da không bị khô.
  • Nên mặc các trang phục có chất liệu cotton, thoáng mát để tránh tình trạng kích ứng da.
  • Hạn chế hoặc tránh xa các tác nhân có thể khiến bạn bị dị ứng như hóa chất, phấn hoa, lông động vật, rượu bia…

Hắc lào:

Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh hắc lào, các bạn có thể áp dụng những biện pháp như sau:

  • Không tiếp xúc trực tiếp với những người bị bệnh.
  • Tránh mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm, quan hệ tình dục với người đang bị hắc lào.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày, nhất là sau khi vận động hoặc tập thể dục, cơ thể đổ nhiều mồ hôi.
  • Không sử dụng hoặc tiếp xúc trực tiếp với các nguồn nước bị ô nhiễm, vì đây chính là môi trường sống lý tưởng của nhiều vi khuẩn và nấm có hại.
  • Nếu là trẻ nhỏ, giữ cho cơ thể bé luôn được sạch sẽ và hạn chế đưa bé đến những nơi quá đông người.

Vì chàm da và hắc lào là 2 tình trạng khác biệt, do đó nắm rõ các thông tin trên đây sẽ giúp bạn phân biệt được chúng. Điều này giúp bạn đưa ra được các hướng điều trị và biện pháp phòng ngừa phù hợp.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm: 

TIN NÊN XEM:

Nổi mẩn ngứa có mủ là bệnh gì và cách điều trị?

Nổi mẩn ngứa có mủ là biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng cần được chăm sóc và điều...

Bệnh chàm sữa có lây từ bé này sang bé khác không?

Bệnh chàm sữa còn có tên gọi dân gian là lác sữa, xảy ra chủ yếu ở trẻ em trong...

Dầu dừa mang nhiều lợi ích cho người bị chàm

Hướng dẫn cách dùng dầu dừa chữa bệnh chàm từ A – Z

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp tây y theo sự chỉ định của bác sĩ để điều trị...

bị hắc lào nặng

Dấu hiệu bị hắc lào nặng và cách chữa trị

Hắc lào là bệnh da liễu không nguy hiểm nhưng tổn thương da có xu hướng lan rộng và diễn...

Bệnh chàm môi có lây lan không?

Chàm môi là một trong những bệnh ngoài da dễ nhầm lẫn với tình trạng nứt nẻ, khô môi và...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.