Cách chữa bệnh chàm ở tay không thể bỏ qua

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh chàm ở tay có thể gây đau và khó chịu cho người bệnh. Hơn nữa, chàm ở bàn tay dễ bị kích ứng, trầy xước trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Khi xuất hiện các biểu hiện của bệnh chàm, bệnh nhân không nên chủ quan mà cần đến gặp bác sĩ ngay để được làm kiểm tra và tiến hành điều trị.  

Bệnh chàm ở tay là gì?

Chàm ở tay hình thành trên lòng bàn tay (hoặc lòng bàn chân) của người bệnh, thường dễ bị nhầm lẫn thành viêm da, viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc bệnh vẩy nến. Theo đó, người bệnh sẽ phải cần đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và tiến hành điều trị theo toa.

eczema bàn tay bàn chân
Nhận biết eczema bàn tay bàn chân

Dấu hiệu nhận biết

Là một trong những loại chàm da phổ biến, bệnh chàm ở tay là tình trạng rất thường gặp tại nhiều nơi trên thế giới. Thông thường, để nhận biết chàm ở bàn tay, bạn có thể dựa vào các biểu hiện như:

  • Đỏ
  • Ngứa
  • Đau đớn
  • Khô nứt
  • Bong vảy
  • Xuất hiện mụn nước
  • Chảy dịch vàng, lở loét

Một vài biểu hiện sơ bộ có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh chàm da tay khác là:

  • Da tay nhạt màu hoặc sậm màu hơn các vùng da khác.
  • Cảm giác châm chích hoặc nóng rát, ngứa ngáy khi tiếp xúc với chất kích thích.
  • Da thô sần, nổi dày hơn.
bệnh chàm ở đầu ngón tay
Nổi chàm trên tay khiến người bệnh cảm thấy ngứa rát, đau đớn

Xem thêm: Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm: Cách trị và phòng ngừa tái phát

Nguyên nhân

Bệnh chàm ở tay và chân có thể được phân loại là nội sinh hoặc ngoại sinh. Đôi khi cả yếu tố nội lẫn ngoại đều có thể là tác nhân gây ra chàm.

#Ngoại sinh

Chàm ở lòng bàn tay, ngón tay hoặc chân có thể bị gây ra bởi những nguyên nhân như:

  • Hóa chất tẩy rửa: bột giặt, nước rửa chén, xà phòng, dầu gội, sữa tắm, thuốc tẩy,…
  • Thực phẩm: dị ứng thức ăn, nước uống
  • Hóa chất độc hại: formaldehyd, dầu diesel, hợp chất cao su,…
  • Thời tiết: vùng khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh; sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Dị ứng mỹ phẩm: kem dưỡng da tay, nước hoa, sơn móng tay,…

Các phản ứng đầu tiên sẽ xuất hiện ở các ngón tay hoặc mu bàn tay. Tuy nhiên về lâu dài sẽ vết chàm có thể lan đến cả lòng bàn tay và nhiều khu vực khác.

#Nội sinh

Bệnh chàm ở tay nội sinh xảy ra do các yếu tố đến từ bên trong của cơ thể. Ví dụ như:

  • Di truyền
  • Cơ địa mỗi người
  • Căng thẳng

Nói chung, dù là nguyên nhân nào gây ra bệnh chàm ở tay và chân, người bệnh đều phải đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ làm chắc chắn hơn trong việc xác định liệu rằng đó có phải là bệnh chàm hay không. Đồng thời, bác sĩ sẽ quyết định liệu trình điều trị tốt nhất, phù hợp nhất đến các bệnh nhân.

Cách chữa bệnh chàm ở tay

Như đã nói ở phía trên, việc quan trọng nhất khi phát hiện những triệu chứng bất thường của làn da chính là tìm đến bác sĩ. Việc gặp gỡ bác sĩ này sẽ giúp bạn kịp thời điều trị dù là bệnh lý nào đi chăng nữa.

Theo đó, điều trị bệnh chàm ở tay sẽ gồm 4 mục tiêu chính:

  • Kiểm soát ngứa
  • Chữa lành da
  • Ngăn chặn nhiễm trùng
  • Ngăn ngừa biến chứng
cách chữa tay bị chàm
Muốn chữa tay bị chàm, trước hết cần phải thực hiện bài test bằng miếng dán

Chẩn đoán

Bước đầu, sau khi thăm khám lâm sàng thì bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các kiểm tra nhằm xác định nguyên nhân gây ra dị ứng. Biện pháp sử dụng miếng dán để kiểm tra dị ứng là một trong những biện pháp được ưa dùng hiện nay.

Kết quả kiểm tra của miếng dán sẽ giúp bác sĩ lẫn bệnh nhân nhận biết được các chất nào gây kích ứng hoặc chất nào gây ra bệnh chàm để có thể phòng tránh chúng. Đồng thời, một danh sách sản phẩm mới cần thay đổi để phòng ngừa chàm da ở tay tái phát cũng sẽ được liệt kê sau kết quả của bài test.

Tham khảo thêm: Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay: Cách điều trị và phòng ngừa bệnh

Thuốc Tây trị bệnh chàm ở tay

Thuốc trị chàm da có thể làm giảm các triệu chứng của bạn và giúp da mau lành khi bạn dùng chúng theo chỉ dẫn. Các phương pháp điều trị có thể không có tác dụng tương tự đối với tất cả mọi người. Vì vậy, bạn và bác sĩ của bạn có thể cần phải thử một vài lựa chọn khác nhau để xem điều gì là phù hợp nhất.

1.Kem Hyrocortisone và Corticosteroid ngoài da

Các bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân sử dụng thuốc mỡ hydrocortisone 1% hoặc corticosteroid để giúp điều trị chàm ở bàn tay. Các loại kem bôi này có thể sử dụng theo toa và không cần kê đơn, mang lại tác dụng giảm ngứa và giảm viêm.

Chú ý rằng hầu hết các loại thuốc mỡ hydrocortisone nên được sử dụng khi da còn ẩm (sau khi tắm hoặc khi rửa sạch tay với nước sạch). Cả hydrocortisone và corticosteroid không nên được sử dụng liên tục quá 6 tuần (trừ kiến nghị của bác sĩ) vì có thể làm bào mỏng da, teo da.

2. Pimecrolimus hoặc Tacrolimus

Khi dùng kem bôi như hydrocortisone và corticosteroid trở nên không hiệu quả, bệnh nhân sẽ có thể chuyển sang sử dụng  Pimecrolimus hoặc Tacrolimus để thay thế. Pimecrolimus tại chỗ được khuyến cáo cho bệnh chàm da vừa phải ở mặt và cổ của trẻ em từ 2 đến 16 tuổi. Tacrolimus tại chỗ có thể được sử dụng cho bệnh chàm dị ứng từ trung bình đến nặng ở người lớn và trẻ em trên 2 tuổi.

Chúng có thể làm giảm viêm nhưng làm tăng nguy cơ ung thư da và ung thư hạch. Vì vậy cần sử dụng chúng dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên môn.

3. Thuốc mỡ NSAID

Một lựa chọn khác có thể kể đến là thuốc chống viêm không steroid, theo toa mới gọi là crisaborole (Eucrisa) có thể được sử dụng để điều trị các dạng bệnh chàm từ nhẹ đến trung bình. Tùy vào tình trạng bệnh, độ tuổi và sức khỏe mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn về việc sử dụng loại thuốc mỡ này hay không.

bị chàm ở ngón tay
Sử dụng kem bôi là một trong những cách trị bệnh chàm ở tay hữu hiệu

4. Kem dưỡng ẩm

Bên cạnh việc sử dụng các loại kem bôi trị bệnh chàm ở tay, bạn cũng nên chú trọng đến việc chăm sóc làn da. Các loại kem dưỡng ẩm, làm mềm da hiện nay có thể giúp ngăn chặn việc thoát ẩm của da, làm giảm khô đỏ. Tuy nhiên cần chọn các loại kem có nguồn gốc thiên nhiên, lành tính dựa trên lời khuyên của bác sĩ.

5. Thuốc corticosteroid dạng uống hoặc tiêm 

Khi các triệu chứng bệnh chàm trở nên nghiêm trọng hoặc khó điều trị, bạn sẽ cần phải sử dụng chúng trong một thời gian ngắn. Các bác sĩ sẽ giúp bạn lên định lượng cụ thể.

6. Thuốc làm giảm hệ thống miễn dịch

Các loại thuốc bao gồm cyclosporine, methotrexate và mycophenolate mofetil giúp giữ cho cơ thể của bạn không phản ứng thái quá trước các cơn ngứa rát do chàm gây ra. Bạn có thể dùng chúng dưới dạng thuốc viên, chất lỏng hoặc thuốc tiêm khi chàm ở mức trung bình đến nặng, khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Tuy nhiên chúng cũng gây ra các tác dụng phụ nếu sử dụng thời gian dài như: huyết áp cao và các vấn đề về thận.

7. Thuốc kháng sinh 

Trong trường hợp chàm ở tay và chân có dấu hiệu biến chứng thành bệnh chàm vi khuẩn (nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập) sẽ cần phải sử dụng kháng sinh. Thuốc kháng sinh góp phần tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus hoặc nấm men gây bệnh này.

Lưu ý rằng:

  • Không dùng thuốc kháng sinh trừ khi bác sĩ kê toa chúng. Sử dụng kháng sinh khi không cần thiết có thể làm cho chúng kém hiệu quả hơn khi bạn cần chúng.
  • Uống đầy đủ các loại thuốc kháng sinh mà bác sĩ kê toa. Ngay cả khi nhiễm trùng của bạn dường như được chữa khỏi, nhiễm trùng có thể quay trở lại và khó điều trị hơn nếu bạn không dùng thuốc theo toa đầy đủ

8. Thuốc kháng histamine

Thuốc kháng histamine được áp dụng vào ban đêm vì gây ra triệu chứng buồn ngủ. Chúng sẽ là một giải pháp tốt để giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, hạn chế gây ra vết thương trầy xước ở tay trong khi ngủ.

Gợi ý: Bệnh chàm có tự khỏi không? Lý giải cho thắc mắc của nhiều người

Quang trị liệu

Ánh sáng cực tím UV là một phương pháp tân tiến, hiện đại được phát hiện có thể điều trị bệnh chàm ở tay từ trung bình đến nặng. Tia UV giữ cho hệ thống miễn dịch không phản ứng thái quá với các dấu hiệu của bệnh chàm. Thế nhưng tia UV sẽ làm lão hóa làn da và làm tăng nguy cơ ung thư da.

ngón tay bị chàm
Áp dụng liệu pháp ánh sáng trong điều trị chàm ở bàn tay
  • Liệu pháp ánh sáng tia cực tím: làn da sẽ được tiếp xúc với tia UVA, tia UVB hoặc cả hai.
  • Liệu pháp PUVA: sau khi sử dụng psoralen để làm da nhạy cảm hơn, từ đó tia UVA có thể tác động sâu hơn. Nó dành cho những người không nhận được kết quả từ liệu pháp UV.
 

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Các biện pháp như dùng thuốc điều trị chàm ở tay hoặc quang trị liệu đều chỉ có thể quản lý bệnh chứ không thể điều trị dứt điểm. Vì vậy người bệnh cần phải tự giữ cho làn da khỏe mạnh, tự chăm sóc và phòng tránh bệnh chàm ở tay quay trở lại.

Hãy ghi nhớ những lời khuyên sau để bổ sung vào kế hoạch chăm sóc làn da sau điều trị của mình:

1. Nước ấm

Ngâm tay bằng nước ấm và tắm nước ấm là một cách giúp thư giãn da tốt. Kết hợp với các loại tinh dầu có tính sát trùng (bạc hà, tràm trà, hoa cúc,…) hoặc các loại xà phòng, chất tẩy rửa dịu nhẹ sẽ làm giảm các kích ứng lên da.

2. Chăm sóc da tay 

Bằng cách thoa kem dưỡng ẩm hằng ngày (nhất là sau khi tắm hoặc rửa tay) sẽ giúp da mềm mại hơn. Sử dụng một chiếc găng tay vào ban đêm có thể giúp kem thẩm thấu sâu vào biểu bì, hạn chế trầy xước trong khi ngủ.

Đừng rửa tay quá thường xuyên vì chúng có thể gián tiếp gây ra tình trạng khô da. Giữ tay luôn được khô ráo và sử dụng khăn mềm để lau sạch nước mỗi lần rửa. Và bạn vẫn cần phải làm sạch bàn tay khi chúng bị nhiễm bẩn, tiếp xúc với đồ vật không sạch sẽ, sau khi đi vệ sinh,…

Bên cạnh đó, tẩy tế bào chết cho da 1 tuần/lần bằng hỗn hợp đường nâu + mật ong hoặc muối + chanh có thể giúp ngăn chặn tình trạng bong tróc, thô ráp.

3. Sử dụng găng tay

Luôn sử dụng găng tay khi buộc phải tiếp xúc với các hóa chất (khi rửa chén, giặt quần áo, nấu ăn,…) Hãy đảm bảo rằng mỗi hoạt động đặc thù đều có riêng một đôi găng tay phù hợp. Chúng sẽ là lớp bảo vệ nhằm ngăn ngừa làn da va chạm với các chất có thể làm kích thích vết chàm ở tay.

4. Bổ sung thực phẩm chống viêm 

Uống nhiều nước và lựa chọn các loại trái cây hoặc rau xanh giàu chất chống oxy hóa, vitamin sẽ tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch của làn da. Từ đó bạn có thể giảm thiểu khả năng bệnh chàm ở tay bùng phát trở lại.

nổi chàm trên tay

Một số loại trái cây nên được ưu tiên: táo, dâu tây, việt quất, bơ, anh đào, ….

5. Kiểm soát căng thẳng 

Trong một số trường hợp, bệnh chàm bùng phát có thể được gây ra hoặc trở nặng do căng thẳng. Để giúp loại bỏ yếu tố này, chú trọng đến việc thể dục thể thao hoặc các hoạt động vui chơi giải trí khác. Một số hoạt động thư giãn bạn có thể thử là yoga, dưỡng sinh, thiền, thở sâu,…

Ngoài ra, gặp bác sĩ tâm lý là một phương án nhằm loại bỏ căng thẳng khoa học và triệt để hơn.

Tạm kết, hầu hết bệnh nhân bị bệnh chàm ở tay và chân nên được xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Chẩn đoán kích ứng và viêm da tiếp xúc trên cơ sở lâm sàng đơn thuần là không đáng tin cậy. Đồng thời khi đã tiếp nhận điều trị, bệnh nhân cần phải tuân theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để đem lại hiệu quả tốt nhất. Hơn nữa, bệnh chàm ở tay dễ phát triển thành bệnh chàm mãn tính, cần phải có chế độ chăm sóc kĩ lưỡng và cẩn thận nhằm phòng ngừa.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh chàm môi có lây lan không?

Chàm môi là một trong những bệnh ngoài da dễ nhầm lẫn với tình trạng nứt nẻ, khô môi và...

Bệnh chàm sữa ở trẻ: nguyên nhân, dấu hiệu & cách trị

Chàm sữa hay gọi cách khác là viêm da cơ địa ở trẻ em. Đây là bệnh da liễu thường...

Làm sao để tẩy vết chàm bẩm sinh?

Vết chàm bẩm sinh hay vết bớt bẩm sinh là một trong những đặc điểm ngoài da có thể xuất...

10 Cách trị bệnh chàm tại nhà hiệu quả, dân gian thường dùng

Những cách trị bệnh chàm tại nhà thường được dân gian áp dụng triệt để do cách thực hiện đơn...

7 thuốc trị bệnh chàm tốt nhất hiện nay và lưu ý

TOP 7 thuốc trị bệnh chàm tốt nhất hiện nay và lưu ý

Thuốc trị bệnh chàm giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mụn nước, dày sừng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *