Trị chàm bằng tỏi như thế nào? Cần lưu ý điều gì?
Phương pháp điều trị chàm bằng tỏi giúp giảm ngứa, kiểm soát viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng và dự phòng triệu chứng tái phát. Tuy nhiên phương pháp này có thể gây ra một số rủi ro nếu bạn thiếu thận trọng khi thực hiện.
Chữa chàm bằng tỏi có hiệu quả không?
Chàm (eczema) là tình trạng viêm da mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng da khô, đỏ, sần sùi, bong vảy và ngứa rát. Mặc dù eczema chỉ gây tổn thương da và không ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên các triệu chứng của bệnh có thể gây khó chịu, mệt mỏi và giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Các triệu chứng của chàm có thể bùng phát khi có điều kiện thích hợp. Diễn tiến của bệnh có xu hướng kéo dài và rất khó để điều trị dứt điểm.
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh chàm chỉ có thể thực hiện các phương pháp nhằm kiểm soát triệu chứng, giảm tổn thương da và dự phòng tình trạng tái phát.
Điều trị chàm bằng tỏi là phương pháp tự nhiên được nhiều người áp dụng. Bên cạnh việc được sử dụng trong chế biến thực phẩm, tỏi đã được tận dụng để điều trị những vấn đề sức khỏe thường gặp như ho, cảm cúm, cảm lạnh, giảm huyết áp, cải thiện cholesterol,…
Tỏi có chứa nhiều thành phần chống oxy hóa, trong đó có allicin. Thành phần này là một hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có tác dụng tiêu trừ gốc tự do, kháng khuẩn, kiểm soát viêm và giảm tổn thương tế bào. Ngoài ra, trong tỏi còn có chứa các hợp chất có lợi cho sức khỏe khác như s-allyl cysteine và diallyl disulfide.
Tham khảo thêm: 10 cách trị chàm tại nhà hiệu quả và những lưu ý quan trọng
Bên cạnh đó, tỏi còn cung cấp cho cơ thể các thành phần dinh dưỡng dồi dào bao gồm vitamin B6, vitamin C, selen, kẽm, kali,… Kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng cần thiết cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Hơn nữa kẽm còn có tác dụng chống oxy hóa và giảm viêm, có khả năng làm giảm các triệu chứng của bệnh chàm cấp tính và mãn tính.
Việc bổ sung tỏi thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Khi hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động ổn định, các phản ứng thái quá sẽ được hạn chế đến mức tối đa.
Như đã biết, các triệu chứng của bệnh chàm có mối liên hệ mật thiết với phản ứng thái quá của hệ miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên. Bằng cách giảm hoạt động này, tỏi có thể ngăn ngừa được tình trạng tái phát ở bệnh nhân chàm.
Các lợi ích của tỏi đối với bệnh chàm đã được chứng minh về mặt lâm sàng. Tuy nhiên vì tỏi là nguyên liệu tự nhiên nếu tác dụng không thể phát huy rõ rệt chỉ sau vài ngày. Vì vậy cần duy trì việc sử dụng tỏi trong nhiều tuần để nhận thấy những cải thiện tích cực trên da.
Chính vì tác dụng chậm nên tỏi không thích hợp với bệnh nhân chàm có triệu chứng bùng phát dữ dội. Trong trường hợp này, bạn cần sử dụng những sản phẩm bôi ngoài da có nồng độ mạnh để kiểm soát triệu chứng nhanh chóng.
Thực hiện các cách điều trị chàm bằng tỏi
Có một số cách phổ biến, dễ thực hiện khi điều trị chàm bằng tỏi:
1. Sử dụng nước ép tỏi
Sử dụng tỏi trực tiếp lên da sẽ giúp da hấp thu nhanh các thành phần có trong nguyên liệu này. Hơn nữa, cách này sẽ giúp da chống lại tình trạng nhiễm vi khuẩn gây lở loét và nhiễm trùng.
Thực hiện:
- Sử dụng 2 – 3 tép tỏi
- Bằm nhỏ và vắt lấy nước
- Hòa với ½ thìa nước sôi để nguội
- Sử dụng tăm bông thấm hỗn dịch và thoa lên da
- Đợi khoảng 5 phút và rửa lại bằng nước
Ngay sau khi thoa hỗn dịch nước ép tỏi lên da, bạn sẽ nhận thấy triệu chứng ngứa, rát, sưng viêm giảm đi nhanh chóng.
2. Ăn tỏi
Ăn từ 1 – 2 tép tỏi mỗi ngày giúp bổ sung đủ lượng dinh dưỡng, chất chống oxy cần thiết cho cơ thể. Bổ sung tỏi thường xuyên là cách cải thiện và kiểm soát bệnh chàm từ bên trong.
Nếu bạn không thể dùng tỏi trực tiếp, bạn có thể bổ sung tỏi vào các món ăn hằng ngày để giảm vị hăng và khó chịu khi ăn.
Xem thêm: Dùng bài thuốc Nam chữa bệnh chàm hiệu quả nhất
Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh chàm bằng tỏi
Sử dụng tỏi để điều trị chàm là phương pháp tự nhiên ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên tỏi có mùi hăng, tính nóng, cay nên có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.
Khi thực hiện cách điều trị chàm bằng tỏi, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Không đắp trực tiếp tỏi tươi lên da. Tỏi có tính cay nên có thể gây nóng rát, mẩn đỏ và ngứa dữ dội. Chỉ sử dụng lên da khi đã pha loãng với nước.
- Thận trọng khi thoa hỗn dịch nước ép tỏi lên vùng da nhạy cảm và da của trẻ nhỏ.
- Những người từng dị ứng với tỏi tuyệt đối không áp dụng biện pháp này.
- Không thoa hỗn dịch nước ép tỏi lên vùng da có vết thương hở, lở loét.
- Chú ý những biểu hiện trên da khi bắt đầu thực hiện cách chữa bệnh chàm từ tỏi. Nếu nhận thấy những thay đổi bất thường, bạn cần ngưng áp dụng phương pháp này.
- Nếu bạn bổ sung tỏi bằng đường ăn, cần xác định liều dùng thích hợp mỗi ngày. Ăn quá nhiều tỏi có thể gây ợ nóng, kích thích đường tiêu hóa, đầy hơi và trào ngược dạ dày.
- Tỏi có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu, vì vậy cần ngưng sử dụng tỏi trước khi thực hiện các thủ thuật ngoại khoa.
- Việc sử dụng tỏi trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến nồng độ đường và huyết áp. Bệnh nhân huyết áp thấp và đái tháo đường cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng tỏi để chữa bệnh chàm.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!
Có thể bạn quan tâm:
- Gợi ý cách dùng dầu dừa chữa bệnh chàm mang lại hiệu quả
- Bí kíp trị chàm sữa bằng lá trầu không đúng cách
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!