Bệnh chàm khô ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chàm khô ở trẻ em là căn bệnh gây ra tình trạng khô rát, ngứa ngáy ở da, dẫn tới nứt nẻ, bong tróc khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Nhiều trường hợp chàm khô có thể theo bé đến khi trưởng thành và trở thành mãn tính, tái phát liên tục. 

bệnh chàm khô ở trẻ em
Hình ảnh bệnh chàm khô ở trẻ

Tính đến ngày 31/10/2019 Thanh bì dưỡng can thang đã điều trị thành công cho 3597 người bệnh trong đó phần lớn là bệnh nhân mắc chàm eczema.

Bệnh chàm khô ở trẻ em là gì? Có lây không?

Theo bác sĩ Vi Văn Thái (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y Dược cổ truyền Quảng Ninh): Chàm khô ở trẻ em là căn bệnh viêm da mãn tính gây ra tình trạng da khô, nứt nẻ, bong tróc có thể dẫn đến chảy máu khiến trẻ đau nhức, quấy khóc, bỏ ăn, khó ngủ,…

Căn bệnh này dù gây ra những triệu chứng khá nghiêm trọng trên da, tuy nhiên không gây lây nhiễm qua đường tiếp xúc. Do đó, các mẹ không nên quá lo lắng hay phải áp dụng các biện pháp cách ly với con.

Bệnh chàm khô không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ, tuy nhiên các triệu chứng bệnh rất khó chịu, khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Nếu bệnh trở thành mãn tính, sẽ khiến trẻ ăn ngủ kém sẽ làm chậm sự phát triển của trẻ. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan mà cần thăm khám cho con sớm khi có các triệu chứng của bệnh.

Gợi ý thêm: Bệnh chàm khô tróc vảy: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

Nguyên nhân gây chàm khô ở trẻ

Bác sĩ Vi Văn Thái cho biết, hiện nay y học hiện đại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm khô cho trẻ. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố có thể là nguyên nhân gây bệnh như: 

  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người mang tiền sử mắc bệnh chàm, sốt cỏ khô hoặc hen suyễn thì con cái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch.
  • Bệnh chàm dị ứng ở trẻ, viêm da tiết bã,…
  • Một số yếu tố khác như: Thời tiết, ô nhiễm, tiếp xúc thường xuyên với hóa chất…

Bên cạnh đó, bác sĩ Vi Văn Thái cũng cảnh báo một số yếu tố có thể khiến căn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn như: 

  • Da khô: độ ẩm của da thấp sẽ làm bé cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu hơn. Không khí hanh khô, đột ngột trở lạnh hoặc thiếu ẩm khi sử dụng điều hòa là nguyên nhân chủ yếu của da khô.
  • Chất kích thích: chất liệu quần áo, nước hoa, xà phòng có thể là tác nhân gây kích ứng cho làn da của trẻ.
  • Nhiệt và mồ hôi: cả hai có thể làm cho cảm giác ngứa ngáy cũng như dấu hiệu của bệnh chàm trở nên nặng hơn.
  • Dị ứng: một số chuyên gia tin rằng thực phẩm có thể ảnh hưởng đến bệnh chàm.
bệnh chàm khô ở trẻ em
Dị ứng là nguyên nhân khá phổ biến gây ra bệnh chàm khô ở trẻ

Triệu chứng bệnh chàm khô ở trẻ

Các loại nguyên nhân trên đều có thể dẫn đến tình trạng da khô, ngứa, đỏ, nứt nẻ, đôi khi chảy dịch mủ hoặc chảy máu ở trẻ. Ảnh hưởng nhiều nhất chính là khu vực tay, mặt, cổ, lưng, chân. Da của bé có thể có dấu hiệu bị nhiễm trùng (đặc biệt là ở những chỗ chàm khô có vết thương hở).

Các loại vi khuẩn có thể xâm nhập khiến chàm da trở nên tồi tệ hoặc bé sẽ bị ảnh hưởng bởi các chất gây dị ứng càng thêm nghiêm trọng.

Bệnh chàm khô ở trẻ sơ sinh

Ở trẻ sơ sinh các vết chàm khô thường xuất hiện giống như các vảy da bị khô, tróc vảy và dày hơn bình thường, đôi khi là các chấm màu đỏ li ti sau đó to dần lên gây ngứa ngáy, khó chịu. Khi trẻ cọ hoặc cào nhiều vào vùng tổn thương, các vết chàm da này sẽ dày lên, sẫm màu hơn và có thể trở thành sẹo.

Chàm khô ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện tại các vùng da như cằm, má, da đầu, cổ,… Căn bệnh này khiến trẻ khó chịu, quấy khóc nhiều hơn do cảm giác ngứa ngáy, đau rát trên da. Nếu tình trạng bệnh chàm khô nghiêm trọng có thể dẫn tới tình trạng trẻ bỏ bú, ngủ ít hơn.

Bệnh chàm khô ở trẻ lớn

Với những trẻ lớn hơn, tình trạng chàm khô có thể xuất hiện ở các vùng có nếp gấp như khuỷu tay, nếp gấp ở cổ, đầu gối, mí mắt,… Bệnh biểu hiện bởi tình trạng da khô sần, dày hơn, có thể bong tróc, gây nứt nẻ và chảy máu khiến trẻ ngứa và đau nhức. 

Ở trẻ lớn các bé có thể gãi nhiều hơn vào các vùng tổn thương khiến tình trạng chàm khô nghiêm trọng hơn. Do đó cha mẹ cần chú ý nhắc nhở để trẻ hạn chế gãi gây rách da, làm tổn thương sâu hơn sẽ để lại sẹo.

Có thể bạn quan tâm: 4 loại kem bôi trị bệnh chàm tốt nhất và lời khuyên khi sử dụng

Cách chữa bệnh chàm khô ở trẻ em

Việc điều trị bệnh chàm phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó. Mục tiêu chủ yếu được tập trung vào việc kiểm soát khô da, ngăn ngừa bùng phát và làm giảm viêm da ở trẻ.

Chữa bệnh chàm khô ở trẻ em bằng Tây y

Với phương pháp Tây y, bác sĩ chủ yếu sử dụng các loại thuốc, kem bôi để làm giảm tình trạng khô da, nứt nẻ, kháng viêm và chống nhiễm trùng da.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh được xác định là gì, bác sĩ sẽ đề nghị cho trẻ sử dụng một hoặc vài loại thuốc chữa chàm khô như: 

  • Sử dụng kem bôi steroid hoặc thuốc mỡ: Loại thuốc này có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn da. Tuy nhiên chúng có thể gây tác dụng phụ khiến da trở nên mỏng hơn, nhạy cảm và dễ bị kích ứng.
  • Sử dụng chất làm mềm: Giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn và ngăn ngừa bệnh chàm da khô ở trẻ thêm nghiêm trọng. Các loại kem làm mềm da còn đem lại tác dụng tăng khả năng hấp thu của kem steroid, nên được sử dụng trước khi thoa kem steroid 7-10 phút.
  • Sử dụng thuốc kháng histamine: sẽ giúp trẻ có được giấc ngủ ngon hơn, tránh cảm giác ngứa ngáy cản trở giấc ngủ vào đêm. Nhưng chúng không được sử dụng thường xuyên vì vẫn tồn tại những tác dụng phụ nhất định đến sức khỏe của trẻ.
  • Sử dụng kháng sinh: khi trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Quấn băng: Băng sẽ được ngâm trong kem làm mềm hoặc steroid và quấn lên trên da của trẻ để thuốc ngấm vào da tốt hơn.

Lưu ý: Khi điều trị bằng phương pháp Tây y, các mẹ cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị do bác sĩ đề ra. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng các loại thuốc Tây bởi chúng có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm cho trẻ, đặc biệt là kháng sinh và các loại thuốc chứa corticoid.

bệnh chàm khô ở trẻ em
Nhằm mang lại hiệu quả khi điều trị, cần kết hợp việc dùng thuốc và chăm sóc bệnh chàm da khô ở trẻ tại nhà

Chữa chàm khô cho trẻ bằng phương pháp dân gian

Hiện nay một số bà mẹ chọn áp dụng các phương pháp dân gian để điều trị chàm khô cho con do lo ngại những tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Tây. Các phương pháp phổ biến thường được sử dụng như:

  • Chữa chàm khô bằng lá trầu không: Chọn 10 – 15 lá trầu không già, rửa sạch, đun sôi với nước rồi dùng ngâm rửa vùng da bị chàm khô cho trẻ.
  • Chữa chàm khô bằng dầu dừa: Dùng tinh dầu dừa nguyên chất bôi trực tiếp lên vùng da bị chàm khô, giữ nguyên trong 30 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Chữa chàm khô bằng lá lốt: Dùng một nắm lá lốt, rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát sau đó chà xát lên vùng da bị bệnh. Giữ nguyên trong 30 phút rồi rửa lại với nước sạch.

Theo bác sĩ Vi Văn Thái, các cách chữa chàm khô cho trẻ bằng phương pháp dân gian chỉ giúp làm giảm bớt phần nào triệu chứng bệnh, chứ không có tác dụng điều trị bệnh. Nếu muốn chữa bệnh chàm khô bằng thảo dược tự nhiên an toàn mà lại cho hiệu quả cao, các mẹ nên lựa chọn phương pháp Đông y.

Xem thêm: 10 cách trị bệnh chàm tại nhà hiệu quả – Và một số lưu ý

Chữa bệnh chàm khô cho trẻ bằng Đông y AN TOÀN – HIỆU QUẢ

Theo Đông y, bệnh chàm khô ở trẻ là do sự rối loạn cơ địa, hệ miễn dịch khiến các yếu tố ngoại tà như phong, thấp, nhiệt xâm nhập cơ thể, dẫn tới huyết táo, không dưỡng được da, lại thêm tích tụ độc tố mà phát ra thành bệnh.

Để điều trị căn bệnh này, Đông y chú trọng chữa từ bên trong, giải quyết các yếu tố căn nguyên bằng cách tăng cường giải độc, thanh nhiệt, trừ phong, thấp… để loại bỏ bệnh từ gốc và phòng ngừa tái phát hiệu quả. 

Phương pháp Đông y sử dụng các bài thuốc có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược nên đảm bảo an toàn tuyệt đối, không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.

Thanh bì Dưỡng can thang – Xử lý gốc rễ ngứa ngáy, bong tróc do chàm khô, AN TOÀN cho trẻ, NGĂN TÁI PHÁT

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc chữa viêm da nổi danh của Trung tâm Thuốc dân tộc, được nghiên cứu và bào chế bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Y học cổ truyền. Kế thừa nguyên bản cốt thuốc bí truyền của dân tộc Tày, bài Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông, dưới sự giúp sức của khoa học hiện đại bài thuốc được làm mới và mang đến hiệu quả vượt trội trong điều trị căn bệnh chàm khô, AN TOÀN tuyệt đối cho trẻ. 

Mời bạn xem thêm ký sự hoàn thiện bài thuốc qua video bên dưới:

Thanh bì Dưỡng can thang đã được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 giới thiệu là bài thuốc Nam duy nhất hiện nay kết hợp thành công 3 dạng bào chế gồm: UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA mang đến phác đồ điều trị bệnh chàm khô toàn diện và hoàn chỉnh nhất.

Toàn bộ chương trình xem TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc theo dõi qua video bên dưới:

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được bào chế từ vị thuốc chủ là Thanh bì, đây là loại thảo dược quý được chứng minh có khả năng kháng histamin, giúp sát khuẩn, chống viêm và dưỡng da vô cùng hiệu quả. 

Cùng với chủ dược Thanh bì, các chuyên gia đã bổ sung thêm 30 vị thuốc quý khác như Bạch linh, Thổ phục linh, Sa sâm, Bồ công anh, Đơn đỏ, Hồng hoa, Ké đầu ngựa, Kim ngân hoa, Tang bạch bì, Mò trắng, Huyết đằng, Dạ dao đằng… để tạo nên bài thuốc với công thức “3 trong 1” ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT:

  • Thuốc ngâm rửa: Giúp làm sạch, sát khuẩn vùng da bị chàm khô, loại bỏ các vảy da bong tróc, khoanh vùng tổn thương.
  • Thuốc bôi: Giúp cấp ẩm, làm mềm da, chữa lành các tổn thương, dưỡng da, phục hồi và tái tạo từ lớp biểu bì sâu.
  • Thuốc uống: Có công dụng giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, ổn định cơ địa, loại bỏ các yếu tố căn nguyên gây bệnh chàm khô từ bên trong. Đồng thời tăng cường thể trạng và sức đề kháng cho bệnh nhân để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Toàn bộ thảo dược để bào chế nên bài thuốc đều được thu trực tiếp từ vườn chuyên canh dược liệu sạch chất lượng cao, đạt chuẩn GACP-WHO an toàn cho sức khỏe, lành tình với trẻ em.

Đặc biệt, bài thuốc có thể gia giảm thành phần tùy thuộc theo cơ địa và tình trạng bệnh riêng của từng bé, do đó bài thuốc này được coi là sự lựa chọn an toàn nhất để điều trị bệnh chàm khô cho trẻ.

Để được tư vấn về tình trạng chàm khô ở trẻ và phác đồ điều trị hiệu quả nhất, các mẹ có thể chụp ảnh vùng da bị bệnh của bé và gửi đến cho các bác sĩ của Trung tâm Thuốc dân tộc kèm theo mô tả chi tiết triệu chứng bệnh.

Theo thống kê tại hệ thống phòng khám thương hiệu Thuốc dân tộc, Thanh bì Dưỡng can thang đã điều trị thành công chàm khô cho rất nhiều bệnh nhân. Tỷ lệ trẻ lành bệnh sau liệu trình từ 1-3 tháng là 95%, ngăn tái phát sau thời gian dài ngưng sử dụng.

Tỷ lệ bệnh nhân lành bệnh sau liệu trình đầu lên đến 95%
Tỷ lệ bệnh nhân lành bệnh sau liệu trình đầu lên đến 95%

Anh Trần Ngọc Tân – Bố của bệnh nhi bị chàm khô – viêm da cơ địa Trần Đức Trung chia sẻ: “Bé bị viêm da cơ địa nửa năm rồi. Tìm hiểu qua tôi được biết thuốc Đông y loại bỏ được căn nguyên và lành bệnh nhanh, vậy là tôi đưa con đến Trung tâm Thuốc dân tộc thăm khám rồi lấy thuốc. Tin rằng sau liệu trình đầu tình trạng của con tôi sẽ được cải thiện”. Chi tiết chia sẻ của anh Tân tại đây.

Ngoài anh Tân, rất đông bậc phụ huynh đã nhắn tin phản hồi hiệu quả điều trị bệnh chàm cho con sau khi sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang:

NÊN ĐỌC: Thanh bì Dưỡng can thang được đông đảo bệnh nhân ĐÁNH GIÁ CAO, chuyên gia KHUYÊN DÙNG

Cách chăm sóc trẻ bị chàm khô tại nhà

Song song với việc điều trị bệnh chàm khô ở trẻ dưới sự giám sát của bác sĩ, các mẹ cũng cần quan tâm đến việc hỗ trợ điều trị tại nhà cho trẻ. Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo để thảo luận cùng với bác sĩ điều trị

  • Nuôi con bằng sữa mẹ: trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ từ 4-6 tháng để tăng cường miễn dịch, nhất là phòng chống lại bệnh chàm và nhiều loại bệnh dị ứng khác.
  • Tắm nước ấm: vệ sinh cho trẻ bằng nước ấm. Tránh tắm quá lâu hoặc chà xát da bé quá nhiều. Sau khi tắm nên quấn trẻ bằng khăn mềm và nhẹ nhàng lau sạch nước.
  • Giữ ẩm: sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có nguồn gốc tự nhiên sau khi tắm hoặc vệ sinh cho trẻ.
  • Quần áo: các loại quần áo nên làm từ cotton mềm mại, thoáng mát và rộng rãi.
  • Tránh sử dụng hóa chất: nói không với nước hoa, xà phòng giặt hoặc sản phẩm tắm gội có mùi thơm, chất tạo màu hoặc các chất dễ gây kích ứng.
  • Cắt móng tay: giữ cho móng tay của bạn và trẻ luôn ngắn, sạch nhằm hạn chế trầy xước, viêm nhiễm.
  • Chăm sóc: giữ cho trẻ sinh hoạt trong môi trường thông thoáng, tránh đổ mồ hội quá nhiều hoặc thời tiết quá khô lạnh. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các nguyên nhân dễ gây ra dị ứng (bụi bẩn, phấn hoa, khói thuốc lá,…)
  • Quản lý khẩu phần ăn: chắc chắn đã loại bỏ các loại thực phẩm gây ra tình trạng chàm da khô ở trẻ trong thực đơn hằng ngày của bé. Bổ sung thêm men vi sinh dưới dạng sữa chua có thể cải thiện tiêu hóa lẫn miễn dịch của trẻ.
  • Giúp trẻ thoải mái: tránh để trẻ quấy khóc, căng thẳng hoặc sợ hãi vì các yếu tố từ cảm xúc có thể ảnh hưởng đến bệnh chàm khô ở trẻ.

Trên đây là những cách điều trị và chăm sóc bệnh chàm khô ở trẻ phổ biến. Hãy liên hệ với bác sĩ khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường về sức khỏe nói chung và làn da nói riêng.

ĐỌC NGAY: Thanh bì dưỡng can thang XỬ LÝ chàm – eczema CHUYÊN SÂU chỉ với 1 LIỆU TRÌNH

Tham khảo thêm:

TIN NÊN XEM:

Bệnh chàm có lây cho người khác không?

Bệnh chàm có lây cho người khác không? Điều bạn đọc NÊN BIẾT

Chàm là một chứng bệnh ngoài da thường gặp, chúng không có khả năng lây nhiễm cho người khác nhưng...

Bệnh chàm khô là gì? Hình ảnh, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh chàm khô là gì? Hình ảnh, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh chàm khô là một trong những bệnh lý về da liễu phổ biến hiện nay. Người bệnh sẽ cảm...

Người bị chàm môi kiêng ăn gì, nên ăn gì để bệnh mau lành?

Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể kiểm soát và ngăn ngừa bệnh chàm môi tái phát....

Cách phân biệt bệnh chàm và hắc lào

Bệnh chàm và hắc lào khác nhau như thế nào?

Chàm và hắc lào đều là những căn bệnh da liễu phổ biến, bất cứ đối tượng nào cũng có...

Bị chàm khi mang thai – những điều mẹ bầu phải cực kỳ lưu ý!

Bệnh chàm ở phụ nữ mang thai thường khó điều trị hơn so với các trường hợp thông thường. Bởi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.