Các loại thuốc điều trị dị ứng phổ biến và lưu ý khi dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Nếu bị dị ứng, bạn có thể điều trị bằng các loại thuốc kháng histamin, thuốc xịt mũi, các loại thuốc corticosteroid, dung dịch Epinephrine được pha sẵn… Vì sử dụng các loại thuốc tây có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng, do đó để đảm bảo an toàn, bạn cần được trang bị đầy đủ các thông tin cần thiết về những loại thuốc này. 

Thông tin về các loại thuốc điều trị dị ứng
Thông tin về các loại thuốc điều trị dị ứng

Các loại thuốc điều trị dị ứng phổ biến

Khi bị dị ứng, những loại thuốc mà bạn có thể được chỉ định sử dụng bao gồm:

1. Thuốc kháng dị ứng histamin

Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị dị ứng. Chúng hoạt động bằng cách ức chế quá trình sản xuất histamin, một chất được hệ thống miễn dịch giải phóng trong quá trình phản ứng dị ứng và gây ra các triệu chứng dị ứng.

Thuốc kháng histamin tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như viên nén, hỗn dịch uống, dạng thuốc tiêm, thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mắt, dạng kem thoa ngoài. Ở mỗi dạng thuốc khác nhau, chúng sẽ có những đặc tính, cách sử dụng và liều lượng khác nhau. Cụ thể như sau:

Thuốc dạng viên và hỗn dịch uống: 

Đây là các loai thuốc được sử dụng theo toa và bạn có thể mua chúng tại các quầy thuốc. Chúng sẽ làm giảm các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt, sưng và các biểu hiện khác của  dị ứng. Đa số các loại thuốc này đều có thể gây ra các tác dụng phụ mà chủ yếu là gây buồn ngủ, vì thế bạn cần thận trọng hoặc không được phép lái xe, vận hành máy móc sau khi uống thuốc.

Để hạn chế tình trạng buồn ngủ, bạn có thể sử dụng các loại thuốc như desloratadine, cetirizine, fexofenadine, loratadine…

Thuốc xịt mũi: 

Dạng thuốc này có tác dụng làm loãng các dịch nhầy có trong mũi, khiến chúng dễ dàng được tống ra ngoài. Vì thế tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi do dị ứng gây ra cũng sẽ được giảm bớt. Những thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Olopatadine (Patanase).
  • Azelastine (Astelin, Astepro).

Tuy nhiên, thuốc xịt mũi có thể khiến cho cơ thể người bệnh mệt mỏi, buồn ngủ, đắng miệng. Vì vậy, bạn cũng cần chú ý để đưa ra các cách xử lý phù hợp trong quá trình dùng thuốc.

Thuốc nhỏ mắt: 

Đây cũng là các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị dị ứng. Chúng có tác dụng làm giảm các triệu chứng sưng, ngứa và đỏ ở mắt. Để mang lại tác dụng tốt, nó thường không được sử dụng một cách đơn lẻ mà được dùng đồng thời với các loại thuốc khác. Những loại thuốc nhỏ mắt thường được sử dụng bao gồm:

  • Feniramine (Visine-A, Opcon-A).
  • Emedastina (Emadine).
  • Olopatadine (Pataday, Patanol, Pazeo).
  • Azelastine (Optivar).

Tương tự như các loại thuốc kháng histamin khác, dạng dung dịch nhỏ mắt có thể gây ra các tác dụng phụ cho người sử dụng. Các triệu chứng thường gặp là đau đầu và gây khô mắt. Vì thế, nếu thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường, bạn hãy liên hệ với các bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý.

2. Các loại thuốc thông mũi

Những loại thuốc này được sử dụng để làm giảm nhanh tình trạng nghẹt mũi và xoang. Nó thường tồn tại ở các dạng như sau:

Thuốc dạng viên nén và hỗn dịch uống: 

Loại thuốc này có tác dụng làm giảm tình trạng nghẹt mũi và xoang do dị ứng gây ra. Thuốc thông mũi dạng đường uống thường chứa các thành phần của các loại thuốc kháng histamin khác. Cụ thể:

  • Pseudoephedrine và Cetirizine (Afrinol, Sudafed).
  • Fexofenadine và pseudoephedrine (Allegra-D).
  • Desloratadine và pseudoephedrine (Clarinex-D).

Chúng có thể được dùng dưới dạng kê đơn hoặc không kê đơn. Tuy nhiên, vì sử dụng chúng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra các tác dụng, do đó để bảo đảm an toàn, bạn hãy trao đổi với các dược sĩ hoặc bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin.

Thuốc xịt mũi:

Điều trị các triệu chứng dị ứng bằng thuốc xịt mũi
Điều trị các triệu chứng dị ứng bằng thuốc xịt mũi

Những loại thuốc thông mũi dạng này cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi do dị ứng. Các loại thường được dùng bao gồm:

  • Oimumetazoline (Afrin, Dristan).
  • Tetrahydrozoline (Tyzine).

Khi dùng thuốc xịt mũi liên tục trên 3 ngày hoặc dùng không đúng cách, chúng có thể làm cho tình trạng nghẹt mũi trở nên nặng nề hơn. Do đó, bạn cần chú ý sử dụng thuốc cho đúng với liều lượng và thời gian sử dụng đã được quy định.

3. Nhóm thuốc Corticosteroid

Nhóm corticosteroid có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm do dị ứng gây ra. Tương tự như thuốc kháng histamin, nhóm thuốc corticosteroid cũng tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như dạng thuốc xịt mũi, thuốc hít, viên nén, hỗn dịch uống, thuốc nhỏ mắt hoặc các loại thuốc thoa ngoài.

Thuốc dạng viên và hỗn dịch uống: 

Corticosteroid dạng đường uống được sử dụng để chữa trị các triệu chứng nghiêm trọng của tình trạng dị ứng. Những loại thuốc được sử dụng phổ biến bao gồm:

Dạng thuốc xịt mũi: 

Tác dụng của dạng thuốc này là làm giảm tình trạng viêm, nghẹt mũi, sổ mũi. Khi bị dị ứng, bạn có thể dùng một trong các loại thuốc xịt mũi như sau:

  • Flnomasone Furoate.
  • Mometasone (Nasonex).
  • Budesonide.
  • Triamcinolone.

Tác dụng phụ mà các loại thuốc này có thể gây ra bao gồm: Làm thay đổi hoặc suy giảm khứu giác, kích ứng mũi hoặc làm chảy máu mũi. Vì thế, khi sử dụng bạn cần phải thận trọng, tránh gây ra những vấn đề không mong muốn cho bản thân.

Thuốc hít: 

Corticosteroid dạng hít được sử dụng hàng ngày, ngoài việc làm giảm các triệu chứng của dị ứng, nó cũng thường được dùng để điều trị các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Những loại thuốc dạng hít thường được chỉ định bao gồm:

  • Ciclesonida (Alvesco, Zetonna).
  • Beclomethasone (Qvar).
  • Mometasone (Asmanex Twisthaler).
  • Budesonide (Pulmicort Flexhaler).

Thông thường, các loại thuốc dạng hít ít gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Nhưng trong một số trường hợp nó sẽ làm kích ứng vùng miệng, cổ họng hoặc gây nấm miệng.

Dạng dung dịch nhỏ mắt: 

Đây là dạng thuốc được sử dụng khi áp dụng các biện pháp can thiệp khác không mang lại hiệu quả. Nó có tác dụng làm giảm triệu chứng ngứa mắt, chảy nước mắt và đỏ mắt do dị ứng gây ra.

Thông thường, bạn sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc như sau:

  • Prednisolone (Omnipred, Pred Forte).
  • Fluorometholone (Flarex, FML).
  • Loteprednol (Alrex, Lotemax).

Dạng thuốc thoa ngoài:

Điều trị dị ứng bằng các loại thuốc corticosteroid dạng thoa ngoài
Điều trị dị ứng bằng các loại thuốc corticosteroid dạng thoa ngoài

Các loại thuốc dùng điều trị tại chỗ có tác dụng làm giảm tình trạng kích ứng trên da như ngứa, đỏ, bị bong tróc, nổi mề đay… Một vài loại thuốc dạng kem thoa ngoài được sử dụng mà không cần đến sự kê toa của các bác sĩ. Vì những loại thuốc này có thể làm mất sắc tố da, gây kích ứng da, một vài loại có thể làm thay đổi lượng hormone trong cơ thể, do đó tốt nhất là bạn hãy gặp bác sĩ để được tư vấn và được hướng dẫn cách chữa trị phù hợp.

Các loại kem thoa ngoài thường được dùng bao gồm:

  • Hydrocortison (Cortaid, Micort-HC).
  • Betametasone (Derm.us, Diprolene).
  • Desonida (Desonate, DesOwen).
  • Mometasone (Elocon).

4. Thuốc ức chế Leukotriene

Thuốc ức chế Leukotriene hay thuốc đối vận thụ thể Leukotriene là một loại thuốc theo toa, hoạt động bằng cách ngăn chặn quá trình sản xuất Leukotriene – một chất trung gian gây viêm trong cơ thể. Tác dụng của loại thuốc này làm giảm các triệu chứng dị ứng như sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi… Trong đó, montelukast (Singulair) là loại thuốc được chỉ định để điều trị viêm mũi dị ứng.

Khi sử dụng những loại thuốc này, bạn có thể sẽ gặp phải các vấn đề như thay đổi tâm trạng, mất ngủ, gây ảo giác, trầm cảm hoặc bị kích ứng mạnh.

5. Thuốc tiêm Epinephrine

Epinephrine được chỉ định trong các trường hợp bị dị ứng nặng, gây sốc phản vệ làm đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Đây là một dạng dung dịch tiêm được pha sẵn. Các thương hiệu của loại thuốc này bao gồm:

  • Auvi-Q.
  • Adrenaclick.
  • EpiPen Jr..
  • EpiPen.

Nếu là một người có cơ địa nhạy cảm, thường hay bị dị ứng thì nên mang theo loại thuốc này bên mình để có thể chữa trị kịp thời khi không may bị dị ứng. Để bảo đảm an toàn, bạn chỉ được dùng đúng loại thuốc và liều lượng đã được quy định. Ngoài ra, phải chắc chắn là bạn đã nắm vững cách sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, vì dùng thuốc không đúng cách có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm.

6. Các chất ổn định tế bào mast

Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm quá trình giải phóng các chất gây dị ứng trong cơ thể và được chỉ định khi các loại thuốc kháng histamin không phát huy hiệu quả.

Chất ổn định tế bào mast tồn tại dưới dạng thuốc xịt mũi hoặc thuốc nhỏ mắt. Thông thường, các loại thuốc này không gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng cho người bệnh. Việc bạn cần làm là nên chú ý sử dụng theo đúng liều lượng mà các bác sĩ đã quy định.

7. Liệu pháp miễn dịch với các chất gây dị ứng

Mục đích của liệu pháp này là khiến cho các hệ thống miễn dịch trong cơ thể không phản ứng với các chất gây dị ứng, từ đó kiểm soát được các triệu chứng dị ứng. Liệu pháp này có thể được dùng khi các phương pháp chữa trị khác không mang lại tác dụng. Đôi khi nó còn được chỉ định để điều trị hen suyễn.

Liệu pháp miễn dịch được chỉ định bằng đường tiêm hoặc bằng cách đặt thuốc dưới lưỡi. Mỗi hình thức sử dụng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ để được tư vấn rõ hơn về cách chữa trị này.

Ngoài ra, tùy vào tình trạng bệnh và khả năng hấp thu của mỗi người mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng một số loại thuốc chống dị ứng khác không được chúng tôi liệt kê trên đây. Nếu muốn biết thêm thông tin, hãy liên hệ với các bác sĩ của bạn.

Xem thêm: Các loại thuốc chống dị ứng ngứa, mề đay và lưu ý

Những điều cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc điều trị dị ứng

Sử dụng thuốc tây không đúng cách có thể mắc nhiều tác dụng phụ
Sử dụng thuốc tây không đúng cách có thể mắc nhiều tác dụng phụ

Việc sử dụng các loại thuốc tây nói chung và các loại thuốc kháng dị ứng nói riêng đều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng cho người sử dụng. Do đó, để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc mà bác sĩ đã chỉ định hoặc theo hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì. Không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng nếu không được bác sĩ yêu cầu.
  • Thông báo với các bác sĩ tất cả thông tin về tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe và các vấn đề y tế mà bạn đang gặp phải trước khi dùng thuốc.
  • Với đối tượng sử dụng là phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ nhỏ, người già cần phải thật cẩn thận khi dùng thuốc tây để chữa bệnh. Nên hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách sử dụng cho an toàn.
  • Phải có các dụng cụ đo lường để xác định một cách chính xác liều dùng cần thiết khi dùng các loại thuốc dạng dung dịch.
  • Với thuốc dạng viên, không được nghiền nát chúng để uống. Điều này sẽ làm cho cơ thể hấp thu thuốc quá nhiều, làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ.
  • Khi sử dụng các dạng thuốc thoa ngoài, không được dùng các băng gạc để băng bó vùng da được thoa thuốc nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Sử dụng nhiều loại thuốc cùng một lúc có thể làm thay đổi cơ chế hoạt động của chúng, nguy cơ mắc tác dụng phụ khi sử dụng cũng sẽ tăng lên. Vì vậy hãy thông báo với các bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng, kể cả các loại vitamin và thảo dược.
  • Để các loại thuốc này xa tầm tay của trẻ nhỏ và tuyệt đối không được để người khác sử dụng các loại thuốc của mình khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Hãy ngưng dùng thuốc và liên hệ với các bác sĩ nếu thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường hoặc đã sử dụng thuốc một thời gian mà không thấy mang lại hiệu quả.

Trên đây là các thông tin về những loại thuốc thường được sử dụng để điều trị dị ứng. Để tránh gặp những vấn đề không mong muốn trong quá trình điều trị, hãy liên hệ với các bác sĩ để được thông tin rõ hơn về liều lượng, cách dùng, những rủi ro có thể gặp phải và nhiều thông tin khác nữa về các loại thuốc này.

Có thể bạn quan tâm

Dị ứng mạt bụi là gì? Làm thế nào để điều trị?

Dị ứng mạt bụi rất phổ biến, bên cạnh các triệu chứng dị ứng, nếu người bệnh tiếp xúc lâu...

Cách trị dị ứng da mặt bằng sữa chua

Cách trị dị ứng da mặt bằng sữa chua ít người biết

Sữa chua được coi là “vị cứu tinh” cho làn da nhạy cảm. Không chỉ có công dụng làm đẹp,...

Dấu hiệu dị ứng bỉm ở trẻ mẹ cần nhận biết và xử lý nhanh

Sử dụng bỉm kém chất lượng hoặc dùng sai cách có thể khiến trẻ bị dị ứng. Nguyên nhân có...

Tìm hiểu dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Dị ứng thời tiết là bệnh lý ngoài da thường gặp trong những ngày giao mùa hoặc thời tiết thay...

Dị ứng bạc hà: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bạc hà vốn từ lâu đã được biết đến như một loại thảo dược quý từ tự nhiên. Tuy nhiên,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *