7 tinh dầu tự nhiên giúp giảm ngứa da một cách an toàn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Tình trạng ngứa rát do côn trùng cắn, dị ứng hay do các bệnh da liễu gây ra không chỉ làm tổn thương da mà còn gây ra cảm giác khó chịu. Để cải thiện những tình trạng này, bạn có thể tận dụng tinh dầu tự nhiên làm giảm ngứa da an toàn và hiệu quả nhanh chóng.

tinh dầu làm giảm ngứa da
Sử dụng tinh dầu làm giảm ngứa da an toàn

Tinh dầu giảm ngứa là gì? có hiệu quả không?

Tinh dầu có nguồn gốc từ thực vật, là sản phẩm thu được qua quá trình chưng cất và tinh chế. Tinh dầu được chiết xuất từ nhiều loại thực vật, có nhiều công dụng và mùi hương phong phú. Bên cạnh công dụng tạo mùi hương, tinh dầu còn được sử dụng để giảm kích ứng và làm giảm ngứa da.

Nếu bạn bị ngứa da do muỗi, côn trùng cắn, dị ứng hoặc phát ban có thể sử dụng tinh dầu để cải thiện. Tinh dầu chỉ có tác dụng làm giảm nhẹ tình trạng ngứa tạm thời không có tác dụng thay thế thuốc điều trị.

Người bệnh cũng không nên lạm dụng tinh dầu vì có thể gây kích ứng da, dị ứng khiến tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn. Thậm chí tinh dầu có thể gây bỏng rát da, tổn thương da. Trường hợp ngứa da do các bệnh da liễu nghiêm trọng như vảy nến, chàm (eczema),… bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng cách điều trị này.

Tìm hiểu thêm: Ngứa ngoài da là bệnh gì? Cách xử lý và chữa trị

7 loại tinh dầu làm giảm ngứa da an toàn

Tinh dầu có khả năng giảm sưng và giảm ngứa da thường có đặc tính kháng khuẩn, giúp vết thương trên da không bị nhiễm trùng. Ngoài tác dụng chống viêm, các tinh dầu này còn có tác dụng làm dịu và dưỡng ẩm, giúp hạn chế tình trạng ngứa và bong tróc ở vùng da bị tổn thương.

Một số loại tinh dầu đã được bổ sung hương liệu và các thành phần khác. Bạn nên lựa chọn tinh dầu nguyên chất để tránh tình trạng kích ứng khi sử dụng.

1. Tinh dầu bạc hà

Bạc hà có tác dụng làm mát, giảm sưng và kháng khuẩn. Tinh dầu bạc hà hiệu quả với tình trạng ngứa da do côn trùng, ong cắn hoặc do tiếp xúc với cây thường xuân độc.

tinh dầu làm giảm ngứa da
Tinh dầu bạc hà có tính kháng viêm, chống viêm giúp da giảm ngứa, sưng do côn trùng cắn

Khi thoa tinh dầu bạc hà lên vùng da tổn thương bạn sẽ nhận thấy vết thương mát và giảm sưng dần. Bạn nên thoa tinh dầu từ 2 – 3 lần/ngày để giảm ngứa nhanh chóng.

2. Tinh dầu hoa cúc

Hoa cúc có mùi thơm nhẹ, tính mát và có đặc tính làm dịu da. So với tinh dầu bạc hà, tinh dầu từ hoa cúc ít gây kích ứng và không gây ra cảm giác xót khi tiếp xúc với vết xước.

Tinh dầu hoa cúc còn có độ ẩm cao, bạn có thoa lên vùng da khô, ngứa 2 lần/ngày. Sử dụng trong khoảng 3 ngày liên tục bạn sẽ thấy vết ngứa thuyên giảm.

3. Tinh dầu tràm trà

Tràm trà là một loại cây họ chè, có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Tinh dầu tràm trà thường được sử dụng để trị mụn trứng cá, giảm bã nhờn và giảm gàu trên da đầu.

Tinh dầu tràm trà không chỉ làm giảm ngứa da mà còn được sử dụng để kiểm soát tình trạng nổi mề đay, phát ban do dị ứng, nấm da,…

4. Tinh dầu hoa oải hương

Tinh dầu hoa oải hương có tác dụng kháng nấm nên rất thích hợp với những người bị ngứa do nấm da gây ra. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng tinh dầu này để cải thiện vết cắn do bọ xít, kiến, ong,…

tinh dầu làm giảm ngứa da
Tinh dầu hoa oải hưởng có tác dụng kháng nấm thích hợp với tình trạng ngứa da do vi nấm gây ra

Hoa oải hương có mùi rất thư giãn và dễ chịu, bạn nên dùng tinh dầu này để dưỡng da trước khi ngủ. Mùi hương nhẹ nhàng sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Xem thêmNgứa da vào ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

5. Tinh dầu hoa hồng

Một nguyên nhân gây ngứa da mà ít người biết đến là do căng thẳng, mệt mỏi. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng tinh dầu hoa hồng để kích thích các dây thần kinh giảm căng thẳng.

Hoa hồng không có tác dụng kháng khuẩn nên bạn hạn chế dùng trên vùng da có vết xước hoặc vết thương hở.

6. Tinh dầu dưa hấu

Tinh dầu dưa hấu dưỡng ẩm, nuôi dưỡng tế bào bằng các thành phần chống oxy mạnh và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng da. Tinh dầu này có đặc tính chống viêm giúp làm giảm các nốt sưng đỏ gây ngứa trên da.

7. Tinh dầu khuynh diệp

Tinh dầu khuynh diệp đã được chứng minh về khả năng giảm sưng viêm và giảm ngứa. Hiện nay, tinh dầu này đã được ứng dụng trong y học để điều chế dầu xoa bóp, dầu trị các vấn đề về da thường gặp.

Dầu khuynh diệp giúp bạn làm giảm ngứa nhanh chóng, tuy nhiên dầu không có tác dụng với tình trạng ngứa da do vi nấm gây ra.

Lưu ý khi dùng tinh dầu giảm ngứa da

  • Nên lựa chọn tinh dầu hữu cơ để giảm kích ứng lên da
  • Thận trọng khi dùng tinh dầu lên da mặt hoặc vùng da gần mắt
  • Thử trước lên vùng da nhỏ để chắc da bạn không bị kích ứng trước khi thoa lên vùng da rộng
  • Không dùng cho trẻ em nếu không có sự cho phép của bác sĩ

Có thể bạn quan tâm

Dị ứng yến mạch: Những điều bạn cần biết để điều trị

Dị ứng yến mạch là một trong những loại dị ứng thực phẩm thường gặp. Nếu được điều trị kịp...

Dị ứng với trứng: Nguy hiểm nhưng ít người biết

Trứng là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng. Đây là hiện tượng quá mẫn cảm với protein...

Tìm hiểu dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Dị ứng thời tiết là bệnh lý ngoài da thường gặp trong những ngày giao mùa hoặc thời tiết thay...

Dị ứng xi măng: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Dị ứng xi măng là một dạng dị ứng khá hiếm gặp, tuy nhiên lại có thể gây ra những...

Dị ứng mủ cao su (latex) và những điều cần biết để điều trị ngay

Cách hiểu đơn giản nhất về dị ứng mủ cao su là tình trạng cơ thể phản ứng với một...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *