Fluorometholone: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Fluorometholone là một loại thuốc nhãn khoa thuộc nhóm thuốc corticosteroid, được dùng để điều trị các vấn đề về mắt do viêm hoặc chấn thương. Nắm rõ các thông tin về thuốc sẽ  giúp bạn biết cách sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn.

Thuốc Fluorometholone dùng để điều trị các bệnh lý về mắt
Thuốc Fluorometholone dùng để điều trị các bệnh lý về mắt

  • Tên hoạt chất: Fluorometholone.
  • Tên thương hiệu: Flumetholon 0,02, FML Liquifilm, Fulleyelone 0,1%.
  • Nhóm thuốc: Corticosteroid.
  • Dạng thuốc: Dung dịch nhỏ mắt, thuốc mỡ bôi mắt.

I/ Thông tin về thuốc Fluorometholone

1. Chỉ định

Fluorometholone là thuốc được sử dụng theo toa nhằm điều trị một số bệnh lý về mắt do bị viêm nhiễm hoặc do chấn thương.

2. Chống chỉ định

  • Các trường hợp mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi.

3. Dạng điều chế

  • Dung dịch nhỏ mắt.
  • Thuốc mỡ bôi mắt.

4. Liều lượng sử dụng

Tùy vào mục đích điều trị, mức độ bệnh, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng người mà các bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng thuốc cho phù hợp. Liều dùng thông thường của thuốc được quy định như sau:

♦ Với dạng thuốc nhỏ mắt:

  • Người trưởng thành: Dùng thuốc để nhỏ vào mắt bị tổn thương 4 lần/ ngày. Trong khoảng 2 – 4 ngày điều trị đầu tiên, có thể dùng thuốc với tần suất 4 giờ/ lần theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Dùng thuốc theo liều lượng do các bác sĩ chỉ định.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi: Thường không được chỉ định sử dụng cho đối tượng này.

♦ Với dạng thuốc mỡ bôi mắt:

  • Người lớn: Dùng một lượng nhỏ (khoảng 1/2 inch ribbon) để thoa lên vùng mắt bị tổn thương 3 lần/ ngày.
  • Trẻ em trên 2 tuổi: Sử dụng theo liều lượng mà các bác sĩ đã quy định.
  • Trẻ dưới 2 tuổi: Fluorometholone không được dùng cho trường hợp này. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thêm thông tin.

Tham khảo thêm: Thuốc Acemuc – Công dụng, cách dùng & tác dụng phụ

5. Cách sử dụng

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cho bạn về liều lượng, tần suất, thời gian dùng thuốc. Việc bạn cần làm là phải tuân thủ theo sự hướng dẫn, không được tự ý tăng hoặc giảm liều dùng. Ngoài ra, cần lưu ý thêm một vài vấn đề như sau:

♦ Đối với dạng dung dịch:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi dùng thuốc.
  • Cần phải nằm hoặc ngước mặt lên, dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ để banh to mắt ra rồi nhỏ thuốc vào đúng nhãn cầu  rồi nhẹ nhàng nhắm mắt lại. Sử dụng một ngón tay giữ phần góc trong của mắt khoảng 1 phút để cản không cho thuốc trôi ra ngoài. Lưu ý: Phải lắc đều chai dung dịch trước khi dùng, không được để đầu ống thuốc tiếp xúc với nhãn cầu của bạn.
  • Đậy nắp kín sau ki dùng.
  • Không nhỏ thuốc khi đang đeo kính áp tròng vì các chất bảo quản có trong thuốc có thể làm mềm kính và gây kích ứng cho mắt.

♦ Đối với dạng thuốc mỡ (bôi vào mắt):

Tương tự như thuốc dạng dung dịch, để sử dụng thuốc dạng mỡ, các bạn thực hiện như sau:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi thoa thuốc, tránh gây nhiễm trùng.
  • Lấy một lượng thuốc theo liều lượng đã được quy định và tra vào vị trí giữa nhãn cầu và mí dưới.
  • Nhắm nhẹ mắt khoảng 1 – 2 phút để thuốc được thẩm thấu hết vào mắt.
  • Sau khi sử dụng, dùng khăn giấy lau thật sạch ống thuốc và đậy nắp cẩn thận.

6. Cách bảo quản

  • Để thuốc xa tầm tay trẻ em
  • Không dùng thuốc đã hết hạn.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh để thuốc ở những nơi ẩm ướt hoặc nơi có nhiều ánh sáng mặt trời.
  • Có thể được bảo quản lạnh nhưng không được để thuốc bị đóng băng.

Có thể bạn quan tâm: Thuốc Otilin xịt mũi, nhỏ tai có tác dụng gì?

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Fluorometholone

1. Tác dụng phụ

Fluorometholone có thể gây ra các tác dụng phụ như sau:

  • Làm tăng nhãn áp
  • Gây ra các phản ứng dị ứng
  • Có cảm giác ngứa rát khi thoa thuốc.
  • Mí mắt hoặc mắt bị sưng.
  • Chảy nước mắt.
  • Da bị phát ban.
  • Làm mất khẩu vị.
  • Bị đau mắt.
  • Thay đổi thị lực.
Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc fluorometholone
Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc fluorometholone

Ngoài ra thuốc còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác nữa mà không được chúng tôi liệt kê ở đây. Nếu các tác dụng phụ này xảy ra ở mức độ nhẹ, nó có thể biến mất trong khoảng 1 vài ngày hoặc vài tuần mà không cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu thấy chúng có dấu hiệu nặng hơn hoặc các biểu hiện này kéo dài dai dẳng, hãy liên hệ với các bác sĩ hoặc các trung tâm y tế được được hướng dẫn cách xử lý.

2. Thận trọng

Nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho bản thân, trước khi sử dụng thuốc, các bạn hãy báo với các bác sĩ về tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh lý của mình, nhất là khi nằm trong một số trường hợp như sau:

  • Phẫu thuật đục thủy tinh thể
  • Mắc các bệnh lý khiến giác mạc hoặc màng cứng của mắt bị hỏng.
  • Mắt bị nhiễm trùng do nấm, mycobacteria.
  • Nhiễm trùng do virus (viêm niêm mạc biểu mô herpes simple).
  • Bị Glaucoma (cườm nước).

Thuốc còn có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của nhiều bệnh khác mà không được chúng tôi liệt kê ở đây. Vì vậy bạn hãy trao đổi với các bác sĩ về những vấn đề sức khỏe mà mình đang gặp phải để được tư vấn hướng điều trị phù hợp.

3. Cách xử lý khi sử dụng thiếu/ quá liều

Dùng thuốc thiếu liều hoặc quá liều đều làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Khi bị một trong hai trường hợp này, các bạn hãy xử lý theo những cách như sau:

  • Dùng thiếu liều: Hãy bổ sung liều đã quên ngay khi nhớ ra. Nếu sắp đến thời gian dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều cũ. Không được tự ý tăng gấp đôi liều lượng trong một lần sử dụng để bù vào.
  • Dùng quá liều: Hãy liên hệ với bác sĩ hoặc các trung tâm y tế để được tư vấn cách xử lý trong trường hợp dùng quá liều.

Có thể bạn quan tâm

Phương pháp chữa viêm họng bằng diện chẩn

Chữa viêm họng bằng diện chẩn là phương pháp điều trị có khả năng khắc phục tốt bệnh lý mà...

Phác đồ điều trị viêm xoang mới nhất hiện nay: Cập nhật từ CHUYÊN GIA Tai Mũi Họng

Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng (viêm) ở các xoang cạnh mũi. Dựa vào mức độ nhiễm trùng, triệu...

Bé bị viêm họng cấp có nên uống kháng sinh ?

Thời điểm giao mùa, trời chuyển lạnh cũng là lúc nhiều người mắc bệnh đường hô hấp, trong đó có...

Mách mẹ cách dùng hoa đu đủ đực trị ho cho trẻ

Những bài thuốc từ hoa đu đủ đực của dân gian có lẽ không mấy xa lạ trong các bài...

Người viêm họng có được ăn măng không? Nên tránh gì?

Người viêm họng có được ăn măng không? Nên tránh gì?

Viêm họng có ăn măng được không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Măng chứa các chất dinh dưỡng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *