Nguyên nhân gây nghẹt mũi và những cách giúp bạn thoát khỏi nó

Bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu khi bị nghẹt mũi, các hoạt động sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày cũng sẽ bị cản trở vì mắc phải tình trạng này. Thông thường nghẹt mũi xảy ra khi các dịch nhầy bị tích tụ lại quá nhiều gây tắc đường thở. Đây là kết quả của việc các mạch máu trong lớp niêm mạc mũi bị kích thích do cảm lạnh, viêm xoang, cúm…

nguyên nhân gây nghẹt mũi
Tìm hiểu nguyên nhân gây nghẹt mũi và cách điều trị

Nguyên nhân nào gây nghẹt mũi?

Nghẹt mũi là tình trạng phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Mặc dù ít khi gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng chúng lại gây ra rất nhiều phiền nhiễu cho người bệnh. Nghẹt mũi xảy ra khi các dịch nhầy bị tiết ra quá nhiều làm cho đường thở bị bít kín gây khó thở, nghẹt thở. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, tuy nhiên các yếu tố gây bệnh phổ biến mà chúng ta thường gặp phải bao gồm:

♦ Do nhiễm virus:

Mắc các bệnh cảm lạnh cảm cúm do nhiễm virus được cho nguyên nhân phổ biến nhất gây tắc nghẹt mũi. Ngoài ra, bệnh còn gây ra nhiều triệu chứng khác nữa như ho, đau họng, hắt hơi…

♦ Viêm mũi dị ứng:

Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng nghẹt mũi. Viêm mũi dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân gây kích ứng từ bên ngoài, gây nên các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, ngứa. Phấn hoa, lông động vật, hóa chất,… là những yếu tố chủ yếu gây nên tình trạng này.

♦ Mang thai:

Những người phụ nữ đang mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ cũng là đối tượng thường bị tắc nghẹt mũi. Bởi các nội tiết tố progesterone và estrogen trong cơ thể của bà bầu lúc này sẽ có những thay đổi để thích ứng với việc có em bé trong bụng. Điều này sẽ làm cho nhịp tim bà mẹ đập nhanh hơn, lưu lượng máu dồn đến các bộ phận trong cơ thể (kể cả vùng mũi) cũng nhiều hơn. Các mạch máu nhỏ trong lớp niêm mạc mũi dưới áp lực của máu được dồn lên quá nhiều sẽ bị giãn ra, gây sưng đau và làm tăng màng nhầy trong mũi dẫn đến nghẹt mũi, hắt hơi và có thể còn bị chảy máu cam.

♦ Không khí ô nhiễm: 

Hít phải nhiều khói bụi, thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại cũng sẽ làm cho bạn bị nghẹt mũi. Vì khi hít phải bụi bặm hay bất cứ thứ gì có hại thì niêm mạc mũi sẽ bắt đầu tiết ra nhiều hơn các chất nhầy để ngăn chặn bụi bẩn, vi khuẩn không cho chúng xâm nhập vào sâu hơn. Một khi chất nhầy được tiết ra quá nhiều sẽ làm nghẹt mũi.

♦ Bị viêm mũi teo (Ozen):

Khi bị viêm mũi nặng nhưng không được điều triệt để sẽ dẫn đến bệnh viêm mũi teo. Đặc trưng của chứng bệnh này là lớp niêm mạc mũi bị teo lại, viêm nhiễm do sự tấn công của các vi khuẩn. Từ đó gây ra các triệu chứng đặc trưng như bị nghẹt mũi kéo dài, xì mũi có mủ vàng hôi, ù tai, nhức đầu…

♦ Viêm xoang:

Đây là tình trạng các xoang bị viêm do sự tấn công của các vi khuẩn và virus. Viêm xoang làm tăng lượng dịch nhầy trong các xoang và đường thở khiến bạn khó thở, đặc biệt là vào ban đêm.

Ngoài ra, chứng nghẹt mũi của bạn còn có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra. Để có thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh thì bạn hãy tìm gặp bác sĩ để được tư vấn rõ hơn.

Các triệu chứng kèm theo khi bị nghẹt mũi là gì?

Bên cạnh tình trạng khó thở do bị nghẹt mũi, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng khác nữa, bao gồm:

  • Đau mặt.
  • Đau tai.
  • Xì ra chất nhầy màu xanh vàng, mùi hôi.
  • Đau đầu.
  • Sốt, ho, tức ngực.

Đa số các trường hợp nghẹt mũi chỉ là vấn đề tạm thời, các triệu chứng trên sẽ nhanh chóng được cải thiện khi áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ để biết rõ hơn về vấn đề này.

Cần phải làm gì để điều trị tình trạng nghẹt mũi?

Dùng nước muối xịt mũi để giảm nghẹt mũi
Dùng nước muối xịt mũi là một trong những cách làm giảm nghẹt mũi

Tuy là vấn đề ít nghiêm trọng nhưng nó lại gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày của người bệnh. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể áp dụng các biện pháp như sau:

♦ Xịt nước muối: 

Dùng nước muối để xịt có thể làm sạch vùng mũi, giúp giảm viêm và giảm tắc nghẹt. Trong nước muối dùng để xịt mũi không chứa các thành phần của thuốc khác. Do đó bất cứ ai cũng có thể sử dụng  (kể cả phụ nữ mang thai) vì nó rất an toàn.

♦ Dùng các loại thuốc thông mũi: 

Các loại thuốc thuộc nhóm này hoạt động bằng cách làm cho các mạch máu nhỏ thu hẹp lại như trạng thái ban đầu, từ đó tình trạng sưng đau ở vùng niêm mạc mũi cũng giảm theo.

Thuốc thông mũi có sẵn ở cả dạng viên nén và dạng xịt. Vì nó có thể gây ra tác dụng phụ nên để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào.

♦ Chườm ấm: 

Cách này có thể làm giảm cảm giác đau đớn và tình trạng tắc nghẹt vùng mũi, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Chỉ cần dùng túi chườm ấm hoặc khăn tẩm nước ấm (có thêm vài lát gừng tươi thì càng tốt) để đắp lên vùng mặt của mình khoảng 30 phút là có thể cảm nhận được hiệu quả của nó.

♦ Dùng các loại trà thảo dược: 

Sử dụng một cốc trà gừng, trà hoa cúc, trà xanh… mỗi ngày không những có thể thanh lọc cho cơ thể mà còn cải thiện được tình trạng nghẹt mũi mà bạn đang mắc phải.

♦ Uống thuốc kháng dị ứng: 

Với các trường hợp bị tắc nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng hoặc do các phản ứng dị ứng khác thì các loại thuốc kháng histamin sẽ được các bác sĩ chỉ định cho bạn sử dụng để điều trị các triệu chứng nghẹt mũi.

Tuy nhiên, thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu như dùng không đúng liều lượng và đúng cách. Do đó, hãy đọc kỹ hướng dẫn được ghi trên bao bì và thực hiện theo những gì mà bác sĩ đã hướng dẫn.

♦ Dùng máy tạo độ ẩm: 

Độ ẩm trong không khí được giữ ở mức ổn định sẽ giúp quá trình tiết chất nhầy trong mũi được diễn ra bình thường, các chất nhầy ít bị tích tụ vì chúng có thể được tống ra ngoài.

Tuy nhiên, khi sử dụng các loại máy này cần phải giữ cho chúng được sạch sẽ, tránh tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển.

♦ Uống nhiều nước:

Cơ thể được bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể được diễn ra bình thường, các dịch nhầy trong mũi cũng loãng ra nên dễ được tống ra ngoài.

Trong trường hợp áp dụng các cách điều trị trên mà không mang lại hiệu quả thì bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị lại.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tham khảo thêm: Vì sao bị nghẹt mũi vào ban đêm? Điều trị như thế nào?

Lá nhọ nồi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Loại cỏ này có khả năng điều trị bệnh viêm xoang.

Bài thuốc chữa viêm xoang bằng lá nhọ nồi hiệu quả và an toàn

Bệnh viêm xoang có thể được chữa khỏi nhờ những bài thuốc trong dân gian, Đông y. Dùng lá cỏ...

Nhiều người dùng mật vịt xiêm để chữa viêm xoang. Liệu bài thuốc này có chữa khỏi bệnh không?

Dùng mật vịt xiêm chữa viêm xoang có khỏi không?

Theo Đông y, mật vịt xiêm có tác dụng tiêu độc, tả hỏa, chống co giật,... Tuy nhiên, loại dược...

Bài thuốc chữa viêm xoang được nghiên cứu bài bản, hội tụ tinh hoa YHCT và khoa học hiện đại

Thông Xoang Khang Dược Trị Viêm Xoang Tận Gốc Từ 1-3 Tháng, Không Cần Nạo Xoang

Đau nhức xoang mũi, đau lên đỉnh đầu, nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi, khó thở,... khiến bạn vô...

Phương pháp bấm huyệt chữa viêm phế quản

Phương pháp bấm huyệt chữa viêm phế quản có cách thực hiện đơn giản, ít tác dụng phụ và có...

Mẹo chữa viêm xoang bằng giấm táo ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ tại nhà

Nghẹt mũi, sổ mũi, đau nhức xoang, nặng mặt là một trong những triệu chứng phổ biến ở người bị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *