VTV2 Chất lượng cuộc sống lựa chọn đưa tin về công tác khám chữa bệnh mề đay bằng thảo dược tại Trung tâm Thuốc dân tộc trong phóng sự mới nhất. [Đọc ngay]

Dị ứng với thịt: Bệnh lý ít gặp nhưng nghiêm trọng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Dị ứng thực phẩm là tình trạng phổ biến, xuất hiện ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Tình trạng dị ứng thịt có thể không phổ biến như một số loại thực phẩm khác. Tuy nhiên vẫn có một số người nhạy cảm với protein, alpha-galactose hoặc các thành phần có trong thịt.

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]

Những điều cần biết khi bị dị ứng thịt

Khi cơ thể bị dị ứng, tác nhân gây dị ứng (dị nguyên) sẽ kích thích cơ thể sản sinh kháng thể immunoglobulin E. Khi immunoglobulin E được sản sinh, chúng sẽ kháng lại tác nhân gây dị ứng. Phản ứng này có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng khác nhau.

Dị ứng thịt
Dị ứng thịt là tình trạng dị ứng ít phổ biến

1. Triệu chứng

Nếu bạn bị dị ứng với thịt, các triệu chứng sẽ xuất hiện ngay khi bạn đang ăn hoặc xuất hiện sau đó khoảng vài giờ. Các triệu chứng bao gồm:

  • Ngứa trong miệng
  • Chảy nước mắt
  • Chảy nước mũi
  • Ngứa mũi
  • Hắt hơi
  • Khó thở
  • Đau họng
  • Thở khò khè
  • Phát ban da
  • Ngứa da
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Co thắt dạ dày
  • Nhịp tim nhanh
  • Hen suyễn

Triệu chứng phát sinh phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của cơ thể với dị nguyên. Ở một số trường hợp, các triệu chứng nguy hiểm có thể xuất hiện và nhanh chóng chuyển sang giai đoạn sốc phản vệ. Nếu không kịp thời đến bệnh viện, sốc phản vệ có thể gây suy tim, hôn mê, suy hô hấp hoặc thậm chí gây tử vong.

2. Nguyên nhân

Dị ứng thịt đỏ

Thịt đỏ bao gồm những loại thịt có màu đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu,… Các nhà khoa học cho biết những người có nhóm máu A hoặc O có nguy cơ dị ứng thịt đỏ cao hơn những người có nhóm máu khác. Lý giải điều này, các nhà khoa học cho biết kháng nguyên B trong những người có nhóm máu AB hoặc B có cấu trúc tương tự như dị nguyên có trong thịt, do đó cơ thể có khả năng kháng lại dị nguyên này.

dị ứng thịt bò
Thịt đỏ có chứa alpha galactose có khả năng gây dị ứng

Ngoài ra, những loại thịt đỏ đều có chứa một loại đường – alpha galactose. Loại đường này được tìm thấy trong hầu hết động vật có vú, trừ con người. Do đó, cơ thể có thể nhạy cảm với loại đường này và phát sinh các triệu chứng dị ứng.

Dị ứng thịt gia cầm

Phản ứng dị ứng với thịt gia cầm ít phổ biến hơn dị ứng thịt đỏ. Nguyên nhân được các chuyên gia lý giải là do thịt gia cầm chưa được chế biến chín hoàn toàn, các vi khuẩn và ký sinh trùng trong thịt là tác nhân khiến cơ thể phát sinh hoạt động miễn dịch và gây ra tình trạng dị ứng.

3. Chẩn đoán dị ứng thịt

Để chẩn đoán tình trạng dị ứng thịt, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm cần thiết.

  • Xét nghiệm máu: nhằm phát hiện ra các kháng thể (immunoglobulin E) được cơ thể sản sinh khi có phản ứng dị ứng.
  • Xét nghiệm phản ứng da: bác sĩ có thể đặt một lượng nhỏ protein có trong thịt lên vùng da và quan sát phản ứng.
  • Thực hiện chế độ kiêng thịt: nếu nghi ngờ bạn bị dị ứng thịt, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện chế độ kiêng thịt. Khi các triệu chứng thuyên giảm dần, bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán bạn bị ứng nhóm thực phẩm này.

Các phương pháp điều trị dị ứng thịt

Phương pháp điều trị dị ứng thịt là tránh xa những loại thịt và các chế phẩm từ thịt (xúc xích, pate, thịt hộp,…). Việc kiêng cử thịt có thể khiến bạn bị thiếu hụt protein, do đó hãy trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để thay thế bằng một nguồn protein khác (đậu nành, nấm, hải sản,…).

dị ứng thịt gà
Bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc để làm giảm các triệu chứng do dị ứng thịt gây ra

Ngoài ra, bạn có thể được chỉ định những loại thuốc để làm giảm các triệu chứng do dị ứng thịt gây ra:

  • Thuốc kháng histamine: nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ức chế quá trình sản sinh histamine của cơ thể. Histamine là chất trung gian kích thích các triệu chứng dị ứng xuất hiện. Nhóm thuốc này được dùng khi bạn bị phát ban hoặc xuất hiện các triệu chứng hô hấp nhẹ.
  • Thuốc xịt mũi corticosteroid: được sử dụng để thông đường mũi bị nghẹt do dị ứng. Thuốc không dùng cho bệnh nhân hen suyễn, với đối tượng này bạn cần sử dụng thuốc hút albuterol.
  • Thuốc tiêm epinephrine: được sử dụng trong tình huống khẩn cấp (phản ứng dị ứng nghiêm trọng, sốc phản vệ). Nếu bạn bị sốc phản vệ, bạn phải điều trị tại bệnh viện và được kiểm soát chặt chẽ. Bên cạnh việc dùng thuốc tiêm epinephrine, bác sĩ có thể dùng thuốc corticosteroid để tiêm tĩnh mạch, thuốc kháng histamine,…

Sau khi điều trị dị ứng thịt, bạn không nên tiếp tục sử dụng loại thịt gây ra dị ứng. Phản ứng dị ứng lần hai có thể nghiêm trọng và gây ra sốc phản vệ, ảnh hưởng đến sức khỏe và đe dọa tính mạng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Tin bài liên quan

Bạn Nghiêm Huyền Linh (25 tuổi) Hà Nội đã khỏi hẳn bệnh mề đay, mẩn ngứa chỉ sau 1 tháng sử dụng bài thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang. [Xem ngay]
Trẻ nổi mề đay ban đêm và cách chữa trị

Trẻ nổi mề đay ban đêm: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Với một làn da nhạy cảm và mỏng manh, trẻ nổi mề đay ban đêm là tình trạng không phải...

Dấu hiệu dị ứng bỉm ở trẻ mẹ cần nhận biết và xử lý nhanh

Sử dụng bỉm kém chất lượng hoặc dùng sai cách có thể khiến trẻ bị dị ứng. Nguyên nhân có...

Các loại thuốc điều trị dị ứng ở trẻ em

Sử dụng một số loại thuốc có sẵn hoặc thuốc theo toa để giúp bé làm giảm cấc triệu chứng...

Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ngứa phải làm sao?

Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ngứa thường xuất hiện khi thời tiết đột ngột lạnh hoặc nóng. Ngoài...

Dị ứng theo mùa: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Tình trạng dị ứng xảy ra trong một mùa cụ thể được gọi là dị ứng theo mùa. Bệnh lý...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.