Thuốc kháng dị ứng histamin và những điều cần lưu ý khi sử dụng

5/5 - (1 bình chọn)

Thuốc kháng histamin là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị các triệu chứng dị ứng thông thường như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt…  Loại thuốc này được sản xuất ở nhiều dạng khác nhau như thuốc xịt, thuốc uống, thuốc bôi ngoài… 

Các thông tin cơ bản về thuốc kháng histamin

Khi bị các triệu chứng bệnh liên quan đến dị ứng, chúng ta thường nghe các bác sĩ chỉ định các loại thuốc kháng histamin. Vậy bản chất của thuốc này là gì? Khi sử dụng cần phải lưu ý những vấn đề nào? Hãy theo dõi những thông tin dưới đây để tìm lời giải đáp cho vấn đề này.

Thuốc kháng histamin và những điều cần lưu ý
Thuốc kháng histamin và những điều cần lưu ý

1. Thuốc kháng histamin là gì?

Histamin là một loại amin được tiết ra bởi các tế bào gốc và tế bào mast trong cơ thể, tồn tại dưới lớp mô của da, phổi, dạ dày và niêm mạc miệng. Chất này đóng vai trò trung gian trong các phản ứng dị ứng và có chức năng dẫn truyền thần kinh, tiết acid gastric. Khi có các yếu tố kích ứng từ bên ngoài tác động vào, chúng sẽ tác động đến các phức hợp protein trong cơ thể và làm giải phóng histamin. Tình trạng này sẽ làm gia tăng tính thẩm thấu của các chất vào mao mạch máu và các protein khác gây nên các triệu chứng thường gặp của dị ứng như sổ mũi, nổi mề đay, ngứa ngáy, làm viêm đỏ kết mạc mắt…

Vì chúng còn có khả năng làm giãn mạch máu, gây hạ huyết áp, làm tim bị co thắt khiến người bệnh khó thở… nên có thể gây ra sốc phản vệ ở những trường hợp bị dị ứng nặng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Để làm giảm các triệu chứng này người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng histamin – thuốc sử dụng để điều trị dị ứng.

Hiểu một cách đơn giản, thuốc kháng histamin là một nhóm các loại thuốc có tác dụng ngăn chặn quá trình histamin bám vào thụ thể của nó hoặc làm giảm chức năng của loại amin này lên dây thần kinh và các cơ quan khác như cơ trơn mạch máu, tế bào tuyến,… từ đó khắc phục được các triệu chứng của dị ứng gây ra.

Nhóm thuốc này được điều chế ở nhiều dạng khác nhau bao gồm viên nang, viên nén, có trong các loại thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mắt, thuốc tiêm, chất lỏng… Tùy vào nguyên nhân gây dị ứng và tình trạng bệnh của mỗi người mà các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị cho phù hợp.

2. Thuốc kháng Histamin được sử dụng cho các trường hợp nào?

Các loại thuốc kháng histamin được dùng để điều trị các bệnh lý về dị ứng. Ngoài ra chúng cũng thường được sử dụng trong các trường hợp khác, cụ thể:

  • Bị cảm cúm
  • Các vết thương do côn trùng đốt
  • Ngứa da
  • Bị dị ứng với các loại thuốc tây
  • Các trường hợp bị sốc phản vệ

Những loại thuốc này được các bác sĩ chỉ định dùng bằng cách kê toa, nhưng cũng có thể mua tự do để sử dụng trong những trường hợp cần thiết.

3. Tác dụng phụ của thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin thường gây ra nhiều tác dụng phụ, do đó khi sử dụng các bạn cần phải thận trọng, tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Các tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải bao gồm:

  • Chóng mặt
  • Gây buồn ngủ
  • Miệng, cổ họng, mũi bị khô
  • Bị đau bụng
  • Kích thích cảm giác thèm ăn
  • Tăng cân
  • Suy giảm về thị lực
  • Ảnh hưởng đến tâm lý (dễ bị kích động, thường hay cáu bẳn hoặc gây cảm giác lo lắng)

Các tác dụng phụ của thuốc kháng histamin mà chúng tôi liệt kê trên đây là một bản danh sách không đầy đủ. Tùy vào từng loại thuốc, từng cơ địa và tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà có thể gặp phải những tác dụng phụ khác. Do đó trong quá trình điều trị, nếu thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường thì bạn phải ngừng sử dụng thuốc và tìm gặp bác sĩ để được tư vấn cách xử lý kịp thời.

4. Phân loại thuốc kháng histamin

Cơ sở để phân loại histamin là dựa vào nhóm receptor của histamin mà nó đối kháng. Chúng được phân thành 4 loại, cụ thể như sau:

Phân loại thuốc kháng histamin
Phân loại thuốc kháng histamin

♦ Thuốc kháng histamin H1:

  • Công dụng: Ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng, chống say tàu xe. Ngoài ra, một số loại thuốc kháng histamin H1 còn được sử dụng để chữa trị ốm nghén.
  • Phân loại: Thuốc kháng histamin H1 được phân thành 2 loại là: Thuốc thế hệ 1 (promethazin hydroclorid, brompheniramin maleat, diphenhydramin hydroclorid…) và thuốc kháng histamin thế hệ 2 (cetirizin hydroclorid, acrivastin…). So với thuốc thế hệ 1, thuốc thế hệ 2 có tác dụng kéo dài hơn, hiệu quả của nó có thể kéo dài tới 12 tiếng đồng hồ.
  • Tác dụng phụ: Các loại thuốc kháng histamin đều gây buồn ngủ. Một số loại thuốc khác mà đặc biệt là Terfenadin có thể gây tổn thương tâm thần, rối loạn nhịp tim.

♦ Thuốc kháng histamin H2:

  • Các loại thuốc histamin thuộc nhóm này bao gồm: nizatidin, cimetidin, famotidin, ranitidin.
  • Tác dụng: Ngăn chặn quá trình histamin bám vào thụ thể ở thành tế bào của dạ dày, làm giảm tiết dịch vị acid. Chính vì vậy, nó được chỉ định để chữa các bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày – tá tràng. Ngoài ra, khi được dùng kết hợp với các loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn Hp, các chứng rối loạn tiêu hóa khác.

♦ Thuốc kháng histamin H3:

Các loại thuốc kháng histamin H3 ngăn chặn quá trình histamin bám vào thụ thể H3 trong cơ thể. Nó được chỉ định trong các trường hợp chóng mặt, hội chứng ngủ rũ, bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), bệnh Alzheimer.

♦ Thuốc kháng histamin H4:

Nhóm thuốc kháng histamin H4 có tác dụng điều hòa miễn dịch. Tuy nhiên, chưa có một ứng dụng lâm sàng cụ thể nào về tác dụng của nó được thực hiện, mặc dù đã có một số loại thuốc đang được thử nghiệm trên cơ thể con người.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin được sử dụng trong điều trị nhiều trường hợp bị dị ứng. Tuy nhiên vì dùng không đúng cách nên đã có không ít các trường hợp gặp những vấn đề không mong muốn trong quá trình điều trị. Chưa hết, dùng thuốc sai cách cũng sẽ khiến cho các loại thuốc này khó phát huy được công dụng, thậm chí gây phản tác dụng.

Một số điều cần lưu ý khi dùng thuốc kháng histamin
Một số điều cần lưu ý khi dùng thuốc kháng histamin

Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như giúp cho việc dùng thuốc mang lại tác dụng tốt, khi sử dụng các bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Trước khi dùng thuốc, bạn cần báo với bác sĩ nếu đang gặp các vấn đề khác về sức khỏe như bị bệnh tiểu đường, cường giáp, các bệnh lý về tim, bị cao huyết áp, bị động kinh, khó đi tiểu, phì đại tuyến tiền liệt hoặc bị tăng nhãn áp…
  • Sau khi dùng thuốc, tuyệt đối không được lái xe hoặc làm những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và tập trung cao độ. Vì những loại thuốc này có thể gây buồn ngủ và làm cho tinh thần của bạn mất đi sự tỉnh táo.
  • Tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ hoặc theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì về liều lượng và thời gian dùng thuốc. Không được tự ý tăng liều lượng sử dụng, tránh gây nguy hiểm cho bản thân.
  • Báo với các bác sĩ nếu bạn đang trong thời gian dùng các loại thuốc khác để chữa bệnh hoặc đang thực hiện các chế độ ăn kiêng trước khi dùng thuốc kháng histamin.
  • Không uống rượu, bia, nước ép bưởi trong thời gian dùng thuốc vì chúng có thể gây ra các phản ứng với thuốc, làm nặng nề thêm các tác dụng phụ mà thuốc gây ra.
  • Trong giai đoạn mang thai và cho con bú, bạn không nên sử dụng các loại thuốc này hoặc cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trong trường hợp buộc phải dùng.

Vì khi dùng bất cứ loại thuốc nào thì nó cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng vừa tốt vừa xấu đến cơ thể. Do đó, trước, trong và sau thời gian dùng thuốc bạn đều cần thận trọng tránh gặp những vấn đề không mong muốn có thể xảy ra.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Có thể bạn quan tâm

  • Dimethinden là thuốc gì? Liều dùng và cách sử dụng
  • Thuốc kháng histamine Chlorpheniramine: Công dụng và liều dùng
Trời nóng nổi mẩn đỏ ngứa

Trời nóng nổi mẩn đỏ ngứa: nguyên nhân, khắc phục & phòng tránh

Nổi mẩn đỏ ngứa khi thời tiết nắng nóng là hiện tượng phổ biến rất nhiều người gặp phải. Mặc...

Tìm hiểu công dụng chữa bệnh từ lá cây đinh lăng

Lá cây đinh lăng nấu nước uống chữa bệnh gì?

Ngoài việc được dùng như một loại rau, dùng lá cây đinh lăng chữa bệnh cũng là một trong những...

Đặt thuốc vào hậu môn cho trẻ đúng cách

Thuốc đặt hậu môn thường được sử dụng khi trẻ không thể uống thuốc hoặc nôn sau khi uống. Tuy...

Hỗn Loạn Thị Trường Yến Sào Và Những Chiêu Trò Lừa Đảo Tinh Vi, Đâu Là Địa Chỉ Mua Uy Tín Hàng Đầu Việt Nam?

Yến sào một trong bát trân ngự thiện trước đây chỉ dành cho giới vua chúa và quý tộc. Ngày...

Trầm cảm và những hệ lụy nguy hiểm ít ai ngờ tới

Hiện nay còn có quá nhiều người chủ quan và không hay biết chứng trầm cảm nguy hiểm tới mức...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *