Trẻ nổi mề đay ban đêm: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Với một làn da nhạy cảm và mỏng manh, trẻ nổi mề đay ban đêm là tình trạng không phải hiếm gặp. Tuy nhiên, vì chức năng gan thận và hệ miễn dịch của bé còn yếu nên rất khó dùng thuốc để điều trị. 

Trẻ nổi mề đay ban đêm và cách chữa trị
Trẻ nổi mề đay ban đêm và cách chữa trị

Trẻ nổi mề đay ban đêm là bệnh gì?

Mề đay hay phát ban là hiện tượng trên da xuất hiện các vùng sẩn đỏ, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ đôi tượng nào, trong đó có cả trẻ nhỏ. 

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mề đay ban đêm

Có nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ bị nổi mề đay ban đêm. Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp các bậc cha mẹ có hướng điều trị chính xác. Đồng thời có thể tự đề ra được những phương án phòng bệnh cho bé yêu nhà bạn. Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh phổ biến:

  • Dị ứng thời tiết: Sự thay đổi thất thường và đột ngột của thời tiết là một trong những nguyên nhân có thể khiến trẻ nổi mề đay về đêm. Vì thời tiết thay đổi hoặc nóng lạnh thất thường khiến cơ thể bé không kịp thích nghi. Điều này làm da bé bị nổi mẩn ngứa, sẩn đó. Vùng da bị bệnh sẽ ngày càng lan rộng và gây ngứa ngáy cho bé.
  • Do nhiễm khuẩn: Trong số những ca mắc bệnh mề đay cấp tính ở trẻ nhỏ, các ca nhiễm bệnh do virus chiếm hơn 80%. Nổi mề đay thường xuất hiện sau vài ngày, thậm chí là vài tuần sau khi bị nhiễm. Các triệu chứng này sẽ kéo dài khoảng 1 – 2 tuần, sau đó biến mất.
  • Dùng thuốc tây: Điều trị bệnh bằng các loại thuốc tây, nhất là các loại kháng sinh hoặc thuốc hạ sốt có thể khiến bé bị nổi mề đay ban đêm.
Ăn nhiều các loại thực phẩm dễ gây dị ứng có thể khiến trẻ bị nổi mề đay ban đêm
Ăn nhiều các loại thực phẩm dễ gây dị ứng có thể khiến trẻ bị nổi mề đay ban đêm
  • Do thực phẩm: Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị nổi mề đay về đêm. Những thực phẩm có nguy cơ cao gây nổi mề đay cho trẻ là các loại hải sản như tôm, cua, mực, mật ong, trứng, sữa, đậu phộng…
  • Nổi mề đay do tiếp xúc với các chất gây dị ứng: Da có thể bị nổi ban đỏ, ngứa ngáy do bé tiếp xúc trực tiếp với các chất dị ứng như cao su, phấn hoa, bụi bặm, bị chó liếm…
  • Côn trùng đốt: Vết cắn từ những loại côn trùng như kiến lửa, kiến ba khoang, ong vò vẽ, ong vàng… cũng có thể khiến trẻ bị nồi mề đay ban đêm.

Ngoài ra, nếu đang mắc các bệnh viêm mạch hệ thống như lupus ban đỏ hệ thống, viêm mạch, mastocytosis cũng làm tăng nguy cơ bị mề đay, mẩn ngứa về đêm cho trẻ.

Xem thêm: Cách chữa nổi mề đay bằng lá kinh giới bạn đã biết chưa?

2. Các triệu chứng nổi mề đay về đêm ở trẻ em

Nếu bị mề đay ban đêm, trẻ sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Trên da xuất hiện các nốt sẩn đỏ, sưng phù, vùng da bị viêm có hình dạng không rõ ràng.
  • Có cảm giác ngứa ngáy, châm chích.

Những trường hợp mắc bệnh nặng sẽ có thêm các triệu chứng như:

  • Sốt
  • Chóng mặt, khó thở
  • Da bị rát đỏ
  • Phù mạch, tình trạng này chủ yếu xảy ra ở mí mắt, tay chân, miệng, bộ phận sinh dục.

Vì nếu không được chữa trị, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Không chỉ gây những tổn thương nghiêm trọng cho làn da mà chúng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé nói chung. Do đó, các bậc phụ huynh cần chú ý và đưa ra những biện pháp chữa trị kịp thời.

Trẻ nổi mề đay ban đêm phải làm sao?

Thông thường, đối với những bé mắc bệnh mề đay cấp tính, không cần phải áp dụng các biện pháp chữa trị. Các biểu hiện sẽ tự mất đi một thời gian ngắn sau đó. Tuy nhiên, đối với những bé mắc bệnh nặng, bệnh nhân cần áp dụng các biện pháp chữa trị sau đây:

1. Dùng các loại thuốc kháng histamine

Những thuốc này có thể làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy cho trẻ. Chúng được chia thành 2 loại là:

Cần phải cẩn thận khi dùng thuốc tây điều trị nổi mề đay ban đêm ở trẻ
Cần phải cẩn thận khi dùng thuốc tây điều trị nổi mề đay ban đêm ở trẻ
  • Thuốc kháng histamine thế hệ cũ: Mang lại hiệu quả nhanh chóng trong việc làm giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng viêm. Tuy nhiên, để mang đến tác dụng tốt, bệnh nhân cần phải uống nhiều lần.
  • Thuốc kháng histamine thế hệ mới: Cũng mang đến tác dụng tương tự, nhưng chúng lại khắc phục được những nhược điểm do các loại thuốc thế hệ cũ mang lại. 

Hãy tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc. Tuyệt đối không được tự ý mua các loại thuốc khác cho bé sử dụng.

2. Áp dụng các bài thuốc từ dân gian để chữa trẻ nổi mẩn ngứa về đêm

Nếu trẻ thường bị mề đay ban đêm, các mẹ có thể sử dụng các loại lá tắm để tắm cho trẻ. Thực hiện thường xuyên sẽ thấy các triệu chứng của bệnh được giảm đi rõ rệt. Dưới đây là một số bài thuốc mà các mẹ có thể tham khảo:

  • Tắm bằng lá dâu tằm: Chuẩn bị một nắm lá dâu tằm mang đi rửa sạch, sau đó cho vào nồi và đun sôi kỹ với nước. Dùng nước này để pha với nước mát cho bớt nóng rồi tắm. Duy trì cách này để chữa trị, tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa về đêm sẽ được khắc phục.
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho bé để giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho bé để giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ
  • Dùng lá khế chữa mề đay mẩn ngứa cho trẻ: Lá khế mang đi rửa sạch, cho thêm chút muối hạt vào rồi giã nát. Đem hỗn hợp trên lọc lấy phần nước cốt cho con tắm. Thực hiện khoảng vài ngày, các biểu hiện nổi mẩn, ngứa ngáy sẽ được giảm bớt.
  • Chữa mề đay ban đêm cho trẻ bằng lá kinh giới: Lấy lá kinh giới này rửa sạch, vò nát rồi pha chúng với nước trong một cái chậu cho bé tắm. Tắm bằng nước của loại lá này sẽ giúp làm lành nhanh chóng các vết đỏ, tình trạng ngứa ngáy trên da.

Thông tin thêm: Mẹo dùng cây thuốc nam chữa mề đay đơn giản rẻ tiền

3. Các món ăn hỗ trợ điều trị nổi mề đay ban đêm ở trẻ

Ngoài việc dùng thuốc, các mẹ cũng có thể cho bé ăn những món ăn sau đây để khắc phục tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn:

  • Cách 1: Chuẩn bị 30g rau muống, 15g râu ngô, 10g mã thầy đem nấu canh lên cho bé ăn.
  • Cách 2: Lấy khoảng 30g mướp mang đi rửa sạch, cho thêm chút muối vào để nấu chín. Ăn cả bã lẫn nước để mang đến tác dụng tốt hơn.
  • Cách 3: Cho 30g xích đậu, 30g bí xanh lấy vỏ đem sắc với nước để uống hàng ngày.

Một số biện pháp phòng ngừa nổi mề đay ban đêm cho trẻ

Để hạn chế tình trạng nổi mề đay cho bé mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho bé thường xuyên. Điều này giúp cho làn da của bé được sạch sẽ, loại bỏ bớt các loại vi khuẩn gây hại bám trên da.
  • Cần xác định được nguyên nhân gây bệnh để có thể khắc phục tận gốc chứng bệnh bé đang mắc phải.
  • Thường xuyên giặt giũ chăn màn, giường chiếu để loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân gây nổi mẩn ngứa khác.
  • Dưỡng ẩm cho da bé thường xuyên bằng các sản phẩm an toàn, dịu nhẹ với làn da.
Nên chọn các sản phẩm an toàn, dịu nhẹ để dưỡng da cho bé
Nên chọn các sản phẩm an toàn, dịu nhẹ để dưỡng da cho bé
  • Không để bé dùng tay để cào hoặc gãi mạnh lên vùng da bị nổi mẩn. Vì nó thể làm cho tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ trở nên nặng hơn.
  • Hạn chế cho bé sử dụng các thực phẩm dễ gây kích ứng như trứng, sữa, hải sản, giảm ăn đường và muối…
  • Cho bé ăn thêm các thực phẩm giàu vitamin A, B, C, các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, tính mát như mướp đắng, khoai lang, cam, bưởi…
  • Nên để bé mặc những bộ trang phục thoáng mát, tránh gây bí và kích ứng da.
  • Không tắm cho bé bằng xà bông hoặc để trẻ tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất, các chất tẩy rửa.
  • Cho bé uống nhiều nước để tăng cường giải độc cho cơ thể.
  • Giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định. Tránh để bé ở những nơi có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.

Tình trạng trẻ nổi mề đay ban đêm và cách chữa trị có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì đây là đối tượng dễ bị các tác nhân bên ngoài tấn công và gây bệnh, bởi hệ miễn dịch còn yếu và làn da còn rất mỏng manh. Do đó, các bậc cha mẹ hãy chú ý và chủ động đề ra các biện pháp phòng ngừa bệnh cho bé.

Có thể bạn quan tâm

Dùng nước muối rửa mặt sẽ giúp diệt khuẩn, giảm ngứa, cải thiện triệu chứng của dị ứng.

Cách trị dị ứng da mặt bằng nước muối có hiệu quả?

Cách trị dị ứng da mặt bằng nước muối loại bỏ vi khuẩn trên da, giúp cải thiện tình trạng...

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ và cách xử lý

Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt và an toàn cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên tồn tại...

Bật Mí 6 Loại Lá Cây Chữa Viêm Da Dị Ứng Có Ở Quanh Nhà

Dùng lá cây chữa viêm da dị ứng là phương pháp dân gian được ông bà xưa sử dụng và...

Bệnh mề đay vật lý: Thông tin cần biết và cách điều trị

Bệnh mề đay vật lý là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Mề đay vật lý là một dạng của mề đay, xảy ra khi da bị phát ban do sự tác...

Mề đay sau sinh có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi ?

Những cơn ngứa ngáy kèm phát ban đỏ trên da khi bị nổi mề đay sau sinh khiến cho nhiều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *