Thuốc Azelastine: Tác dụng. liều dùng, chống chỉ định

Azelastine là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng histamin, được sử dụng để chữa trị các triệu chứng dị ứng của mũi như ngứa, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… Nắm rõ các thông tin về Azelastine sẽ giúp bạn biết cách sử dụng hiệu quả và an toàn loại thuốc này. 

Thuốc Azelastine: Công dụng, tác dụng phụ, cách sử dụng
Thuốc Azelastine: Công dụng, tác dụng phụ, cách sử dụng

  • Tên biệt dược: Alasin tabs 1mg
  • Tên khác: Azelastin, Dymista, Astepro, Optivar
  • Dạng thuốc: Dạng xịt
  • Nhóm thuốc: Thuốc kháng dị ứng, sử dụng trong các trường hợp quá mẫn cảm.

I/ Thông tin về thuốc Azelastine

Việc sử dụng bất kì loại thuốc tây nào để điều trị bệnh cũng có khả năng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, nếu như dùng không đúng cách. Để tránh tình trạng này, khi dùng Azelastine, bạn cần nắm vững các thông tin sau:

1. Thành phần thuốc

Thành phần hoạt chất: Azelastine HCL

2. Chỉ định

Thuốc được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

Ngoài ra thuốc còn có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác mà không được chúng tôi liệt kê ở đây. Trong trường hợp này cần điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

3. Chống chỉ định

Azelastine chống chỉ định sử dụng cho các trường hợp:

  • Người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi.

4. Liều dùng

Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian đã được quy định. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà liều lượng sử dụng cũng được quy định khác nhau. Cụ thể như sau:

♦ Viêm mũi dị ứng theo mùa:

Với đối tượng trẻ vị thành niên từ 12 tuổi trở lên, liều lượng sử dụng thuốc xịt mũi Astetin (Nasal Spray) 0,15% là dùng thuốc để xịt vào lỗ mũi từ 1 – 2 lần mỗi ngày.

Nếu đối tượng sử dụng là trẻ từ 6 – 11 tuổi, liều lượng sử dụng của thuốc để điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa và cả viêm mũi dị ứng lâu năm được quy định bởi các bác sĩ chuyên khoa và các dược sĩ.

♦ Với trường hợp viêm mũi dị ứng mãn tính:

Liều dùng dung dịch azelastine HCl (Nasal Spray), 0.15% đối với  đối tượng từ 12 tuổi trở lên là mỗi ngày 2 lần dùng thuốc xịt vào lỗ mũi.

Trẻ từ 6 – 11 tuổi cũng được chỉ định sử dụng thuốc với liều lượng như trên, tuy nhiên do một số yếu tố độc quyền tiếp thị nên sản phẩm không đề cập đến liều lượng dùng cho đối tượng này.

Có thể bạn quan tâm: Thuốc Tyrotab có những công dụng gì?

5. Cách sử dụng

Để đảm bảo dùng thuốc đúng cách và tránh gặp những vấn đề không mong muốn, bạn cần phải dùng thuốc đúng với liều lượng và thời gian đã được quy định. Ngoài ra, cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Không sử dụng thuốc đã hết hạn, khi thấy dung dịch bị đổi màu hoặc thấy xuất hiện dị vật trong đó.
  • Azelastine là loại thuốc dùng để xịt vào mũi, tránh để chúng dính vào mắt hoặc miệng.
  • Với lần sử dụng thuốc đầu tiên, bạn tháo nắp vặn và thay bằng ống xịt, phun thuốc vào không khí khoảng 4 – 6 lần cho đến khi thấy xuất hiện lớp sương mịn màu trắng xuất hiện mới dùng thuốc để xịt vào mũi. Bạn cũng cần phải thực hiện bước này nếu muốn dùng lại thuốc sau khi ngừng sử dụng từ 3 ngày trở lên.
  • Vệ sinh sạch sẽ lỗ mũi trước, sau đó ngả đầu về phía sau rồi chèn vòi xịt của ống thuốc vào một lỗ mũi. Dùng ngón tay bịt lỗ mũi còn lại rồi tiến hành xịt thuốc. Hít nhẹ nhàng và nhanh chóng sau khi xịt, thực hiện tương tự với lỗ mũi còn lại.
  • Tránh hỉ mũi ít nhất là vài phút sau khi xịt thuốc.
  • Trong trường hợp thuốc bị dính vào mắt hoặc miệng, hãy nhanh chóng rửa lại thật sạch bằng nước.
  • Không tiếp tục dùng ống thuốc cũ sau khi sử dụng đến lần xịt thứ 200.
  • Nếu dùng thuốc cho đối tượng là trẻ em thì cần có sự giám sát của người lớn.
  • Không được tự ý đưa thuốc của mình cho người khác sử dụng, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.

6. Bảo quản thuốc

  • Để thuốc xa tầm tay trẻ em
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ từ 20 – 25 độ C. Đậy nắp sau khi sử dụng và cất chúng ở nơi khô thoáng, tránh để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

II/ Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Azelastine

1. Thận trọng

  • Vì thuốc này có thể gây buồn ngủ, do đó không được lái xe hoặc làm các việc đòi hỏi sự tỉnh táo và tỉ mỉ khi sử dụng Azelastine.
  • Không dùng đồng thời thuốc Azelastine với rượu hoặc các chất gây ức chế thần kinh trung ương, tránh làm suy giảm sự tỉnh táo và hiệu suất hoạt động của hệ thần kinh.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Tìm hiểu thêm: Thuốc Terbutaline có tác dụng gì?

2. Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ thường gặp khi dùng dung dịch xịt mũi Azelastine bao gồm:

  • Gây buồn ngủ, cơ thể mệt mỏi
  • Có cảm giác đắng miệng.
  • Mũi bị kích ứng gây hắt hơi, chảy máu cam.
  • Sốt, đau đầu
  • Xuất hiện các triệu chứng của cảm lạnh như hắt hơi, ho, nghẹt mũi, đau họng.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Azelastine
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Azelastine

Cần phải ngưng sử dụng thuốc và báo ngay với các bác sĩ nếu thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện như sau:

  • Cơ thể phát ban
  • Khó thở
  • Mắt, môi, lưỡi, cổ họng bị sưng đau
  • Có biểu hiện nhiễm trùng ở tai như bị đau tai, sốt, thính giác bị suy giảm.

Những tác dụng phụ mà chúng tôi liệt kê trên đây là một danh sách không đầy đủ, chúng có thể gây ra nhiều vấn đề khác tùy vào từng người sử dụng. Do đó, cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu thấy các biểu hiện bất thường.

3. Tương tác thuốc

Azelastine có thể tương tác với các loại thuốc:

  • Thuốc ngủ
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc chống trầm cảm, co giật

Thuốc Azelastine còn có khả năng tương tác với các loại thuốc khác mà không được chúng tôi liệt kê trên đây như các loại vitamin, các sản phẩm thảo dược hoặc các loại thuốc được kê toa và không kê toa. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn đã thông báo đầy đủ thông tin về các loại thuốc bạn đang dùng trước khi sử dụng loại thuốc này để bảo đảm an toàn cho bản thân.

4. Cách xử lý khi dùng quá liều/ thiếu liều

Khi dùng quá 1 liều thuốc sẽ không gây ra nguy hiểm cho bạn. Trong trường hợp quên liều, hãy dùng bổ sung ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với thời gian dùng liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều trước đó, tuyệt đối không được tăng gấp đôi liều lượng trong một lần sử dụng.

Có thể bạn quan tâm

10+ cách chữa viêm họng hạt tại nhà nhanh nhất bằng mẹo

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị y tế, người bệnh có thể đưa một số cách...

6+ Thuốc Xịt Viêm Mũi Dị Ứng an toàn – cập nhật giá tiền thường xuyên

Hắt xì liên tục, sổ mũi, viêm họng, đau đầu là những biểu hiện thường gặp khi mắc phải viêm...

10 lời khuyên giúp bạn kiểm soát bệnh viêm phế quản mạn tính

Viêm phế quản mạn tính xảy ra khi các ống phế quản (đường dẫn ở phổi) bị kích thích và...

mũi bị chảy máu đông

Mũi bị chảy máu đông do đâu? Nên làm gì để ngăn chặn?

Nhiều người bị chảy máu đông nhưng lại không biết nguyên nhân do đâu và làm như thế nào để...

Viêm thanh quản uống thuốc gì? Cần lưu ý gì khi điều trị?

Bị viêm thanh quản nên uống thuốc gì nhanh khỏi ?

Dùng thuốc tây chữa viêm thanh quản có tác dụng làm giảm nhanh chóng các triệu chứng, giúp bệnh mau...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *