Các loại thuốc điều trị dị ứng ở trẻ em
Sử dụng một số loại thuốc có sẵn hoặc thuốc theo toa để giúp bé làm giảm cấc triệu chứng dị ứng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, hãy báo cho bác sĩ nhi khoa biết trước khi sử dụng các loại thuốc điều trị dị ứng ở trẻ em.
Một số loại thuốc điều trị dị ứng ở trẻ em
Thông thường phụ huynh thường sử dụng thuốc chống cảm lạnh và thuốc chống dị ứng không cần kê đơn để điều trị dị ứng ở trẻ em. Tuy nhiên, sử dụng chúng quá thường xuyên có thể khiến trẻ mệt mỏi và buồn ngủ. Vì thế, việc dùng các loại thuốc chống dị ứng là một lựa chọn sáng suốt hơn.
1 – Thuốc kháng histamine
Khi bị dị ứng, cơ thể sẽ tiết ra một chất gọi là histamine. Chất này có thể làm cho mũi của bé bị nghẹt hoặc bị chảy nước. Đôi khi nó cũng khiến cho bé bị ngứa mắt hoặc đau họng. Thuốc chống dị ứng hay còn gọi là thuốc kháng histamine thường được sử dụng để chống lại các tác nhân gây dị ứng.
Một số loại thuốc kháng histamine phổ biến:
- Thuốc xịt mũi Azelastine (Astelin, Astepro)
- Desloratadine (Clarinex)
- Hydroxyzine (Atarax, Vistaril)
Ngoài ra có một số loại thuốc nhỏ mắt điều trị dị ứng được khuyến cáo cho trẻ em trên 3 tuổi. Bao gồm:
- Thuốc nhỏ mắt Azelastine (Optivar)
- Olopatadine HCL (Pataday , Patanol)
Bên cạnh đó, phụ huynh có thể lựa chọn một số thuốc kháng histamine không cần kể đơn để cải thiện tình trạng dị ứng ở trẻ. Các loại thuốc bao gồm:
- Cetirizine (Zyrtec)
- Diphenhydramine (Benadryl)
- Fexofenadine (Allegra)
- Loratadine (Alavert, Claritin)
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để biết loại thuốc nào phù hợp và tốt nhất cho bé.
Tìm hiểu thêm: Thuốc kháng dị ứng histamin – Các loại thông dụng và những điều cần lưu ý khi dùng
2 – Thuốc thông mũi
Đối với trường hợp bệnh nhi bị dị ứng với phấn hoa, thuốc kháng histamine thường giúp ngăn ngừa sổ mũi, ngứa mũi và hắt hơi. Tuy nhiên chúng ít khi có tác dụng đối với trường hợp nghẹt mũi. Để giải quyết tình trạng này, một số loại thuốc kháng histamine thường được sử dụng cùng với thuốc thông mũi.
Tuy nhiên, thuốc thông mũi có thể khiến cho bé bị kích thích. Trẻ em dùng thuốc này có thể cảm thấy lo lắng, có hành động quá khích hoặc bị mất ngủ. Để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra, tốt nhất không nên sử dụng thuốc thông mũi hàng ngày. Thay vào đó, phụ huynh có thể cho bé sử dụng thuốc xịt mũi có chứa cortisteroid nhẹ.
Các loại thuốc thông mũi thường được dùng để điều trị dị ứng ở trẻ em bao gồm:
- Flonase là một loại thuốc không có mùi hương và không chứa cồn.
- Nasocort OTC là thuốc được hấp thụ tốt hơn, không có mùi hương, không chứa cồn, giá thấp hơn Flonase.
- Rhinocort có tác dụng tương tự nhưng giá khá đắt.
- NasalCrom không phải là thuốc steroid mà là chất giúp ổn định tế bào mast. Đây là lựa chọn cho những phụ huynh không thích sử dụng steroid, nhưng nó cần được sử dụng 4 lần mỗi ngày để đảm bảo có tác dụng tốt nhất.
Hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng thuốc xịt mũi cho bé đúng kỹ thuật. Báo cho bác sĩ nhi khoa trước khi quyết định sử dụng một loại thuốc nào cho con của bạn.
3 – Thuốc nhỏ mắt
Thuốc chống dị ứng dạng thuốc nhỏ mắt thường được bào chế dưới dạng thuốc chống histamine và chất ổn định tế bào mast. Tế bào mast là tế bào cơ thể giúp giải phóng histamine. Nếu bạn đặt một lớp bảo vệ bên ngoài tế bào đó thì cơ thể không thể tạo ra histamine. Điều này giúp bạn không có các phản ứng dị ứng như ngứa. Tuy nhiên, một số histamine vẫn có thể chống lại lớp bảo vệ này, do đó cơ thể cần thuốc kháng histamine để chống lại các con ngứa.
Một số loại thuốc thường được đề nghị cho trẻ em như:
- Zatidor là thuốc chống dị ứng và ổn định tế bào mast. Thuốc cần được sử dụng 2 lần mỗi ngày để phát huy hết công dụng.
- Visine-A hoặc Opcon-A là thuốc chống dị ứng có giá thành thấp hơn và cần được sử dùng sau mỗi 4 giờ đồng hồ.
Thuốc nhỏ mắt theo toa có thể làm giảm và ngăn ngừa các cơn ngứa mắt. Bé có thể sử dụng thuốc mỗi ngày để hạn chế sự khó chịu. Tuy nhiên, hãy nói chuyện với bác sĩ để tạo ra một kế hoạch điều trị hợp lý.
Tham khảo thêm: Dị ứng ở mắt – Nguyên nhân và biện pháp điều trị
4 – Natri Cromolyn
Natri Cromolyn đôi khi được khuyến cáo để ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng mũi. Thuốc này được sử dụng cho các vấn đề mạn tính hoặc hạn chế các triệu chứng khi trẻ em tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Thuốc có sẵn dưới dạng thuốc xịt mũi hoặc viên nén mà không cần kê toa. Sử dụng 3, 4 lần mỗi ngày để thấy hiệu quả tốt nhất.
Natri Cromolyn hầu như không có tác dụng phụ nào. Bù lại hiệu quả của nó không cao và đôi khi nó cần được sử dụng thường xuyên để thấy hiệu quả điều trị.
5 – Corticosteroid
Corticosteroid là một loại thuốc còn được gọi là steroid hoặc cortisone có hiệu quả khá cao trong việc điều trị các triệu chứng dị ứng. Chúng có sẵn dưới các dạng thuốc mỡ, kem bôi, thuốc xịt mũi, thuốc hít cho người hen suyễn, viên nén hoặc chất lỏng.
Đối với trẻ em, thuốc thường được sử dụng dưới dạng thuốc mỡ hoặc kem bôi ngoài da để điều trị dị ứng hoặc bệnh chàm. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bé mà bạn có thể sử dụng kem 1 đến 2 lần mỗi ngày. Thuốc xịt mũi có thể là một lựa chọn cho các bé có vấn đề dị ứng mũi hoặc dị ứng với phấn hoa.
Những loại thuốc này sẽ có tác dụng tốt nhất nếu được sử dụng mỗi ngày. Cho đến hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ một tác dụng không mong muốn nào xuất hiện đối với những bệnh nhân từng sử dụng thuốc xịt mũi cortisone trong thời gian dài.
Xem thêm: Trẻ bị dị ứng thời tiết uống thuốc gì nhanh khỏi?
6 – Liệu pháp miễn dịch dị ứng
Liệu pháp miễn dịch hoặc tiêm dị ứng có thể là một đề nghị tốt để hạn chế các tác nhân dị ứng trong môi trường ảnh hưởng đến con bạn. Cách điều trị này nhằm thay đổi hệ thống miễn dịch của bé và giúp cơ thể bé chống lại các tác nhân gây dị ứng.
Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp dị ứng đều cần tiêm để điều trị. Tuy nhiên cách này khá hiệu quả đối với các trường hợp dị ứng đường hô hấp, mạt bụi hoặc dị ứng với nấm mốc. Liệu pháp miễn dịch cũng có hiệu quả với các trường hợp dị ứng lông thú cưng kể cả chó và mèo. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng tránh tiếp xúc với lông thú là cách tốt nhất để hạn chế tác nhân dị ứng đối với trẻ nhỏ.
Liệu pháp miễn dịch cần một ít thời gian để có hiệu quả. Việc điều trị được thực hiện bằng cách tiêm một liều dị ứng mạnh hơn 1 hoặc 2 lần một tuần. Sau đó thời gian sử dụng thuốc sẽ kéo dài hơn một chút, ví dụ như 2 tuần tiêm một lần, sau đó là 3 tuần và cuối cùng là 4 tuần. Hiệu quả của liệu pháp miễn dịch dị ứng có tác dụng tối đa từ 6 đến 12 tháng.
Sau một vài tháng tiêm miễn dịch, trẻ sẽ cảm thấy các triệu chứng khá hơn. Tiêm dị ứng thường được thực hiện liên tục trong 3 đến 5 năm liên tục và sau đó phụ huynh sẽ quyết định là có nên tiếp tục hay không. Nhiều trẻ em có tình trạng tốt hơn sau khi dừng các mũi tiêm, tuy nhiên một số khác thì triệu chứng dị ứng có thể quay trở lại.
Các liệu pháp điều trị thay thế
Ngay cả khi bạn đã quyết định sử dụng các loại thuốc điều trị dị ứng ở thì bạn cũng cần thực hiện các bước để kiểm tra các tác nhân gây dị ứng. Để bé tránh xa các tác nhân gây dị ứng ví dụ như bụi, nấm mốc, lông thú cưng.
Bạn cần tiến hành thử nghiệm để biết con mình dị ứng với tác nhân gì. Sau đó là thực hiện xét nghiệm dị ứng, nếu xét nghiệm là dương tính thì bạn có thể tiêm ngừa dị ứng hoặc dùng thuốc. Hiện nay, Viện Hàn lâm Dị ứng, Hen và Miễn dịch Hoa Kỳ (AAAI) đã giới thiệu một thông số thực hành mới để tăng hiệu quả của các mũi tiêm dị ứng.
Trên đây là tổng hợp các loại thuốc chống dị ứng ở trẻ em mà bạn có thể tham khảo. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc điều trị cho trẻ.
Thuocdantoc.vn không đưa ra chỉ dẫn y khoa hay liệu pháp điều trị thay cho lời khuyên của bác sĩ chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm
- Dấu hiệu dị ứng bỉm ở trẻ mẹ cần nhận biết và xử lý nhanh
- Dị ứng thức ăn ở trẻ: Nhận biết, điều trị và phòng ngừa
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!